Nâng cao trình độ khoa học công nghệ của công nhân, viên chức, lao động

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hoá doanh nghiệp và vai trò Công đoàn trong việc xây dựng Văn hoá doanh nghiệp potx (Trang 92 - 93)

- Nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực

3.2.3.1. Nâng cao trình độ khoa học công nghệ của công nhân, viên chức, lao động

khen cho các tập thể và cá nhân; tặng Bằng Lao động sáng tạo cho3250 lượt người”.

Đặc biệt tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VII diễn ra tại Hà Nội từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 10 năm 2005, đã đón tiếp 1.270 đại biểu (trong đó 1160 Đại biểu chính thức và 1.100 đại biểu mời).

Trong 5 năm qua Đảng và Nhà nước đã phong tặng 274 tập thể anh hùng (trong đó 174 tập thể anh anh hùng lao động và 100 tập thể anh hùng lực lượng vũ trang), 75 cá nhân anh hùng (trong đó có 61 anh hùng lao động 14 anh hùng lực lượng vũ trang), tuyên dương 689 chiến sĩ thi đua toàn quốc.

Tóm lại, tổ chức phong trào thi đua yêu nước, động viên khen thưởng kịp thời cho CNVC- LĐ trong doanh nghiệp là một giải pháp hữu hiệu, mang lại sự phấn khích, hứng khởi cho mọi thành viên trong doanh nghiệp, từ đó họ sẽ đem hết sức mình, tài năng và trí tuệ, để đóng góp ngày càng nhiều cho doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp ngày càng đi lên và chính đó là sự thành công của việc xây dựng Văn hoá trong doanh nghiệp.

Để kết thúc phần này chúng tôi xin trích nguyên văn lời phát biểu của Thủ tướng Phan Văn khải trong buổi bế mạc Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ VII: Những báo cáo của nhiều đơn vị, cá nhân điển hình, tiên tiến xuất sắc ở các ngành, các địa phương tại Đại hội đã chứng minh một cách sinh động những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, cũng cố an ninh quốc phòng của nước ta trong 5 năm qua, là kết quả huy động sức mạnh toàn dân cả vật chất, tinh thần và trí tuệ, sự nỗ lực của các ngành, các cấp trong đó có sự đóng góp của thi đua khen thưởng (Báo Lao động điện tử, ngày 6/10/2005, tr.1).

3.2.3. Giải pháp về nghiệp vụ

3.2.3.1. Nâng cao trình độ khoa học công nghệ của công nhân, viên chức, lao động động

Ngày nay trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi đội ngũ CNLĐ phải có tay nghề cao mới nắm bắt được khoa học công nghệ tiên tiến, áp dụng vào sản xuất, tạo ra những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao. Đặc biệt trong những

ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước như: Bưu chính viễn thông, Dầu khí, Điện lực, Hàng không…càng đòi hỏi đội ngũ công nhân kỷ thuất lành nghề.

Thực tế hiện nay cho thấy, trình độ học vấn, tay nghề của CNVC- LĐ của chúng ta đang ở mặt bằng hạn chế, mặc dù so với trước đây đã được nâng lên đáng kể. Theo kết quả điều tra gần đây của Tổng Liên đoàn, tỷ lệ CNLĐ có trình độ tiểu học là 4,1%, trung học cơ sở là 27,4%, trung học phổ thông là 62%. Tỷ lệ công nhân chưa qua đào tạo là 25%. Trong các doanh nghiệp số lao động có trình độ cao đẳng trở lên chỉ chiếm 35%. (Trong khi đó ở Hàn Quốc là 48%, Thái Lan là 58%, Nhật Bản là 64,4%), phổ biến là tình trạng thừa công nhân làm việc đơn giản bằng cơ bắp, song lại thiếu công nhân có tay nghề cao, chuyên môn giỏi.

Về trình độ tay nghề thợ bậc 1 đến bậc 3 chiếm gần 30 %, trong khi đó thợ bậc cao (6-7) chỉ có 7,6% đó là chưa kể đến số làm việc chưa đúng ngành nghề không được đào tạo. Một tồn tại đáng kể nhất ở đội ngũ công nhân lao động nước ta là khả năng chuyên sâu thấp. Đây là hạn chế cần được sớm khắc phục, mới đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Có điều kiện đưa công nhân đi học tập, thực hành tay nghề ở các nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến.

Như vậy, cả về khách quan lẫn chủ quan việc nâng cao trình độ học vấn, tay nghề chuyên môn cho CNVC- LĐ là vấn đề cấp bách và cần thiết hiện nay. Đây không những trách nhiệm của bản thân giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn, mà còn là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hoá doanh nghiệp và vai trò Công đoàn trong việc xây dựng Văn hoá doanh nghiệp potx (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)