Đánh giá hoạt động cho vay DNV&N của chi nhánh NHNTTC

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công (Trang 58 - 66)

2.2.4.1.Những mặt đạt được

Qua những số liệu thực tế và những phân tích cơ bản về tình hình hoạt động cho vay của chi nhánh NHNT Thành Công đối với DNV&N trong 3 năm gần đây (2004-2006), ta có thể thấy chi nhánh đã đạt được những kết quả như sau:

Đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, nhu cầu hội nhập của nền kinh tế, sự canh tranh gay gắt trong việc hình thành nên hàng loạt các ngân hàng, chi nhánh NHNT Thành Công đã đổi mới hoạt động trong nhiều mặt. Hoạt động cho vay là hoạt động mang lại thu nhập chính cho ngân hàng, chính vì vậy nên chi nhánh luôn quan tâm và có những chiến lược mở rộng thị phần cho vay dưới sự định hướng của Nhà nước, sự chỉ đạo của NHNT Việt Nam, chi nhánh NHNT Hà Nội. Bằng việc duy trì các khách hàng vốn có quan hệ lâu dài với ngân hàng, các tổng công ty, các DNV&N lớn thì chi nhánh NHNTTC cũng vươn tầm hoạt động tới các DNV&N.

Qua số liệu ở trên cho thấy quy mô cho vay qua các năm của chi nhánh đối với các DNV&N ngày càng tăng cả về số lượng lẫn tỷ trọng cho vay. Chi nhánh cũng đã có những sự thay đổi trong cơ chế cho vay với DNV&N: mở rộng cho vay trung và dài hạn, cho vay ngoài quốc doanh, đặc biệt là cho vay DNV&N ngoài quốc doanh (năm 2006, tỷ trọng dư nợ cho vay ngoài quốc doanh là 41% gần twong đương với dư nợ cho vay DNV&N quốc doanh). Qua sự phân tích, theo dõi chặt chẽ của CBTD ngân hàng, sự quản lý của các cấp lãnh đạo, chi nhánh luôn tìm ra được những đối tượng DNV&N thoả mãn yêu cầu vay vốn dù đó là nhu cầu vay trung và dài hạn hoặc là DNV&N ngoài quốc doanh, không có sự phân biệt như trước nữa. Việc làm này đã góp phần váo sự phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế nói chung và của DNV&N nói riêng.

Cũng từ việc tăng cường công tác thẩm định và kiểm tra, tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động cho vay của chi nhánh là chi là 0.98% năm 2006, riêng đối với DNV&N tỷ lệ này chi là 0.37%. Đây là kết quả tốt trong hoạt động cho vay các DNV&N của chi nhánh NHNTTC.

2.2.4.2.Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của nó

Ngoài những kết quả đạt được kể trên, hoạt động cho vay DNV&N của chi nhánh còn tồn tại những hạn chế sau:

Mặc dù quy mô cho vay các DNV&N đang ngày càng được mở rộng và tăng lên qua các năm nhưng tỷ trọng dư nợ cho vay DNV&N vẫn chưa lớn trong tỷ trọng dư nợ cho vay của chi nhánh. Con số này cao nhất là 20.3% năm 2006.

Sự tương quan giữa cho vay ngắn hạn và trung và dài hạn nhưng nhìn chung vẫn chưa cân xứng lắm. Cụ thể tỷ lệ cho vay trung và dài hạn toàn chi nhánh năm cao nhất cũng chỉ đạt 21% còn đối với DNV&N thì con số là chỉ là 18.7% so với dư nợ cho vay các DNV&N. Điều này gây bất lợi cho các DNV&N bởi họ đang thiếu vốn trung và dài hạn trầm trọng để đổi mới công nghệ và mở rông sản xuất kinh doanh.

Tại chi nhánh NHNT Thành Công, hình thức cho vay đối với DNV&N tại chi nhánh chưa phong phú, hiện chỉ áp dụng chủ yếu hai phương thức cho vay đó là phương thức cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức. Mặc dù đây là phương thức cho vay gây ít rủi ro cho ngân hàng nhưng lại gây phiền toái cho khách hàng về vấn đề thủ tục.

Ngoài ra, nguồn vốn dành cho vay đối với các DNV&N chưa có quỹ riêng đặc biệt nguồn vốn trung và dài hạn của chi nhánh của chi nhánh NHNT Thành Công còn hạn chế trong khi nhu cầu đầu tư để phát triển của các doanh nghiệp nói chung và DNV&N nói riêng là rất lớn. Điều này gây ra sự mất cân bằng trong cung ứng vốn cho các DNV&N.

Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó là:

 Mặc dù đã có những thay đổi nhận thức trong vấn đề DNV&N nhưng chi nhánh vẫn có tâm lý thận trọng khi các DNV&N đến trình hồ sơ vay vốn bởi trước đây cũng có những trường hợp doanh nghiệp loại này cũng

đã gây cho ngân hàng những tổn thất. Bên cạnh đó, ngân hàng luôn đặt mục tiêu an toàn lên hàng đầu, coi trọng chất lượng hơn là số lượng, vì vậy tâm lý giữ mối quan hệ với một lượng nhỏ các doanh nghiệp lớn thay vì số lượng lớn các DNV&N. Ngoài ra, ngân hàng cũng đắn đo khi cho vay các DNV&N vì DNV&N thường vay vốn số lượng nhỏ, nhu cầu phát sinh lại thường xuyên trong khi chi phí giao dịch cho một món vay vẫn không giảm. Cho dù cho vay DNV&N là biện pháp đa dạng hoá khách hàng, phòng ngừa rủi ro nhưng đây vẫn chỉ là phương hướng.

 Tại chi nhánh NHNT Thành Công chưa quan tâm nhiều đến khách hàng DNV&N biểu hiện là chưa có một phòng ban riêng cho khách hàng DNV&N. Chi nhánh cũng chưa có một quy trình cho vay riêng đối với DNV&N gây ra sự phức tạp, rắc rối và mất thời gian cho cả phía ngân hàng và cả phía doanh nghiệp. Trong quá trình giải ngân, mỗi một lần nhận tiền, khách hàng lại phải lập một giấy nhận nợ. Việc làm này có vẻ phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng nhưng trên thực tế mất thời gian và gây ra tâm lý không tốt, sự phiền phức cho khách hàng.

 Chi nhánh chưa có chính sách lãi suất riêng đối với cho vay các DNV&N, nhiều khi các DNV&N phải vay với lãi suất cao hơn bình thường vì có mức độ rủi ro cao hơn, tạo ra mức giá cả đắt cho DNV&N khiến họ không muốn vay ngân hàng.

 Ngân hàng chưa có những biện pháp giới thiệu, tiếp cận với khách hàng DNV&N, hướng dẫn họ về thủ tục, quy trình cho vay. Nhiều DNV&N luôn nghĩ rằng vay vốn ngân hàng phải cần rất nhiều thủ tục, mất thời gian và chi phí tốn kém, vì vậy họ rất ngần ngại khi đưa ra quyết định đi vay ngân hàng

 Về cán bộ tín dụng: Vẫn còn thiếu cán bộ cả về số lượng lẫn chất lượng. Do đặc thù số lượng khách hàng DNV&N đông, qui mô nhỏ, việc bố

trí đủ cán bộ phục vụ nhóm khách hàng này là một khó khăn chung của chi nhánh NHNT Thành Công, đồng thời chi nhánh cũng chưa có một bộ phận chuyên trách về cho vay DNV&N, thiếu một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về tài trợ cho DNV&N

 Khi cho vay với các DNV&N, ngân hàng luôn yêu cầu có tài sản bảo đảm thay vì các dự án khả thi và đây cũng chính là khó khăn lớn nhất của các DNV&N bởi tài sản của họ thường là tài sản đi thuê, hoặc thường không có sự phân biệt rạch ròi giữa tài sản thuộc sở hữu của cá nhân chủ doanh nghiệp và tài sản của doanh nghiệp nên gây khó khăn cho việc nhận TSBĐ của ngân hàng.

 Nhìn chung các DNV&N chưa gây uy tín được với ngân hàng, luôn là khu vực gây cảm giác mạo hiểm, rủi ro lớn làm cho ngân hàng không dám cho vay.

 Ngoài ra, việc lập các báo cáo tài chính đúng theo chuẩn mực quốc gia, chế độ kiểm toán, đúng theo yêu cầu của ngân hàng chưa được các DNV&N quan tâm gây khó khăn trong việc quản lý, giám sát của ngân hàng. Hơn nữa, các giao dịch của DNV&N nhất là các hộ kinh doanh, các cơ sở sản xuất thường theo phương thức mua bán trao tay không có hợp đồng kinh tế, một số trường hợp thậm chí không có hoá đơn, thanh toán bằng tiền mặt nên ngân hàng rất khó đánh giá doanh số hoạt động thực tế cũng như xác minh nguồn trả nợ. Thêm váo đó, các DNV&N chưa có khả năng lập dự án khả thi hoàn chỉnh thuyết phục được ngân hàng. Mặc dù nhiều khi các DNV&N rỏ ràng là có những ý tưởng kinh doanh khả thi nhưng lại không thể lập thành một dự án hoàn chỉnh để vay vốn ngân hàng nên kế hoặch vẫn bị bỏ dở.

 Phần lớn đội ngũ lãnh đạo DNV&N chưa được đào tạo bài bản, chủ yếu quản lý điều hành dựa vào kinh nghiệm, bộ máy quản lý tài chính thường hay thay đổi, vì vậy khó khăn trong phối hợp với ngân hàng.

 Công tác quản lý của Nhà nước đối với các DNV&N còn chưa chặt chẽ, hệ thống văn bản pháp luật đối với các DNV&N chưa cụ thể gây ra tình trạng phát triển tràn lan, không hiệu quả của các DNV&N. Hơn nữa, hệ thống thông tin của các cơ quan Nhà nước cung cấp cho ngân hàng còn quá ít. Ngoài ra, chính sách của Nhà nước đối với một số ngành không ổn định (lắp ráp xe máy, ô tô, chế biến gỗ…) gây khó khăn cho doanh nghiệp khi đầu tư dài hạn.

 Bên cạnh đó, hệ thống thông tin của chi nhánh NHNT Thành Công (bao gồm cả thông tin quản lý và thông tin phục vụ khách hàng) vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, vẫn còn một số vướng mắc trong việc cung ứng thông tin một cách thống nhất và trong việc quản lý thông tin…

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

VỪA VÀ NHỎ Ở CHI NHÁNH NHNT THÀNH CÔNG 3.1.Định hướng phát triển hoạt động cho vay của chi nhánh NHNT

Thành Công

3.1.1.Định hướng phát triển hoạt động cho vay của chi nhánh NHNT Hà Nội

Trước ngày 1/1/2007 chi nhánh NHNT Thành Công vẫn là chi nhánh cấp 2 phụ thuộc vào chi nhánh NHNT Hà Nội. Cho dù đến nay, chi nhánh NHNT Thành Công đã tách ra độc lập với chi nhánh NHNT Hà Nội nhưng về cơ bản chi nhánh NHNT Hà Nội vẫn luôn là đơn vị hướng dẫn chi nhánh trong thời gian đầu chuyển thành chi nhánh cấp 1. Chính vì vậy, định hướng phát triển hoạt động cho vay của chi nhánh NHNT Thành Công ít nhiều chịu ảnh hưởng của định hướng phát triển hoạt động cho vay của chi nhánh NHNT Hà Nội. Trong năm 2007, chi nhánh NHNT Hà Nội cùng các chi nhánh trên địa bàn nỗ lực phấn đấu thực hiện định hướng chung của NHNT Việt Nam là:

 Tập trung cao độ mọi nguồn lực để thực hiện thành công chương trình Cổ phần hoá: phát hành cổ phiếu và niêm yết trên thị trường chứng khoán, quan tâm tới việc chọn đối tác chiến lược để tạo nền tảng thực hiện mục tiêu chiến lược.

 Xây dựng mô hình tập đoàn theo sự chỉ đạo của Chính phủ, xây dựng chiến lược phát triển cho NHNT đến năm 2015

 Tiếp tục tiến hành đổi mới cơ cấu tổ chức và áp dụng mô thức quản trị điều hành theo thông lệ quốc tế; nâng cao một bước quản trị hệ thống,

hoàn thiện công tác quản trị hệ thống, hoàn thiện công tác quản trị rủi ro, kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

 Thay đổi, điều chỉnh một cách cơ bản cơ cấu đối tượng khách hàng. Có bước đi quan trọng trong việc thay đổi cơ cấu khách hàng theo hướng hạn chế tập trung hoá: phát triển khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng bán lẻ thông qua việc cơ cấu lại tổ chức, phát triển mạng lưới

 Đa dạng hoá các sản phẩm huy động; tăng cường và đẩy mạnh các giải pháp nhằm triển khai ứng dụng một cách có hiệu quả các sản phẩm mới, đặc biệt các sản phẩm đi kèm khuyến mãi. Đổi mới công tác khách hàng, trước hết là phong các giao tiếp.

 Tăng trưởng tín dụng hợp lý, song song với tăng trưởng nguồn vốn. Tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng khách hàng.

 Tập trung tăng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo đúng quy chế tín dụng của ngân hàng Nhà nước và giảm tỷ lệ nợ quá hạn, không để phát sinh thêm các khoản nợ khó đòi

 Tăng nhanh các sản phẩm dịch vụ, đổi mới công nghệ, tổ chức cán bộ hợp lý và nâng cao chất lượng cán bộ ngân hàng

Một số chỉ tiêu hoạt động

Kế hoặch xác định chung cho các chi nhánh NHNT trên địa bàn Hà Nội năm 2007:

 Tổng nguồn vốn huy động đạt 12700 tỷ đồng, tăng 22.7% so với năm 2006.

 Huy động ngoại tệ chiếm 50-53% nguồn vốn huy động từ khách hàng

 Dư nợ tín dụng đến hết năm 2007 đạt 4890 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2006

 Tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đạt 32% tổng dư nợ

 Tăng tỷ trọng cho vay có TSBĐ lên 40%

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công (Trang 58 - 66)