Rủi ro tín dụng xảy ra là tất yếu đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên nó ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuân cũng như uy tín của các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế đến mức tối đa các tổn thất có thể xảy ra do rủi ro tín dụng. Từ những nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết rủi ro, có thể đưa ra một số chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng đó là: Nợ quá hạn và nợ quá hạn / tổng dư nợ, nợ xấu và nợ xấu trên tổng
dư nợ, tình hình đảm bảo tiền vay, điểm xếp hạng khách hàng… Trong đó ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu thường được quan tâm trước nhất.
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNH về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, ta có định nghĩa về nợ quá hạn và nợ xấu như sau:
“Nợ quá hạn” là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.
“Nợ xấu” là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.
Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trên tổng dư nợ dùng để đo lường mức rủi ro này. Có rất nhiều nguyên nhân trên thực tế gây nên rủi ro tín dụng, có thể là nguyên nhân khách quan hoặc nguyên nhân chủ quan, có thể là xuất phát từ khách hàng vay vốn hoặc từ chính bản thân ngân hàng. Việc theo dõi sát sao các khoản nợ quá hạn qua các năm giúp ngân hàng đánh giá được chính xác hơn thực trạng tín dụng tại đơn vị mình, từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa các khoản nợ quá hạn này. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh diễn biến trong những nãm gần đây được thể hiện trong bảng số liệu sau:
Bảng 10: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN, NỢ XẤU QUA CÁC NĂM TẠI
NHNO&PTNT SÓC SƠN Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 - Tổng dư nợ 380.997 448.991 609.200 - Nợ quá hạn 11.310 19.811 10.306 - Nợ xấu 5.425 14.989 7.700 - Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 2,97% 4,4% 1,69% - Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ 1,42% 3,34% 1,26% - Tỷ lệ nợ xấu/Nợ quá hạn 47,97% 75,66% 74,7%
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Sóc Sơn)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy khi quy mô tín dụng không ngừng được mở rộng, nợ quá hạn cũng vì thế mà tăng lên. Năm 2006, lượng nợ xấu và nợ
quá hạn tăng lên rõ rệt. Nợ xấu từ 5.425 tăng lên đến 14.989 năm 2006, tỷ lệ nợ xấu so với nợ quá hạn tăng từ 47,97% lên đến 75,66% năm 2006. Nguyên nhân là do tổng dư nợ cho vay tăng lên làm nợ quá hạn cũng phát sinh nhiều hơn, cán bộ cho vay đôi khi vì muốn tăng mức dư nợ để đạt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng mà chưa thực sự quan tâm đến chất lượng của khoản tín dụng đó. Hơn thế nữa, chủ trương của ngân hàng là phát triển kinh doanh theo hướng đa năng, chủ động tiếp cận nguồn vốn tín dụng đến mọi thành phần kinh tế, vì thế mà bản thân ngân hàng phải đối mặt với nhiều rủi ro lớn hơn, gây thiệt hại không nhỏ cho ngân hàng. Tuy nhiên, các tỷ lệ này đã giảm mạnh trong năm 2007. Năm 2007 lượng nợ quá hạn đã giảm mạnh chỉ còn là 10.306 triệu đồng, giảm đến 92,2% so với năm 2006. Vì vậy mà lượng nợ xấu cũng giảm xuống chỉ còn 7.700 triệu đồng, giảm 7.289 triệu so với năm 2006. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ giảm xuống chỉ còn 1,69%, giảm mạnh so với năm 2006 tỷ lệ này là 4,4%. Tuy nhiên thì tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn vẫn cao là 74,7%. Qua bảng số liệu trên ta cũng thấy rằng, sự nỗ lực rất lớn của các cán bộ Ngân hàng trong việc giảm thiểu nợ quá hạn cũng như nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, giúp cho Ngân hàng hạn chế được rủi ro ở một mức độ nhất định.
Bảng 11: NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA
NHNO&PTNT SÓC SƠN QUA CÁC NĂM
Đơn vị: Triệu đồng Năm 2005 2006 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nợ quá hạn 11.310 19.811 10306 1. DNNN 0 0 0 0 0 0
2. DN ngoài quốc doanh 4.041 35,7% 13.826 69,8% 2.196 21,3%3. Hộ sản xuất kinh doanh 6.418 56,7% 5.056 25,5% 5.861 56,9% 3. Hộ sản xuất kinh doanh 6.418 56,7% 5.056 25,5% 5.861 56,9% 4. Vay đời sống và cầm cố GTCG 851 7,6% 929 4,7% 2.249 21,8%
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Sóc Sơn)
Từ bảng số liệu ta có nhận xét:
trọng lớn, năm 2005 tỷ lệ này là 35,7% và tăng lên 69,8% trong năm 2006. Năm 2007 mặc dù có bước tăng vọt trong doanh số cho vay nhưng tỷ lệ nợ quá hạn của mảng cho vay này giảm từ 69,8% năm 2006 xuống còn 21,3% năm 2007. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn của cho vay hộ sản xuất và cho vay đời sống lại tăng mạnh. Tỷ lệ này chỉ là 25,5% và 4,7% năm 2006 đã tăng lên là 56,9% và 21,8% năm 2007. Nguyên nhân của tình trạng này là do cho vay kinh tế hộ chưa theo sát, mỗi cán bộ tín dụng phải đảm đương hơn 1000 món vay, vì vậy không tránh khỏi rủi ro không theo dõi, giám sát được tiền vay. Hơn nữa, cán bộ tín dụng cho vay kinh tế hộ do cho vay nhỏ lẻ nên chưa coi trọng công tác thẩm định, phụ trách cho vay số hộ lớn lại độc lập ở cơ sở, nên việc kiểm tra quy trình tác nghiệp của cán bộ tín dụng và sử dụng vốn vay của hộ sản xuất gặp khó khăn, chưa có điều kiện và khả năng tư vấn kỹ năng sản xuất cho khách hàng, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thu hồi vốn. Mặt khác, còn phải kể đến nhận thức của người dân về cơ chế thị trường còn yếu, hiểu về kinh doanh Ngân hàng chưa sâu… Vì vậy hiện tượng chây ỳ trong quan hệ vay vốn còn nhiều với kinh tế hộ, từ đó mà nợ quá hạn của hộ sản xuất chiếm tỷ trọng lớn. Cho vay đời sống chủ yếu là các khoản cho vay không có bảo đảm, nguồn trả nợ chính thu nhập từ tiền lương và thu nhập khác của họ. Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của bộ phận dân cư trong điều kiện nguồn tích lũy hiện tại là chưa đủ, từ đó cải thiện đời sống của nhân dân. Các khoản vay loại này thường có quy mô nhỏ, rủi ro giảm khi cán bộ tín dụng phụ trách cho vay chọn lọc được đối tượng khách hàng uy tín, sẵn sàng trả nợ và có nguồn thu nhập chính đáng, ổn định.
SÓC SƠN QUA CÁC NĂM Chỉ tiêu 2005 2006 2007 số tiền tỷ trọng Số tiền tỷ trọng Số tiền tỷ trọng Ngắn hạn 2.533 46,7% 13.196 88,04% 4.342 56,39% Trung dài hạn 2.892 53,3% 1.793 11,96% 3.358 43,61% Tổng Nợ xấu 5.425 14.989 7.700
Xem xét nợ xấu theo thời hạn cho vay ta thấy, mặc dù dư nợ ngắn hạn luôn cao hơn dư nợ trung dài hạn nhưng ta có thể thấy là lượng nợ xấu cho vay trung dài hạn khá cao so với tổng nợ xấu. Biểu hiện, năm 2005 tỷ lệ nợ xấu cho vay trung dài hạn trong tổng nợ xấu là 53,3%, tỷ lệ này giảm xuống còn 11,965 năm 2006, nhưng lại tăng lên 43,61% năm 2007. Điều này càng khẳng định cho vay trung dài hạn rủi ro cao hơn so với cho vay ngắn hạn. Để thấy rõ hơn tình hình nợ xấu tại NHNo&PTNT Sóc Sơn ta xem xét biểu nợ xấu theo thành phần kinh tế:
Bảng 13: NỢ XẤU THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NHNO&PTNT SÓC SƠN QUA CÁC NĂM
Đơn vị: Triệu đồng Năm 2005 2006 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nợ xấu 5.425 14.989 7.700 1. DNNN 0 0 0 0 0 0
2. DN ngoài quốc doanh 4.041 74,5 12.826 85,6 589 9,3%3. Hộ sản xuất kinh doanh 1.275 23,5 1.822 12,2 3.781 49,1% 3. Hộ sản xuất kinh doanh 1.275 23,5 1.822 12,2 3.781 49,1% 4. Vay đời sống và cầm cố GTCG 109 2% 341 2.3% 1.249 16,2%
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Sóc Sơn)
Tỷ trọng dư nợ xấu trong tổng nợ xấu của khối doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn chiếm tỷ trọng cao, cụ thể: Năm 2005 là 74,5% và lên đến 85,6% trong năm 2006. Trong đó năm 2006, chủ yếu là chuyển nợ quá hạn của 01 doanh nghiệp ngoài quốc doanh có giám đốc bị bắt do vi phạm pháp luật và 01 doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, gây ra rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên đến năm 2007 tình hình nợ xấu đã có đột biến, tỷ lệ nợ xấu đối với cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là rất nhỏ, chỉ còn là 7,6% so với tổng nợ xấu.Tuy nhiên, tỷ trọng nợ xấu của cho vay hộ sản xuất kinh doanh và cho vay đời sống lại tăng dần qua các năm. Đối với hộ sản xuất, năm 2006 tỷ trọng nợ xấu chỉ là 12,2% trong tổng nợ xấu, nhưng tỷ lệ này đã lên tới 49,1% năm 2007. Đối với cho vay đời sống, tỷ trọng nợ xấu trong tổng nợ xấu là 2,3% năm 2006 nhưng đến năm 2007 đã là 16,2%. Mặc dù đã giảm thiểu được lượng nợ quá hạn ở mức độ nhất định và giảm được tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhưng với tỷ lệ nợ xấu đang tăng trong cho vay hộ sản xuất, và cho vay đời sống thì ngân hàng vẫn cần có biện pháp kịp thời nhằm hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh.