Hoàn thiện kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong đơn vị hành chính sự nghiệp

Một phần của tài liệu Các màn "phù phép" trong Báo cáo tài chính (Trang 43 - 44)

IV. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái được thay đổi như sau: 1 Đối với hoạt động hành chính sự nghiệp

Hoàn thiện kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong đơn vị hành chính sự nghiệp

Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp mới ban hành theo quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 thay thế Quyết định số 999TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 đã được sửa đổi, bổ sung phù hợp với các chính sách tài chính áp dụng cho các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính.

Tuy nhiên, hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp mới này vẫn còn những bất cập trong một số nội dung hạch toán. Bài viết này xin được trao đổi một số ý kiến về kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động hành chính sự nghiệp, hoạt động dự án.

Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành thì kế toán chênh lệch tỷ giá đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ của hoạt động hành chính sự nghiệp, hoạt động dự án như sau: Khi nhận kinh phí hoạt động, kinh phí dự án do ngân sách Nhà nước cấp bằng ngoại tệ, các khoản thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp khác và thu chưa qua ngân sách bằng ngoại tệ, các khoản chi và giá trị nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, tài sản cố định (TSCĐ) mua bằng ngoại tệ sử dụng cho hoạt động hành chính nghiệp, hoạt động

dự án được quy đổi ra tỷ giá hối đoái do Bộ tài chính công bố tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà không được quy đổi theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng.

Mặt khác, cũng trong chế độ kế toán này quy định việc tính giá và ghi sổ kế toán các loại tài sản mua vào (nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, TSCĐ,…) phải theo giá thực tế phản ánh trên hoá đơn, chứng từ.

Tuy nhiên, trường hợp đơn vị mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, TSCĐ… bằng ngoại tệ nhưng trên hoá đơn được người bán quy đổi ra đồng ngân hàng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm nghiệp vụ phát sinh khác với tỷ giá do Bộ tài chính công bố hằng tháng thì việc hạch toán sẽ gặp những bất cập nhất định, đó là số tiền phản ánh trên hoá đơn mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, TSCĐ đựợc quy đổi theo tỷ giá thực tế sẽ khác với số tiền ghi sổ kế toán quy đổi theo tỷ giá Bộ tài chính công bố.

Theo chúng tôi, để đảm bảo tính thống nhất giữa số tiền phản ánh trên chứng từ kế toán với số tiền ghi chép trên sổ kế toán, nên chăng việc quy đổi ngoại tệ phải theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng, gọi chung là tỷ giá thực tế; chênh lệch giữa tỷ giá thực tế với tỷ giá ghi sổ được kế toán vào tài khoản 413-Chênh lệch tỷ giá hối đoái. Việc tính giá ngoại tệ xuất thực hiện theo một trong 4 phương pháp: Nhập trước xuất trước; nhập sau xuất trước; bình quân gia quyền hoặc thực tế đích danh. Theo đó, phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến ngoại tệ được thực hiện như sau:

Một phần của tài liệu Các màn "phù phép" trong Báo cáo tài chính (Trang 43 - 44)