chốt tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang là tỉnh miền núi ở vùng Đông Bắc của Việt Nam. Nằm cách Hà Nội 50km về phía đông, tiếp cận với trục kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có nhiều tuyến đường bộ, sắt đi qua nối với các tỉnh trong vùng và đến cửa khẩu Đồng Đăng của Lạng Sơn.
Bắc Giang có 10 huyện, thị với tổng diện tích tự nhiên 382.250 ha, lãnh thổ chạy dài theo hướng Đông - Tây. Phía Đông và Đông Bắc có các dãy núi cao, thấp nghiêng dần về phía Tây Nam. Địa hình chủ yếu là đồi trung bình và núi cao, các huyện phía nam có đồng bằng xen các đồi thấp. Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính (chiếm 52,4%), công nghiệp, xây dựng cơ bản chỉ chiếm 16,8%, dịch vụ 30,08%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Giang chỉ ở mức trung bình so với cả nước. Nếu tính theo đầu người thì tốc độ tăng trưởng còn bị kéo xuống do tỷ lệ tăng
dân số còn cao. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Công nghiệp chưa hỗ trợ thúc đẩy nông nghiệp phát triển, đặc biệt công nghiệp chế biến hàng hóa nông lâm sản.
Nền kinh tế đang ở điểm xuất phát thấp, tỷ lệ huy động vào ngân sách thấp, tỷ lệ tiết kiệm đầu tư tại chỗ nhỏ nên thường thiếu vốn cho mở rộng sản xuất.
Dân số Bắc Giang khoảng 1,5 triệu người, tỷ lệ tăng dân số 1,61%. Dân số nông thôn chiếm 94% trong đó dân nông nghiệp chiếm 91%. Sự phân bố dân cư giữa các vùng không đồng đều: Cao nhất 1.002 người/km2, thấp nhất 76 người/km2. Do chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp nhưng bình quân đất nông nghiệp thấp, năng suất sản xuất thấp nên tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đặc biệt các vùng sâu, vùng cao, xa các trục đường, các trung tâm. 7% trong tổng số lao động không có việc làm. Chỉ có 79% người lao động ở nông thôn có việc làm thường xuyên. ở các vùng núi cao tình trạng nghèo đói gắn liền với du canh, du cư và trình độ dân trí thấp, phục vụ y tế yếu kém.
Hệ thống hạ tầng cơ sở bị xuống cấp nghiêm trọng. Năng lực phục vụ của cơ sở hạ tầng tỉnh Bắc Giang cho thấy thấp hơn các tỉnh khác trong vùng. Mặt bằng đời sống kinh tế - xã hội như vậy ảnh hưởng đến việc nâng cao trình độ dân trí của nhân dân nói chung và năng lực tư duy lý luận của người cán bộ lãnh đạo nói riêng.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh Bắc Giang hiện nay là lực lượng nòng cốt chỉ đạo quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Họ là những người đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai, vận dụng đường lối, chủ trương, chính sách của Trung ương vào địa bàn tỉnh.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo tỉnh Bắc Giang là những người có độ tuổi hợp lý vừa có kinh nghiệm sống, công tác vừa đang ở độ chín của tư duy sẽ góp phần phát huy tác dụng to lớn trong công tác lãnh đạo.
Cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bắc Giang có độ tuổi từ 40 - 50 tuổi chiếm tỷ lệ 93,6%, từ 55 tuổi trở lên chỉ có 4,3%. Trong khi tỷ lệ này ở Hải Phòng là 87,23% và 12,76%; ở Bắc Ninh là 84,8% và 13,3%. ở độ tuổi như trên, cán bộ lãnh đạo tỉnh Bắc Giang vừa có cơ sở để dễ dàng hòa hợp, có kinh nghiệm cần thiết vừa có sức bật trong tư duy để đảm bảo sự lãnh đạo vừa chắc chắn đúng hướng vừa táo bạo trong đề xuất đường lối, chủ trương lãnh đạo của tỉnh (xem phụ lục 2).
Năng lực tư duy lý luận của đội ngũ này được thể hiện chủ yếu ở: năng lực tiếp thu lý luận, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; năng lực suy nghĩ, tìm tòi phát hiện những vấn đề mới trong thực tiễn ở địa phương; năng lực vận dụng linh hoạt sáng tạo lý luận, đường lối để xây dựng các phương hướng, các mô hình, chương trình, kế hoạch phù hợp với thực tế địa phương; năng lực hoạt động thực tiễn sáng tạo cũng như tổng kết kinh nghiệm rút ra các bài học để góp phần xây dựng, bổ sung cho đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước; năng lực xử lý thông tin, dự báo về sự phát triển của địa phương. Đó cũng chính là những tiêu chí có thể căn cứ vào để đánh giá về ưu điểm cũng như hạn chế về năng lực tư duy lý luận của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt Bắc Giang có những ưu điểm về năng lực tư duy lý luận chủ yếu sau:
Thứ nhất, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bắc Giang có sự nhạy cảm
chính trị nhất định. Khả năng đó được nâng lên thành năng lực định hướng chính trị trong hoạt động nhận thức và tổ chức thực tiễn.
Đa số cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh đã được thử thách, rèn luyện và trưởng thành qua thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc và trong quá trình xây dựng kiến thiết đất nước. Trong quá trình ấy họ đã được giáo dục, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp của truyền thống yêu nước, cần cù trong lao động v.v... Họ lại được đào tạo tương đối có hệ
thống, cho nên đội ngũ cán bộ này có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức trách nhiệm cao, kiên định đường lối đổi mới và định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, tất cả những điều ấy được hun đúc nên từ yếu tố tâm lý, tình cảm, truyền thống là chính chứ chưa phải từ tư duy khoa học để có được niềm tin trên cơ sở khoa học.
Trong tổng số 47 ủy viên Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ Bắc Giang, số có trình độ học vấn từ đại học trở lên chiếm 93,6%, cử nhân chính trị 12,8%, cao cấp chính trị 57,4%, trung cấp chính trị 29,8% (xem phụ lục 2). Do được nâng cao về trình độ học vấn, trình độ lý luận, do rèn luyện phấn đấu nên các cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bắc Giang có khả năng nắm bắt được thực chất quan điểm, đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong quan hệ khăng khít với bản chất của các vấn đề đặt ra ở địa phương. Từ đó họ biết huy động kiến thức vốn có của mình để làm sáng tỏ con đường, phương thức để giải quyết một cách tốt nhất những vấn đề nảy sinh ở địa phương. Họ đã thấy được mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị; giữa phát triển kinh tế với giải quyết những vấn đề văn hóa, xã hội, đã thấy được nhiệm vụ của từng giai đoạn trong tính tổng thể của một quá trình phát triển, gắn sự phát triển của tỉnh với cả nước và khu vực. Họ đã xây dựng được chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương với những chỉ tiêu và hệ thống giải pháp cụ thể, đồng bộ nhằm đạt được chỉ tiêu đó. Các vấn đề do họ đưa ra thể hiện sinh động việc cụ thể hóa đường lối của Đảng với những nét riêng, độc đáo của tỉnh. Do vậy qua 10 năm đổi mới, Bắc Giang đã có những bước phát triển trên tất cả các mặt kinh tế - xã hội. Giai đoạn 1991 - 1995 kinh tế tăng trưởng bình quân 7,42%/ năm. Giai đoạn 1996 - 2000 là 5,93%/ năm. GDP/đầu người năm 1995 đạt 1,326 triệu đồng, năm 1999 đạt 2,216 triệu đồng/người và năm 2000 đạt 2,342 triệu đồng/người (giá thực tế). Lương thực bình quân đầu người năm 1995 đạt 300,6kg, năm 1999 đạt 332,2kg, năm 2000 đạt 350kg. Đời sống đại bộ phận nông dân Bắc Giang đã được cải thiện, số thoát khỏi đói nghèo tăng lên, từ 23,9% số hộ nghèo năm 1997 xuống còn 9,87% số hộ nghèo năm 2000 [74, tr. 10-12].
Công tác giáo dục và đào tạo đã được chú ý phát triển từ mẫu giáo đến phổ thông trung học. Chất lượng giáo dục và đào tạo ngày càng tăng, số trường đạt chuẩn quốc gia và số học sinh giỏi của tỉnh tăng hàng năm.
Công tác y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã đạt được nhiều tiến bộ. Tỷ lệ tăng dân số đã giảm xuống mức xấp xỉ 1,2% trong năm 2000; các tuyến đường giao thông nông thôn tiếp tục được quan tâm cải tạo.
Một số chỉ tiêu phúc lợi khác cũng được cải thiện. Năm 1991 có 203/227 số xã, phường đã có hệ thống lưới điện phục vụ sinh hoạt. Bình quân có 11 máy điện thoại/1.000 dân. Trên 80% số dân thị xã đã được dùng nước sạch hợp vệ sinh, 39% dân cư nông thôn được dùng nước sạch. An ninh chính trị được đảm bảo, an toàn trật tự xã hội được củng cố. Trong quá trình đổi mới, Bắc Giang chưa có "điểm nóng" đáng tiếc nào xảy ra. Điều này góp phần làm cho nhân dân trong tỉnh tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sự nghiệp đổi mới.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ lãnh đạo tỉnh Bắc Giang có thế mạnh về kinh nghiệm
thực tiễn. Toàn thể 47 đồng chí trong Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ đều được trưởng thành từ phong trào thực tiễn ở cơ sở. Họ lần lượt nắm giữ các cương vị công tác từ cơ sở, huyện, tỉnh. Bởi thế, họ luôn đắm mình trong phong trào quần chúng, hiểu tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, hiểu rõ đặc điểm thực tế của địa bàn mình phụ trách. Mặt khác, tỉnh có
10 huyện, thị thì cả 10 đồng chí bí thư huyện, thị đều tham gia Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ và một đồng chí là thường vụ Tỉnh ủy. Các trưởng ban ngành đoàn thể đa số tham gia Ban chấp hành, vì thế họ vừa đóng vai trò lãnh đạo vừa là người lăn lộn trong hoạt động thực tiễn, trực tiếp xử lý nhiều vấn đề cụ thể trong nhiều tình huống cụ thể. Do đó, họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn phong phú, tạo khả năng phát hiện những vấn đề và các giải pháp giải quyết vấn đề nảy sinh từ thực tiễn, đặc biệt
là những giải pháp mang tính chất tình huống. Họ có khả năng vận dụng những kinh nghiệm được rút ra từ chính hoạt động của mình và những kinh nghiệm có được từ tỉnh khác nữa. Những điều đó phản ánh trình độ, năng lực tư duy kinh nghiệm của người cán bộ lãnh đạo tỉnh Bắc Giang; nó có giá trị nhất định trong hoạt động lãnh đạo của họ và trong việc phát triển năng lực tư duy lý luận. Đây là ưu điểm xét trên phương diện, nó là cơ sở để người lãnh đạo tỉnh có được những chủ trương, chính sách phù hợp với thực tiễn địa phương. Tuy nhiên, nếu không được kết hợp với năng lực tư duy lý luận với cái nhìn tổng thể của người lãnh đạo toàn tỉnh thì nó làm hạn chế tầm nhìn bao quát chiến lược - một phẩm chất cần có và nhất thiết phải có của người lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh.
Thứ ba, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bắc Giang có năng lực nhất
định trong việc vận dụng đường lối đổi mới của Đảng vào việc xây dựng các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội cụ thể trên địa bàn tỉnh. Biểu hiện rõ nét là họ rất mau chóng trong việc chuyển đổi tư duy kinh tế, sớm thích nghi với nền kinh tế sản xuất hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường. ở họ đã có tính năng động, sự nhạy bén trong các hoạt động chỉ đạo phát triển kinh tế như quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn Bắc Giang đến 2010; phát triển các làng nghề truyền thống, chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện đất đai khí hậu Bắc Giang...; mạnh dạn xây dựng, áp dụng những mô hình kinh tế mới, phát triển ngành nghề mới, những quy trình kỹ thuật sản xuất và chế biến tiến bộ, năng động trong các quan hệ giao dịch kinh tế, chú trọng hiệu quả của các hoạt động kinh tế.
Trong sản xuất nông nghiệp đã chỉ đạo đổi mới cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật canh tác, xây dựng thêm cơ sở vật chất phục vụ sản xuất, chú trọng đầu tư thâm canh cộng với yếu tố thời tiết tương đối thuận lợi nên tổng sản lượng lương thực hàng năm tăng 5%, bằng mức tăng bình quân chung của cả nước.
Từ kinh nghiệm trồng vải thiều của huyện Lục Ngạn, tỉnh đã chỉ đạo hình thành và phát triển vùng cây ăn quả tập trung có quy mô lớn. Đến nay tỉnh đã có trên 34.000
ha (tăng 17.000ha so với năm 1997), riêng diện tích vải thiều, nhãn 23.330 ha, tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao và vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến. Sản lượng vải thiều năm 2000 đạt 32.000 tấn, doanh thu đạt trên 200 tỷ đồng, góp phần đáng kể tăng thu nhập của các hộ nông dân.
Công nghiệp ngoài quốc doanh và sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề với các ngành nghề như: Chế biến nông lâm sản, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, cơ khí, may mặc... Cũng có bước phát triển, đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn.
Kinh tế đối ngoại cũng có bước phát triển: Từ 1997 đến nay Bắc Giang thu hút và triển khai thực hiện được 44 dự án viện trợ và đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 216,5 tỷ đồng. Nhiều dự án thực hiện có hiệu quả như các dự án trong lĩnh vực lâm nghiệp, dự án xây dựng hệ thống nước sạch ở thị xã Bắc Giang...
Thứ tư, cán bộ lãnh đạo chủ chốt Bắc Giang đã có năng lực nhất định trong
việc tổng kết việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Đồng thời họ đã có khả năng dự báo xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Giang, trên cơ sở đó họ cũng đề ra được những phương hướng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà trong những năm tới. Công cuộc đổi mới càng đi vào chiều sâu và mở rộng quy mô càng đòi hỏi người lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh không chỉ biết triển khai đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ở tỉnh mà còn đòi hỏi ở họ khả năng dự báo xu hướng phát triển của địa phương. Khả năng dự báo có chính xác hay không là tùy thuộc vào khả năng nắm bắt thực tế địa phương, khả năng tổng kết thực tiễn ở địa phương và khả năng vận dụng, chỉ đạo sáng tạo chủ trương đường lối của Trung ương vào tỉnh. Chính ở đây, năng lực tư duy lý luận của người cán bộ lãnh đạo tỉnh thể hiện rõ nét nhất.
Bởi thế, đánh giá những cái đã làm được và những cái chưa làm được một cách đúng đắn, khách quan trên cơ sở ấy mà đề ra phương hướng một cách phù hợp là một việc làm không đơn giản, đòi hỏi người lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh ngoài nhiệt tình, đạo đức cách mạng ra phải có năng lực lãnh đạo mà trước hết và chủ yếu là năng lực tư duy lý luận.
Về nguyên nhân dẫn tới kết quả, tiến bộ đã đạt được, báo cáo chính trị của Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ Bắc Giang tại Đại hội lần thứ XV chỉ rõ: Các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của địa phương đề ra trong thời gian qua là đúng đắn, phù hợp, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, được đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đồng tình hưởng ứng và tích cực thực hiện [74, tr. 17].
Đồng thời, Đại hội XV còn chỉ rõ những khuyết điểm, tồn tại như kinh tế phát triển chưa ổn định, mức tăng trưởng còn thấp so với tiềm năng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, các thành phần kinh tế phát triển chưa mạnh. Những khuyết điểm, tồn tại trên có