Bổ sung tài khoản và nội dung kế toán các khoản đầu tư tài chính.

Một phần của tài liệu Các màn "phù phép" trong Báo cáo tài chính (Trang 28 - 33)

Việc bổ sung nội dung kế toán các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn phù hợp với cơ chế tài chính hiện nay đối với các đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên và các đơn vị khác theo quy định của pháp luật mà không áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp mà kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước đảm bảo toàn bộ và các đơn vị hành chính Nhà nước do ngân sách Nhà nước cấp kinh phí hoạt động thường xuyên.

Theo đó, đầu tư tài chính ngắn hạn là việc bỏ vốn mua các loại chứng khoán có thời hạn thu hồi dưới 1 năm (tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng,…) hoặc mua vào với mục đích bán chứng khoán khi có lời (cổ phiếu, trái phiếu) để tăng thu nhập và các loại đầu tư khác như góp vốn, góp tài sản vào các vào các đơn vị khác có thời hạn thu hồi không quá 1 năm với mục đích tăng thu nhập.

- Trái phiếu: trái phiếu công ty, tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng. - Chứng khoán có giá trị khác

Các khoản đầu tư ngắn hạn khác, gồm: - Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng;

- Chuyển tài sản, tiền vốn từ quỹ phúc lợi và quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hoặc từ các nguồn khác không phải của ngân sách Nhà nước cấp hoặc không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước để góp vốn vào đơn vị khác;

- Dùng vốn huy động từ các cá nhân, tổ chức khác để đem góp vốn…

Đầu tư tài chính dài hạn là việc mua các chứng khoán có thời gian thu hồi trên một năm, hoặc góp vốn với đơn vị khác bằng tiền, bằng hiện vật và các hoạt động đầu tư khác có thời gian thu hồi trên một năm. Hoạt dộng đầu tư dạn ở các đơn vị hành chính sự nghiệp gồm:

- Mua trái phiếu: Trái phiếu chính phủ, trái phiếu địa phương, trái phiếu công ty. - Góp vốn vào các đơn vị khác.

- Đầu tư dài hạn khác: gửi tiết kiệm, cho vay để nhận lãi có thời hạn trên một năm.

Phương pháp kế toán

1. Kế toán đầu tư chứng khoán

- Khi mua chứng khoán ngắn hạn, dài hạn, ghi:

Nợ TK 121(1211), 221(2211): Giá mua + Chi phí mua Có TK 111, 112,…

- Mua trái phiếu nhận lãi trước:

+ Khi mua trái phiếu căn cứ vào chứng từ mua, ghi: Nợ TK 121(1211), 221(2211): Giá mua + Chi phí mua Có TK 331(3318): Lãi nhận trước

Có TK 111, 112, … : Số tiền thực trả

+ Định kỳ tính và phân bổ lãi nhận trước theo số phải thu từng kỳ: Nợ TK 331(3318)

Có TK 531: Lãi phân bổ kỳ này

+ Khi trái phiếu đến kỳ đáo hạn được thanh toán, ghi: Nợ TK 111, 112,…

Có TK 121(1211), 221(2211): Giá gốc chứng khoán

- Trường hợp mua trái phiếu nhận lãi định kỳ:

+ Khi mua trái phiếu, ghi:

Nợ TK 121(1211), 221(2211): Giá mua + Chi phí mua Có TK 111, 112, …

+ Định kỳ tính lãi phải thu từng kỳ, ghi: Nợ TK 111, 112, 311(3118), …

Có TK 531: Lãi định kỳ

+ Khi thanh toán trái phiếu đến hạn, ghi; Nợ TK 111, 112, 311(3118), …

Có TK 121(1211), 221(2211): Giá gốc chứng khoán Có TK 531: Lãi của kỳ đáo hạn

- Trường hợp mua trái phiếu nhận lãi một lần vào ngày đáo hạn: + Khi mua trái phiếu, ghi:

Nợ TK 121(1211), 221(2211): Giá mua + Chi phí mua Có TK 111, 112, …

+ Định kỳ tính số lãi phải thu từng kỳ từ đầu tư trái phiếu, ghi: Nợ TK 311(3118)

Có TK 531: Số lãi

+ Khi thanh toán trái phiếu đến kỳ đáo hạn, ghi: Nợ TK 111, 112,…

Có TK 121(1211), 221(2211): Giá gốc chứng khoán Có TK 531: Số lãi của kỳ đáo hạn

Có TK 311(3118): Tiền lãi đã ghi vào thu nhập của các kỳ trước nhận tiền kỳ này. - Khi bán chứng khoán:

+ Trường hợp bán chứng khoán có lãi, ghi: Nợ TK 111, 112, …

Có TK 121(1211), 221(2211): Giá gốc chứng khoán Có TK 531: Chênh lệch giá bán > giá gốc

+ Trường hợp bán chứng khoán bị lỗ, ghi: Nợ TK 111, 112, …

Nợ TK 631: Chênh lệch giá bán < giá gốc

Có TK 121(1211), 221(2211): Giá gốc chứng khoán

2. Kế toán góp vốn

- Khi dùng tiền để đem góp vốn liên doanh, liên kết, ghi:

Nợ TK 121(1218), 221(2212) Có TK 111, 112

- Khi góp vốn bằng TSCĐ:

+ Trường hợp giá trị đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại, ghi: Nợ TK 121(1218), 221(2212): Giá trị vốn góp được công nhận

Nợ TK 631: Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại < giá trị còn lại của TSCĐ Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ

+ Trường hợp giá trị đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại, ghi: Nợ TK 121(1218), 221(2212): Giá trị vốn góp được công nhận

Có TK 531: Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại > giá trị còn lại của TSCĐ Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ

- Dùng thu nhập được chia từ hoạt động đầu tư góp vốn để bổ sung vốn góp, ghi:

Nợ TK 121(1218), 221(2212) Có TK 531

- Khi kết thúc hợp đồng góp vốn, khi đơn vị nhận lại vốn góp, ghi:

+ Nếu có lãi, ghi:

Nợ TK 111, 112, 152, 153, 211, 213,…

Có TK 121(1218), 221(2212): Giá trị vốn góp Có TK 531: Lãi góp vốn

+ Nếu lỗ, ghi:

Nợ TK 111, 112, 152, 153, 211, 213,… Nợ TK 631: Lỗ góp vốn

Có TK 121(1218), 221(2212): Giá trị vốn góp

- Trường hợp đơn vị nhượng lại vốn góp cho các bên khác:

+ Trường hợp có lãi, ghi: Nợ TK 111, 112, …

Có TK 121(1218), 221(2212): Giá trị vốn góp Có TK 531: Lãi nhượng lại

+ Trường hợp lỗ, ghi:

Nợ TK 111, 112, 152, 153, 211, 213,… Nợ TK 631: Lỗ góp vốn

Có TK 121(1218), 221(2212): Giá trị vốn góp

3. Kế toán các khoản đầu tư tài chính khác

- Khi xuất tiền đầu tư tài chính khác, ghi;

Nợ TK 121(1218), 221(2218) Có TK 111, 112, …

- Thanh lý, nhượng bán đầu tư tài chính khác:

+ Trường hợp có lãi, ghi: Nợ TK 111, 112, …

Có TK 121(1218), 221(2218): Giá gốc Có TK 531: Lãi thanh lý, nhượng bán. + Trường hợp lỗ, ghi:

Nợ TK 111, 112,…

Nợ TK 631: Lỗ thanh lý, nhượng bán. Có TK 121(1218), 221(2218): Giá gốc

- Gửi tiền có kỳ hạn:

+ Khi gửi tiền vào ngân hàng, tổ chức tài chính, tín dụng, ghi: Nợ TK 121(1218), 221(2218)

Có TK 111, 112

+ Định kỳ nhận tiền lãi tiền gửi, ghi: Nợ TK 111, 112,…

Có TK 531: Số lãi tiền gửi

- Trường hợp gửi tiền có kỳ hạn nhận lãi trước:

+ Khi xuất quỹ để gửi tiền có kỳ hạn, ghi: Nợ TK 121(1218), 221(2218)

Có TK 111, 112

Có TK 331(3318): Tiền lãi nhận trước

+ Định kỳ kết chuyển số lãi phải thu từng kỳ ghi vào thu nhập kỳ kế toán, ghi: Nợ TK 331(3318)

Có TK 531: Lãi kỳ này

- Khi khoản tiền gửi đến hạn thu hồi, ghi:

Nợ TK 111, 112,…

Có TK 121(1218), 221(2218): Tiền gốc

- Trường hợp tiền lãi có kỳ hạn nhận lãi sau:

+ Khi xuất tiền để gửi tiền để gửi tiền có kỳ hạn, ghi: Nợ TK 121(1218), 221(2218)

Có TK 111, 112

+ Định kỳ xác định số lãi phải thu của kỳ báo cáo, ghi: Nợ TK 311(3118)

Có TK 531

+ Khu hồi khoản tiền lãi có kỳ hạn đến ngày đáo hạn, ghi: Nợ TK 111, 112

Có TK 121(1218), 221(2218): Tiền gốc

Có TK 311(3118): Tiền lãi đã ghi vào thu nhập các kỳ trước Có TK 531: Tiền lãi của kỳ đáo hạn.

Một phần của tài liệu Các màn "phù phép" trong Báo cáo tài chính (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w