Về việc xử lý thu hồi nợ:

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về kế toán cho vay tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển huyện Gia Lâm (Trang 62 - 64)

I ) Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh

1. Về việc xử lý thu hồi nợ:

Để đảm bảo thu hồi cả gốc và lãi của mỗi khoản vay thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ tín dụng và cán bộ kế toán.

Trên cơ sở phân loại các khoản cho vay, kế toán cho vay thông báo kịp thời cho cán bộ tín dụng về những khoản vay gần đến hạn để có biện pháp đôn đốc khách hàng trả nợ.

Tuỳ theo chất lợng từng khoản vay và có biện pháp thu nợ và lãi cho phù hợp. Cụ thể:

- Đối với các khoản vay có chất lợng tốt, đảm bảo khả năng thu hồi vốn vay đúng hạn thì chỉ chú ý đôn đốc việc trả nợ khi sắp đến hạn.

- Đối với các khoản vay có dấu hiệu không tôt, không có khả năng trả nợ đúng hạn do những khó khăn tạm thời của khách hàng thì cần có biện pháp thích hợp giúp họ thoát khỏi tình trạng đó để đảm bảo thu hồi đợc nợ, tránh nợ quá hạn phát sinh. Sau đây là một số biện pháp:

+ Cán bộ ngân hàng có thể t vấn cho khách hàng về viẹc đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm thu hồi nợ,... để giúp cho khách hàng đẩy nhanh vòng quay của đồng vốn. Từ đó, khách hàng có thể trả nợ ngân hàng đúng hạn.

+ Giải quyết khó khăn về vốn cho doanh nghiệp bằng cách đề ra các biện pháp thu hồi các hoá đơn chậm trả, giúp họ thanh toán hàng tồn kho hoặc giảm bớt sự trữ quá mức.

+ Sắp xếp, kết cấu lại các khoản nợ cho ngời vay bằng cách kéo dài kỳ hạn nợ, rút bớt mức chi trả định kỳ trong một thời gian nếu có thể đợc.

+ Gia tăng khối lợng của khoản vay nếu xét thấy ngời vay có thể phục hồi khả năng sản xuất kinh doanh với các điều kiện ràng buộc chặt chẽ. Đây chính là biện pháp "Lấy nợ nuôi nợ" với điều kiện phơng án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có tính khả thi, sản phẩm sản xuất ra đảm bảo tiêu thụ hết và doanh nghiệp có thiện chí trong việc trả nợ ngân hàng.

+ Đối với khách hàng có ý vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc có nguy cơ thua lỗ, phá sản hoặc sử dụng vốn vay sai mục đích dẫn đến khả năng thu hồi nợ vay khó khăn thì ngân hàng buộc phải thu nợ trớc hạn.

2.Về việc xử lý nợ quá hạn .

Tại Ngân hàng Đầu t và phát triển Gia Lâm trong những năm qua ,mặc dù không phát sinh thêm nợ quá hạn song để hoạt động tín dụng thực sự có hiệu quả cần phải có biện pháp phòng ngừa và tiếp tục thu hồi những khoản nợ quá hạn từ các năm trớc để lại

Nợ quá hạn phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau . Vì thế tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân, tuỳ thuộc vào từng đối tợng khách hàng mà có biện pháp xử lý thích hợp :

* Đối với những khoản nợ khó đòi thì cần có chính sách khuyến khích mềm dẻo các đơn vị trả nợ gốc trớc, trả lãi sau .Những đơn vị tích cực trả gốc thì sẽ xem xét giải quyết một phần lãi.

*Lãi suất tính phạt nợ quá hạn hiện nay đợc áp dụng tối đa bằng 150%mức lãi suất trong hạn . Thực tế cho thấy không còn tác dụng răn đe đối với khách hàng vay có tính chây ì ,Nhng lại gây khó khăn cho các doanh nghiệp vì những lý do khách quan cha kịp thời trả nợ đúng hạn, hoặc đối với khách hàng thực sự khó khăn không thể trả lãi nợ quá hạn với mức lãi suất cao.

Theo tôi nên chia nhiều mức lãi suất nợ quá hạn phù hợp với thời gian và thái độ thiện chí trả nợ của khách hàng thay vì chỉ có một mức cố định nh hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về kế toán cho vay tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển huyện Gia Lâm (Trang 62 - 64)