- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp theo từng công trình, hạng mục công trình từng loại sản phẩm lao vụ, vạch ra khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả.
b. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu.
* Các nghiệp vụ tăng TSCĐ.
- Rút HMKP hoạt động mua TSCĐ về dùng ngay. Nợ TK 211 – Tài sản cố định hữu hình
Có TK 461 – Nguồn kinh phí hoạt động. - Nếu phải qua lắp đặt.
Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
Có TK 461 – Nguồn kinh phí hoạt động dở dang Đồng thời ghi: Có TK 008 – HMKP hoạt động.
- Cả 2 trường hợp trên đều phải đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ và chi hoạt động, ghi :
Nợ TK 661 – Chi hoạt động
Có TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Xuất quỹ tiền mặt, hoặc rút tiền gửi ngân hàng, kho bạc, hoặc mua chịu TSCĐ về dùng ngay cho hoạt động sự nghiệp, cho chương trình dự án, ghi.
Nợ TK 211 – Tài sản cố định hữu hình Có TK 111, 112, 331.
Đồng thời căn cứ vào nguồn kinh phí dùng mua TSCĐ để kết chuyển ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ, kế toán ghi.
Nợ TK 661 - Chi hoạt động (bằng nguồn kinh phí hoạt động) Nợ TK 662 - Chi dự án (bằng nguồn kinh phí dự án).
Nợ TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB Nợ TK 431 - Quỹ cơ quan.
Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.
*Đối với công trình XDCB đã hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng. - Căn cứ giá trị thực tế công trình, ghi
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình Có TK 241 – XDCB dở dang
- Tuỳ theo nguồn vốn đầu tư XDCB ở đơn vị kế toán ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ, hoặc vốn kinh doanh.
+ Nếu giá trị khối lượng XDCB hoàn thành gồm một phần liên quan đến số kinh phí sự nghiệp cấp cho công tác XDCB đã quyết toán vào năm trước và một phần thuộc kinh phí cấp cho năm báo cáo, thì kế toán ghi :
Nợ TK 337 – Nguồn kinh phí đã quyết toán chuyển sang năm sau. Nợ TK 661 – Chi hoạt động
Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.
Tài sản cố định nhận được do cấp trên cấp kinh phí, hoặc được biếu tặng, viện trợ… căn cứ vào biên bản giao nhận bàn giao TSCĐ đưa vào sử dụng và thông báo ghi thu chi của ngân sách Nhà nước, kế toán ghi: Nợ TK 211 – Tài sản cố định hữu hình
Có TK 461 - Nguồn kinh phí hoạt động Đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ. Nợ TK 661 – Chi hoạt động
Có TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ. - Kiểm kê thừa TSCĐ.
+ TSCĐ thừa do để ngoài sổ sách, kế toán căn cứ vào hồ sơ TSCĐ để ghi tăng TSCĐ tuỳ theo trường hợp cụ thể (đã hướng dẫn ở trên).
+ Nếu TSCĐ phát hiện thừa là tài sản của đơn vị khác thì phải báo cho đơn vị đó biết, đồng thời ghi Nợ TK 002 – Tài sản nhận giữ hộ, nhận gia công.
Khi trả tài sản cho đơn vị chủ sở hữu ghi Có TK 002 - Tài sản nhận giữ hộ, nhận gia công. - Tài sản thừa chưa xác định được nguyên nhân, kế toán ghi.
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
Có TK 331 – Các khoản phải trả (3318)
Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào quyết định xử lý, ghi Nợ TK 331 – Các khoản phải trả (3318)
Có TK liên quan. * Các nghiệp giảm TSCĐ hữu hình Trường hợp nhượng bán, thanh lý TSCĐ:
+ Nếu TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, ghi giảm giá trị TSCĐ: Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)
Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại). Có TK: 211 – Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá) + Nếu TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ghi Nợ TK 631 – Chi phí sản xuất kinh doanh (giá trị còn lại) Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá) + Số thu về bán, thanh lý TSCĐ, ghi Nợ TK 111, 112, 3118.
Nợ TK 152 – (Phụ tùng, phế liệu thu hồi)
Có TK 531 – Thu hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ + Chi phí thanh lý, nhượng bán, ghi
Nợ TK 631 – Chi hoạt động SXKD Có TK152 – Vật liệu, dụng cụ Có TK 111, 112, 331, 312…
+ Kết chuyển chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
Nợ TK 531 - Thu hoạt động sản xuất , cung ứng, dịch vụ Có TK 631 - Chi hoạt động sản xuất kinh doanh
Kết chuyển thu lớn hơn chi của hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ: Nợ TK 531 - Thu hoạt động sản xuất , cung ứng, dịch vụ
Có TK 4314 - Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
- Trường hợp tài sản cố định giảm do cấp trên điều động cho cấp dưới, + Cấp trên, ghi. Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ Có TK 211 – Tài sản cố định hữu hình - Cấp dưới nhận TSCĐ, ghi Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Có TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ * Trường hợp đánh giá lại TSCĐ:
- Trường hợp tăng giá, ghi
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (phần nguyên gia tăng) Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn tăng)
Có TK 466 – Kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại tăng) Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh (giá trị còn lại tăng). + Trường hợp giảm giá, ghi
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (phần giá trị hao mòn giảm) Nợ TK 466 - (giá trị còn lại giảm )
Nợ TK 411 – (giá trị còn lại giảm ) – TSCĐ dùng cho SXKD . Có TK 211 – (Nguyên giá giảm)
- TSCĐ phát hiện thiếu, mất khi kiểm kê thuộc hoạt động HCSN. + Xoá sổ tài sản cố định
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ Có TK 211 – TSCĐ hữu hình
+ Phản ánh giá trị TSCĐ HCSN bị thiếu, mất phải thu hồi Nợ TK 311 – Các khoản phải thu (3118)
Có TK 511 – Các khoản thu (5118)
+ Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, ghi. - Nếu cho phép xoá bỏ số thiệt hại do thiếu hụt:
Nợ TK 511 – Các khoản thu (5118)
Có TK 311 – Các khoản phải thu (3118)
Nếu quyết định người chịu trách nhiệm phải bồi thường, số tiền thu được nộp ngân sách hoặc ghi tăng nguồn kinh phí các loại
Nợ TK 511 – Các khoản thu (5118)
Có TK 462 – Nguồn kinh phí dự án Có TK 461 – Nguồn kinh phí HĐ
Khi thu được tiền, hoặc trừ lương viên chức, trừ vào tiền nợ phải trả, ghi. Nợ TK 334 – Phải trả viên chức
Nợ TK 111, 112
Nợ TK 331 – Các khoản phải trả (3318)
Có TK 311 – Các khoản phải thu (3118) - Nếu TSCĐ dùng cho bộ phận SXKD, khi giảm TSCĐ, ghi. Nợ TK 311 – Các khoản phải thu (3118) (giá trị còn lại) Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá)
Phần giá trị còn lại của TSCĐ, căn cứ vào quyết định xử lý để ghi. Nợ TK 334 _ Phải trả viên chức
Nợ TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh
Có TK 311 – Các khoản phải thu (3118) ………..