- Quá trình gia tăng FDI của Nhật Bản ở Hà Nội:
2.2.1. Mức lương của người lao động trong các doanh nghiệp Nhật Bản ở địa bàn Hà Nộ
các công ty có mô hình sản xuất và cách thức quản lý điều hành doanh nghiệp không giống nhau, nhưng nhìn chung đều chú trọng đến ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm. Đồng thời không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt nam. Điển hình là công ty Canon Việt Nam và Công ty Yamaha Motor Việt Nam sau một thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam đều xin phép Bộ Kế hoạch - Đầu tư mở rộng dự án đầu tư. Với Công ty Yamaha Motor Việt Nam tính đến hết năm 2005, Công ty đã thực hiện hơn 102 triệu USD vốn đầu tư, thu hút hơn 2.300 lao động, trong đó 70% là lao động địa phương. Sản lượng đạt 260.000 xe các loại, với tỷ lệ nội địa hoá khoảng 70% nộp ngân sách hơn 41,4 triệu USD. Tháng 6 năm 2006 Công ty đã xin phép được mở rộng dự án đầu tư từ 80,2 triệu USD lên 123,3 triệu USD, đồng thời mở rộng các phân xưởng sản xuất nhằm tăng sản lượng lên 700.000 xe các loại, với tỷ lệ nội địa hoá 90% vào năm 2008. Đối với Công ty Canon là một trong 10 DNCVĐTNN có vốn đầu tư lớn nhất ở Hà Nội hiện nay. Trong năm 2007 Công ty xin mở rộng đầu tư sản xuất thêm 110 triệu USD, nâng tổng vốn đầu tư của Canon tại Việt Nam lên gần 300 triệu USD với mục đích xây dựng Việt Nam là “cứ điểm” đầu tư lớn nhất cho sản xuất máy in phun ngoài Nhật Bản. Người Nhật trong quá trình đầu tư đã tìm thấy đức tính cần cù, chịu khó và thông minh, nhạy bén của nguồn nhân lực Việt Nam. Chính điều này cộng với sự tăng trưởng “ấn tượng” của nền kinh tế Việt Nam và môi trường chính trị ổn định đã là nguyên nhân chính để các chủ DN Nhật Bản tiếp tục đầu tư mở rộng quá trình sản xuất và làm ăn lâu dài với Việt Nam.
2.2.1. Mức lương của người lao động trong các doanh nghiệp Nhật Bản ở địa bàn Hà Nội bàn Hà Nội
Thông qua Sáng kiến chung Nhật Bản – Việt Nam được ký kết và đang thực hiện đã khẳng định các DN Nhật Bản có mục đích làm ăn lâu dài với Việt Nam. Với triết lý: thu dụng suốt đời, chế độ trả lương thăng chức theo thâm niên và tinh thần làm việc và cần phải chăm lo vật chất, đời sống tình cảm, tinh thần của người lao động, để hướng tới việc đạt được lợi nhuận tối đa, vững chắc và lâu dài, tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của
DN. Điều đó, đã thu hút được một lực lượng lao động dồi dào vào làm việc tại các DN Nhật Bản và so với các khu vực kinh tế khác thì có những lợi thế, như việc làm ổn định, mức thu nhập khá cao, và các khoản phụ cấp khác để người lao động được đảm bảo cuộc sống, thực sự yên tâm làm việc cho DN. Qua khảo sát ở 3 DN Nhật Bản cho thấy (xem bảng 2.3).
Bảng 2.3: Khảo sát thực tế quan hệ chủ thợ quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của các DN FDI Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội
Công ty
Nội dung Canon Shinryo Yamaha Motor
1. Tiền lương - Trả vào cuối tháng - Tốt, trả vào cuối tháng Trả theo tháng 2.Tiền thưởng Tháng thứ 13 và thưởng đặc biệt Tháng thứ 13, 14, 15, (tuỳ vào bình chọn của công ty)
Theo quý, năm
3. Các loại phụ cấp
- Bảo hiểm y tế Người lao động phải đóng 1% BHYT Không (chỉ lựa chọn một số nhân viên) - Có
- Bảo hiểm xã hội Người lao động phải đóng 5% BHXH Không (chỉ lựa chọn một số nhân viên) Có
-Phụ cấp độc hại Tuỳ theo công việc
Không Có
- ăn ca - Có - Có - Có
- Nghỉ phép 12 ngày/năm, 5 năm tăng 1 ngày phép
Có Có
Qua thực tế khảo sát ở ba Công ty Nhật Bản trên thấy rằng, các DN đều thực thiện đúng theo hợp đồng lao động đã ký kết. Về tiền lương, người lao động đều được trả lương vào cuối tháng, không có tình trạng chậm lương, nợ lương. Ngoài ra, các Công ty đều có chế độ khuyến khích khen thưởng người lao động. Đặc biệt có Công ty trích thưởng rất hấp dẫn cho những cá nhân xuất sắc (Công ty Shinryo).
Để có số liệu cụ thể hơn, tác giả đã thực hiện điều tra xã hội học qua việc phát phiếu thăm dò ý kiến về thu nhập của 100 lao động (10 kỹ sư và 90 công nhân) đang làm việc tại Công ty Yamaha Motor. Kết quả thu được như sau:
- Trong 10 phiếu thăm dò ý kiến của kỹ sư có 8 phiếu cho rằng thoả mãn với mức lương 520 USD/tháng và có tiền thưởng tháng lương thứ 13; còn 2 phiếu cho rằng tiền lương và tiền thưởng là chưa thoả mãn.
- Trong 90 phiếu thăm dò ý kiến của công nhân có 52 phiếu thoả mãn với tiền lương 120 USD (công nhân là người địa phương), 26 phiếu của công nhân bộ phận lắp ráp cho là mức lương bình thường, 12 phiếu của công nhân bộ phận đúc cho rằng, mức lương và thưởng không tốt vì họ là những lao động ở các tỉnh khác tới làm việc nên mất thêm chi phí thuê nhà và do chi phí sinh hoạt ở thành phố đắt đỏ.
Theo đánh giá của các Công ty Nhật Bản, tại Châu Á hiện nay, lao động Việt Nam làm việc trong các Công ty Nhật Bản hội tụ đầy đủ các yếu tố: lao động khéo tay, chăm chỉ, tiếp thu nhanh các kiến thức mới mà tiền công chỉ bằng một nửa Thái Lan, và thấp hơn Trung Quốc Theo điều tra mới đây của Báo Nikkei Shinbun (28/2/2005), tiền lương năm của một công nhân nhà máy ở Việt Nam là 1.266 USD, của Trung Quốc là 1.992 USD và Thái Lan 2.792 USD. Tiền lương năm của một nhân viên văn phòng cấp quản lý trung gian, ở Việt Nam là 7.897 USD; của Trung Quốc là 8.653 USD và Thái Lan là 14.474 USD.
Từ thực tế trên, Bộ lao động -Thương binh và Xã hội đã có công văn qui định rõ mức lương tối thiểu trong DN FDI chỉ áp dụng cho người lao động làm công việc giản đơn nhất không phải học nghề trong điều kiện lao động bình thường. Mức lương tối thiểu cho khu vực FDI được thực hiện từ ngày 1/2/2006 qui định theo ba vùng cụ thể: 870.000đồng/người/tháng (tương đương 55 USD/tháng) áp dụng cho các DN khu vực Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương; 790.000đồng/ tháng (50 USD/tháng) cho các DN khu vực Hải Phòng, Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Cần Thơ; và 710.000đồng/ tháng (45 USD/tháng) cho các địa bàn còn lại. Đối với những người đã qua học nghề thì DN phải trả cao hơn ít nhất 7% mức lương tối thiểu. Trong khi thực hiện chính sách tiền lương mới các DNCVĐTNN không được cắt giảm, xoá bỏ các khoản trợ cấp, phụ cấp, tiền thưởng, tiền ăn ca, tiền hỗ trợ đi lại, nhà ở.
Phần lớn các DNCVĐTNN đã thực hiện đúng các qui định của pháp luật Việt Nam về mức tiền lương tối thiểu. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số DNCVĐTNN hoạt động kiểu “chụp giật” đã tìm mọi cách để hạ thấp tiền lương của người lao động. Bữa ăn ca của người lao động không được đảm bảo, giá thành một bữa ăn từ 3.500đồng – 4.500đồng và thực phẩm không được kiểm tra thường xuyên dẫn tới trong nhiều DN chưa
đảm bảo độ dinh dưỡng cho người lao động. Như công ty Mabuchi Motor (100% vốn của Nhật)…
Theo số liệu thống kê của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, từ tháng 1/ 1995 đến tháng 5/2005 các cuộc đình công trong DNCVĐTNN có 565 (cả nước có 879 cuộc) chiếm 65%. Nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc đình công là do lỗi của người sử dụng lao động đã vi phạm hợp đồng lao động, phổ biến ở vấn đề tiền lương, tiền thưởng, an toàn vệ sinh lao động, chính sách lao động nữ, thoả ước hợp đồng lao động…
Ngoài lợi ích về tiền lương, tiền thưởng, cũng cần xem xét đến các lợi ích khác của người lao động làm việc trong các DN Nhật Bản.
Hầu hết các DN Nhật Bản có quy định về ngày nghỉ giữ nguyên lương cho người lao động như sau: Nếu người lao động làm việc cho DN với thời gian từ 1 năm trở lên và tỷ lệ tham gia công việc là trên 80% thì có quyền xin nghỉ 10 ngày phép có lương. Theo luật không kể quy mô công ty lớn hay nhỏ, người công nhân có đủ điều kiện trên có quyền xin nghỉ phép có lương vào bất kỳ lúc nào. Thời gian nghỉ phép sẽ tăng dần lên theo thời gian người lao động làm việc cho DN. Cụ thể như sau: Thời gian làm việc từ 1 năm đến 3 năm được nghỉ phép 10 ngày/năm, từ trên 3 năm đến 5 năm được nghỉ 12 ngày và từ 5 năm trở lên được nghỉ 15 ngày phép.
Phần lớn các DN Nhật Bản đều có tổ chức Công đoàn. Tuy vai trò của tổ chức công đoàn chưa được pháp huy hết nhưng nhìn chung đã có những hoạt động đem lại lợi ích cho người lao động. Ví dụ như đưa nội dung trợ cấp khó khăn đột xuất vào trong
Thoả ước lao động tập thể, để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.