- Tiếng ồn Bụi, khó
3. Đào tạo nâng cao tay nghề
3.2.5. Người lao động cần được nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, ý thức tổ chức kỷ luật, tính tự giác, khi làm việc trong các doanh nghiệp Nhật Bản
Hà Nội là trung tâm văn hoá lớn, với nhiều trường đại học, cao đẳng và trung tâm dạy nghề, hàng năm cung ứng hàng vạn lao động có tay nghề và trình độ cao cho các DN trong các KCN của thủ đô cũng như các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, hạn chế của các cơ sở dạy nghề hiện nay là thiết bị dạy và học, nhất là thiết bị thực hành thường không theo kịp với những thay đổi về công nghệ của các DNCVĐTNN nói chung và DN Nhật Bản nói riêng. Ngoài ra, chương trình dạy nghề rộng và chưa thể đào tạo được những nghề chuyên sâu và đặc thù theo yêu cầu của DN.
Đối với DN Nhật Bản do có những phương thức kinh doanh đặc thù, họ đã tìm thấy ở người lao động Việt Nam nhiều điểm tương đồng, thông minh, chăm chỉ…Nhưng thực tế người lao động Việt nam còn gặp khó khăn về trình độ, đặc biệt ở các vị trí quản lý hoặc lao động có tay nghề cao. Phần lớn các DN Nhật Bản sau khi tuyển dụng lao động, họ đều phải tổ chức đào tạo lại lao động, kể tay nghề chuyên sâu và trình độ ngoại ngữ. Các DN đều thấy rằng, khả năng làm việc theo nhóm là một trong những điểm yếu của lao động Việt Nam, người lao động chưa phát huy được khả năng của mình trong hoạt động tập thể. Để đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của các DN Nhật Bản, cần phải thực hiện tốt các yêu cầu sau:
Một là: Nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động: Cần phải rà soát, bổ sung quy hoạch mang lưới các cơ sở dạy nghề đáp ứng nhu cầu lao động trong các DNCVĐTNN nói chung và DN Nhật Bản nói riêng, trong đó khuyến khích thành lập cơ sở dạy nghề trong các DN, nhất là trong các DN có quy mô sử dụng lao động lớn. Theo mục tiêu trong giai đoạn 2006-2010, phấn đấu đạt tỷ lệ lao động đã qua đào tạo 40%. Do đó, phát triển chương trình dạy nghề bao gồm: xây dựng và ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề, căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ năng nghề, phù hợp với tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sản xuất hiện đại. Bên cạnh việc đào tạo lao động lành nghề để làm việc trong khối đầu tư nước ngoài, cần giải quyết tốt mối quan hệ cung cầu, tiến hành đào tạo theo địa chỉ, theo nhu cầu thị trường để đảm bảo nguồn nhân lực được sử dụng ngay tới đó, tránh lãng phí cho xã hội. Hà Nội sẽ tiên phong đi đầu, cũng như sẽ là”cái nôi” đào tạo trình độ chuyên môn sâu rộng cho người lao động, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu tuyển dụng của các DN Nhật Bản.
Hai là: Khi được tuyển dụng làm việc trong DN Nhật Bản, bên cạnh năng lực nghiệp vụ chuyên môn, người lao động cần rèn luyện cho mình tác phong công nghiệp, cần cù chịu khó, tiết kiệm, sáng tạo và biết cách làm việc theo nhóm, phát huy năng lực cá nhân và gắn bó lâu dài với DN.
Ba là: Người lao động trong các DN Nhật Bản cũng cần phải tăng cường tìm hiểu, nắm vững luật pháp, các quy định và chế độ chính sách của công ty để từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm, sử xự đúng mực và phù hợp với “phong cách Nhật bản”.Cùng với những nỗ lực của người lao động thì các DN Nhật Bản cũng cần từng bước quan tâm đối với gia đình những người lao động làm viêc trong DN.
Cùng với chủ trương kế hoạch đào tạo cho người lao động có trình độ chuyên môn nhất định của các cấp các ngành, thì người lao động tự mình cũng không ngừng học hỏi để nâng cao tay nghề. Vì, tiêu chí “nhân công giá rẻ” hiện nay ở nước ta là một lợi thế. Nhưng để có mức tăng trưởng và bền vững và trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, thì nhân công giá rẻ không thu hút FDI lâu dài, mà phải thay vào đó là lao động lành nghề, có trình độ cao để làm việc trong khối đầu tư FDI.
Trong thời gian tới, việc thu hút các DN Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội là vấn đề chiến lược có tầm cỡ quốc gia, để phát triển thủ đô ngày càng giàu mạnh, chính quyền địa phương phải tạo môi trường đầu tư thuận lợi, các chế độ đãi ngộ thu hút đầu tư. Bên cạnh đó việc đảm bảo lợi ích kinh tế cho người lao động làm việc trong các DN Nhật Bản, đòi hỏi phải có một đội ngũ lao động đã qua đào tạo, thường xuyên rèn luyện nâng cao tay nghề, có ý thức kỷ luật lao động, làm việc theo nhóm, nhằm nâng cao chất lượng lao động….
Có thể nói hệ thống giải pháp trên mang tính thiết thực và khả thi. Thực hiện tốt các giải pháp đó, chúng ta tin rằng Hà Nội sẽ là địa bàn thu hút đầu tư lớn nhất đối với các DN Nhật Bản, và sẽ cung ứng những lao động có chất lượng cao cho nhà đầu tư. Đồng thời với những hợp đồng lao động được ký kết chặt chẽ, lợi ích kinh tế của người lao động trong các DN Nhật Bản đã được đảm bảo đúng quyền lợi, quan hệ lao động hài hoà, khắc phục những DN có quan hệ lao động chưa được thiết lập chặt chẽ, quyền công đoàn của người lao động còn bị vi phạm.
KẾT LUẬN
Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá lớn nhất của cả nước, có vị trí địa lý và nguồn nhân lực dồi dào, đã thu hút được nhiều DNCVDTNN trong đó có các DN Nhật Bản. Với phong cách kinh doanh và triết lý của các DN Nhật Bản là “Sống và làm việc cùng nhau vì lợi ích chung”, người lao động làm việc trong hầu hết các DN Nhật Bản đã được đảm bảo lợi ích kinh tế, ổn định việc làm, góp phần vào sự phát triển bền vững của DN. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít các DN Nhật bản chưa thực hiện tốt việc đảm bảo lợi ích kinh tế cho người lao động.
Thực tiễn đang đặt ra vấn đề là, đảm bảo lợi ích kinh tế cho người lao động trong các DN Nhật bản được thực hiện tốt, sẽ không những đem lại hình ảnh tốt đẹp cho các DN trong con mắt người lao động Việt nam mà còn đem lại sự ổn định việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ tay nghề và ý thức tổ chức kỷ luật của người lao động. Đồng thời đây sẽ là mô hình để nhân rộng ra cho các DNCVĐTNN khác trên địa bàn và trong cả nước. Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã quan tâm và lựa chọn vấn đề này để nghiên cứu luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ.
Sau một thời gian tìm kiếm tư liệu, nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đến nay tác giả đã hoàn thành luận văn với những nội dung sau đây:
- Làm rõ khái niệm lợi ích kinh tế của người lao động, phân tích các bộ phận cấu thành lợi ích kinh tế của người lao động trong các DNCVĐTNN. Từ đó thấy được những nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người lao động trong các DNCVĐTNN ở nước ta hiện nay.
- Nêu và phân tích đặc điểm kinh doanh rất đặc thù của người Nhật, đặc biệt DN Nhật Bản đã tìm thấy ở đất nước và con người Việt Nam có những nét tương đồng, do đó đã đặt niềm tin trong quá trình đầu tư. Trong các DN Nhật Bản lợi ích kinh tế phần lớn được đảm bảo như tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, bên cạnh đó yếu tố tinh thần cũng được các DN quan tâm. Giữa chủ DN và người lao động đều được ký kết hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể được thực hiện, nên hầu hết trong các DN Nhật Bản không xảy ra các cuộc đình công, bãi công….
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và phân tích thực tiễn ở Chương 1 và Chương 2, tác giả đã đưa ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng lao động và bảo vệ
lợi ích kinh tế cho người lao động làm việc trong các DN Nhật Bản trong thời gian tới. Các giải pháp tập trung vào: nâng cao mối quan hệ hợp tác Việt - Nhật nhằm thu hút đầu tư tạo việc làm cho người lao động; Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản; nâng cao vai trò của cơ quan Nhà nước, của chính quyền địa phương đối với các dự án đầu tư nước ngoài; nâng cao vai trò của các tổ chức công đoàn trong các DN có vốn Nhật Bản; người lao động cần nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, ý thức tổ chức kỷ luật, tính tự giác, khi làm việc trong các DN Nhật Bản.