Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh phải kết hợp chặt chẽ với việc tăng cường rèn luyện đạo đức cách mạng cho họ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh trong giai đoạn hiện nay pot (Trang 68 - 70)

tỉnh phải kết hợp chặt chẽ với việc tăng cường rèn luyện đạo đức cách mạng cho họ

Năng lực tư duy lý luận có vai trò to lớn đối với hoạt động lãnh đạo của người cán bộ nói chung, đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, năng lực tư duy lý luận mới chỉ là một trong những phẩm chất mà người cán bộ lãnh đạo cần phải có. Những phẩm chất của người cán bộ lãnh đạo được biểu hiện cụ thể ở nhiều góc độ, nhiều lĩnh vực và rất phong phú, có thể khái quát ở các vấn đề như: tri thức, năng lực trí tuệ, tình cảm, niềm tin, ý chí cách mạng và khả năng hoạt động thực tiễn... Trong đó tình cảm, niềm tin, ý chí cách mạng là động cơ thôi thúc bên trong khiến người ta biến những tri thức, trí tuệ thành hành động thực tiễn. Như vậy, năng lực tư duy lý luận hiện diện ở người cán bộ lãnh đạo mới chỉ là khả năng, là tiền đề, nó có được phát huy hay không và phát huy theo chiều hướng nào, tích cực hay tiêu cực phần

lớn phụ thuộc vào phẩm chất đạo đức cách mạng của người cán bộ lãnh đạo. Do vậy, nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh phải gắn liền với việc rèn luyện đạo đức cách mạng cho họ. Hồ Chủ tịch đã từng chỉ rõ: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân" [43, tr. 252-253]. Trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng trong điều kiện ngày nay phải tập trung vào việc bảo vệ, kiên trì và vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; xây dựng động cơ hành động vì lý tưởng cách mạng, vì sự nghiệp xây dựng một xã hội mới theo mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh". Nếu không có đạo đức cách mạng như vậy thì người cán bộ dù có năng lực tư duy lý luận cao đến đâu chăng nữa cũng chỉ trở thành người nói mà không làm hoặc nói một đằng làm một nẻo. Nhiều khi biết làm một việc gì đó sẽ có hại cho nhân dân, cho tổ quốc nhưng vì lợi ích cá nhân ích kỷ họ vẫn làm. Chẳng hạn, dây chuyền công nghệ mua của nước ngoài với giá đắt, công nghệ lạc hậu, nếu do không hiểu biết ta mua thì đó là yếu kém về năng lực về thông tin, nếu biết vẫn mua vì được hưởng phần trăm hoa hồng thì là do không có đạo đức cách mạng. Nguy cơ tụt hậu và chệch hướng xã hội chủ nghĩa cũng chính là ở đó. Một yêu cầu nữa trong đạo đức của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh là có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước các quyết định của bản thân hay không? Cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh là những người đảm trách các cương vị trọng yếu ở tỉnh, mỗi quyết định của họ có ảnh hưởng tới sinh mệnh của hàng triệu con người. Cho nên, quyết định vấn đề gì cũng phải xuất phát từ thực tế nhu cầu, tâm tư nguyện vọng của nhân dân hài hòa với nhiệm vụ cách mạng là điều cần thiết. Nhưng không dám ra quyết định, không dám chịu trách nhiệm cá nhân, sợ ảnh hưởng tới uy tín thanh danh cá nhân thì đó là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân.

Trong điều kiện thông tin phát triển rộng khắp hiện nay, sự gương mẫu trong đạo đức, lối sống của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh có ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín lãnh đạo và hiệu quả công việc. Bởi thế, giữ vững, phát huy đạo đức cách

mạng trong sáng trong sự kết hợp với nâng cao dần năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh sẽ thúc đẩy sự phát triển toàn diện của địa phương, góp phần thành công của sự nghiệp đổi mới trên cả nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh trong giai đoạn hiện nay pot (Trang 68 - 70)