Lợi ích kinh tế gián tiếp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội ppt (Trang 25 - 28)

Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động đối với người lao động về công việc, giờ làm việc và nhất là tiền công là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, nhưng bên cạnh đó thì lợi ích kinh tế gián tiếp đối với người lao động cũng là vấn đề quan trọng. Lợi ích kinh tế gián tiếp của người lao động trong quá trình làm việc thể hiện ở những nội dung: Điều kiện môi trường làm việc (môi trường tự nhiên, môi trường xã hội); Đào tạo nâng cao tay nghề; Đảm bảo đời sống tinh thần, được thực hiện thông qua hoạt động sản xuất ở DN

- Về điều kiện môi trường làm việc:

Khi nghiên cứu về tiền công, chúng ta thấy rằng, để có thu nhập người lao động phải làm việc một thời gian nhất định hoặc tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của chủ DN. Khi ký kết hợp đồng lao động bên cạnh việc đảm bảo tiền công cho người lao động thì DN còn cần phải thực hiện tốt điều kiện môi trường làm việc theo tiêu chuẩn.

Trong BLLĐ dành riêng chương IX qui định về: An toàn lao động, vệ sinh lao động, cho người lao động. Tại điều 97 BLLĐ chỉ rõ:

Người sử dụng lao động phải đảm bảo nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác. Các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra đo lường [36, tr.184].

Thực tế, hiện nay ở nước ta phần lớn các DNCVĐTNN áp dụng quy trình ISO thì sẽ đảm bảo được điều kiện môi trường làm việc cho người lao động, khi đó lợi ích của người lao động sẽ được đảm bảo. Bên cạnh đó vẫn còn một số DNCVĐTNN chưa thực hiện tốt điều kiện làm việc của người lao động thể hiện:

Một là: Điều kiện nhà xưởng, máy móc thiết bị cũ, lạc hậu dễ gây ra tai nạn lao động. Thực tế đã diễn ra ở một số DN, đòi hỏi các cơ quan có trách nhiệm phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá và cấp giấy phép sử dụng, có vậy mới hạn chế và phòng ngừa được tai nạn lao động cho người lao động

Hai là: Trình độ cơ khí hoá, tự động hoá chưa cao, nhà xưởng chật hẹp, ẩm thấp, một số DN không trang bị đủ thiết bị kỹ thuật vệ sinh và kỹ thuật an toàn lao động như tiếng ồn, bụi, khói vượt quá khả năng cho phép, hệ thống thông gió, chống nóng, nhiệt độ, độ ẩm không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người lao động

Ba là: Người lao động không được huấn luyện về kiến thức bảo hộ lao động, an toàn lao động, không được theo dõi, kiểm tra sức khoẻ định kỳ thường xuyên.

Để dẫn tới tình hình trên, là do nguyên nhân sau: Mục đích chạy theo lợi nhuận trước mắt, các chủ DN không muốn chi phí đầu tư ban đầu nhiều, đồng thời chưa thực hiện tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong công tác bảo hộ lao động như BLLĐ đã qui định.

- Về đào tạo nâng cao tay nghề:

Theo thống kê của Bộ lao động & Thương binh xã hội, hiện nay trong khu vực FIE có khoảng hơn 860 nghìn lao động. Những người lao động vào làm việc trong khu vực này, được tuyển dụng trực tiếp từ hai nguồn chính:

Thứ nhất: lao động kỹ thuật cao (người lao động có trình độ học vấn, sinh viên tốt nghiệp các trường đại học…)

Thứ hai: lao động phổ thông từ mọi miền quê khác nhau, độ tuổi từ 18 đến 40 tuổi.

Xuất phát từ nền sản xuất nhỏ, tiểu nông, lực lượng lao động Việt Nam tuy nhiều nhưng chất lượng chưa cao, lao động chưa qua đào tạo chiếm tới 73%, người lao động quen với lề thói làm việc tự do, tính tự giác thấp, nên ý thức kỷ luật lao động kém. Do đó, khi các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng lao động Việt Nam để đạt mục đích kinh doanh có lãi, thì trước hết họ cần phải đào tạo cho người lao động có trình độ chuyên môn nhất định, để đảm nhận được công việc của DN. Các DN đã có mở các lớp dạy nghề, đào tạo chuyên môn theo ngành nghề sản xuất của mình. Bên cạnh đó, đội ngũ lao động có trình độ cao, quản lý … cũng được các chủ DN cho đi đào tạo tại chỗ hoặc đào tạo ở nước ngoài nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp thu công nghệ mới…đáp ứng sự phát triển của khoa học công nghệ. Thế nhưng, thực tế vẫn còn một số DN đã lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, truyền nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động trái pháp luật

- Về đời sống tinh thần

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, con người là tổng hoà mối

quan hệ xã hội, bên cạnh những nhu cầu vật chất thì nhu cầu tinh thần cũng đóng vị trí rất quan trong trong đời sống hàng ngày. Ngoài thời gian lao động sản xuất, con người phải có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí để phục hồi sức khoẻ của mình. Ở đây, người lao động làm việc trong các DNCVĐTNN hàng ngày với áp lực công việc rất lớn, tác phong làm việc công nghiệp…cho nên người lao động cần được đảm bảo có một đời sống tinh thần tốt, đảm bảo sức khoẻ. Vị trí các DNCVĐTNN phần lớn nằm trong các khu công nghiệp, cho nên người lao động làm việc trong các DN này thường ở trong các khu lưu trú chung của DN hoặc thuê nhà trọ gần nơi làm việc. Nhiều DN đã quan tâm đến người lao động, như xây khu lưu trú cho công nhân, tổ chức tham quan, du lịch… để người lao động thật sự được thể chất và tinh thần, hay săng làm việc với năng suất lao động cao… Nhưng một số DN đầu tư kiểu “chụp giật” ở Việt Nam, trả lương công nhân với mức thấp, và không quan tâm đến đời sống tinh thần của họ. Phần lớn công nhân tự tìm thuê nhà phòng trọ gần nơi làm việc của mình, với mức lương khoảng 100 USD, họ phải chọn giải pháp vài người chung nhau thuê một phòng. Các nhà trọ này đều được xây dựng một cách tạm bợ, không gian chật hẹp, ẩm thấp, điện nước thường xuyên thiếu thốn. Và không hề có ti vi, báo chí, phim ảnh, giao lưu tập thể…thiếu

những thông tin về xã hội. Hầu như DN không xây dựng các công trình văn hoá cho

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội ppt (Trang 25 - 28)