Xây dựng phong trào thi đua, khen thưởng, động viên Công nhân, viên chức, lao động

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hoá doanh nghiệp và vai trò Công đoàn trong việc xây dựng Văn hoá doanh nghiệp potx (Trang 89 - 92)

- Nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực

3.2.2.4. Xây dựng phong trào thi đua, khen thưởng, động viên Công nhân, viên chức, lao động

chức, lao động

Xây dựng phong trào thi đua, khen thưởng, động viên công nhân, viên chức, lao động kịp thời là một trong những giải pháp quan trọng để xây dựng VHDN.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi xướng phong trào thi đua yêu nước ở nước ta và Người đã khẳng định: “ Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”. Như vậy, theo Hồ Chí Minh thi đua nhất thiết phải mang lại lợi ích cho đất nước và ngược lại, làm những việc gì mang lại lợi ích cho dân tộc, cho đất nước đều là thi đua. Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ, thi đua không phải là một khái niệm trừu tượng, khó hiểu mà có thể nhận biết được qua những công việc cụ thể. Cho nên thi đua là công việc hàng ngày của mọi người và được triển khai trong công tác của cơ quan, xí nghiệp, đơn vị. Thi đua yêu nước là hành động tự giác, mang tính tích cực, sáng tạo của mỗi người, mỗi tập thể nhằm hướng tới mục tiêu làm lợi cho nhân dân. Thi đua phải được coi là một công việc liên tục, thường xuyên. Bởi vậy, Hồ Chí Minh viết:

"Người người thi đua. Ngành ngành thi đua. Ngày ngày thi đua”.

Theo Hồ Chí Minh, người người thi đua, ngành ngành thi đua, nhà nhà thi đua thì cả một dân tộc nhờ sức mạnh đó mà tiến bộ mà phát triển.

Song, hiện nay trong nền kinh tế thị trường, chúng ta cần phải hiểu rõ thi đua và cạnh tranh có sự khác nhau.

Khi đề cập đến vấn đề thi đua, C. Mác và Ph Ăngghen cũng đề cập đến cạnh tranh. Các ông khẳng định: “ Thi đua không đồng nghĩa với cạnh tranh.” Những cơ sở để C. Mác đưa đến những khẳng định trên xuất phát từ bản chất của thi đua. Theo Ông trong những điều kiện xã hội khác nhau thì hình thức và bản chất của thi đua cũng khác nhau.

Thi đua đòi hỏi phải được đánh giá công khai, công bằng, khách quan. Làm cho tính hợp lý và tính tích cực của cạnh tranh bổ sung cho thi đua để thi đua ngày càng tiến bộ, tích cực và có hiệu qua cao. Do vậy, không để cho cạnh tranh trong kinh tế thị trường lấn át, gạt bỏ thi đua xã hội chủ nghĩa.

Thi đua xã hội chủ nghĩa là nơi diễn ra cuộc đua sức, đua tài trong phát triển, vừa là nơi học hỏi, tìm hiểu lẫn nhau, trên tinh thần hợp tác, đoàn kết. Chính vì vậy, thi đua xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường là sự tiếp nối, kế thừa, tiếp nhận mặt tích cực của cạnh tranh với mục đích làm cho thi đua đạt hiệu quả tốt đẹp hơn.

Ngày nay trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thi đua có một vai trò rất quan trọng được thể hiện một số mặt sau đây:

Một là: Thi đua là phương pháp tốt nhất để thu hút, lôi cuốn đông đảo CNVC- LĐ

và các tầng lớp nhân dân dấy lên phong trào hành động cách mạng, sôi nỗi trong lao động, học tập công tác, nó trở thành động lực mạnh mẽ, thúc đẩy mọi người, mọi tập thể đem hết nhiệt tình trí tuệ, tài năng cống hiến cho sự nghiệp và xây dựng tổ quốc. Lênin đã chỉ rõ:

Thi đua là cái đòn bẩy mà giai cấp công nhân nhờ vào đó để lay chuyển toàn bộ đời

sống kinh tế và văn hoá trong cả nước, trên cơ sở chủ nghĩa xã hội”.

Đối với nước ta, hiện nay đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhằm thực hiện mục tiêu” Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Để thực hiện được mục tiêu đó, chỉ có sự tham gia tự giác, tích cực của nhân dân, trong đó nồng cốt là CNVC- LĐ vào phong trào thi đua yêu nước.

Hai là: Thi đua là trường học giáo dục, rèn luyện con người. Bởi vì, thi đua luôn luôn thôi thúc mọi người cố gắng phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Do đó, thúc đẩy mọi người không ngừng nâng cao năng lực, trình độ về mọi mặt, để ngày càng cống hiến nhiều hơn cho xã hội. Quá trình này làm cho con người ngày càng được hoàn thiện về mặt trí tuệ, tình cảm, nhân cách, đạo đức. Vì thi đua XHCN

không chỉ thuần tuý ở nội dung kinh tế, thực hiện mục đích lợi ích kinh tế và các giá trị vật chất khác… Thi đua còn hướng con người đến các giá trị tinh thần, tình cảm, đạo đức tốt đẹp. Đồng thời thi đua chính là nhu cầu được biểu hiện khả năng được cống hiến, được khẳng định mình của mỗi con người trước xã hội.

Ba là: Thi đua góp phần xây dựng và cũng cố sức mạnh đại đoàn kết, thân ái giúp

đỡ lẫn nhau trong tập thể, cộng đồng. Do bản chất của thi đua XHCN là đồng tâm hiệp lực, là phổ biến sáng kiến hay, cách làm tốt. Qua thi đua mọi người tìm đến nhau học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với nhau, cùng nhau tháo gở khó khăn, tạo nên tình đồng cảm, tình đồng nghiệp và giúp nhau cùng tiến bộ.

Để phong trào thi đua trong giai đoạn mới thiết thực và hiệu quả, Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 35/CT-TW yêu cầu các cấp các ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội, khi phát động phong trào thi đua, cần phải xây dựng kế hoạch và có biện pháp cụ thể, tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ về chất trong công tác thi đua khen thưởng, dấy lên phong trào thi đua sôi nổi nhằm phát huy cao độ tính tích cực trong các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế, tạo ra động lực tinh thần, vật chất mới hăng hái lao động sản xuất góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị về công tác thi đua khen thưởng, trong những năm qua Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức sâu rộng phong trào thi đua yêu nước trong CNVC- LĐ và đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp.

Tại Đại hội Thi đua yêu nước trong CNVC- LĐ toàn quốc ngày 28 tháng 7 năm 2005 do Tổng Liên đoàn tổ chức tại Hà Nội, báo cáo đã khẳng định: “Kết quả phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động đã được Đảng, Nhà nước đánh giá cao; xuất hiện nhiều tấm gương sáng, điển hình tiên tiến, xuất sắc. Đã có 61 tập thể và 34 cá nhân được tuyên dương anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới; 567 tập thể, cá nhân được nhận Huân chương lao động và Huân chương Độc lập các hạng; 1070 tập thể, các nhân được nhận Bằng khen của Chính phủ. Trong đó cán bộ Công đoàn chuyên trách và tập thể Công đoàn các cấp được khen thưởng: 119 Huân chương Độc lập và Huân chương Lao động các hạng; 311 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 48 cờ thi đua của Chính phủ.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tặng thưởng 2460 Cờ thi đua, 21564 Bằng khen cho các tập thể và cá nhân; tặng Bằng Lao động sáng tạo cho3250 lượt người”.

Đặc biệt tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VII diễn ra tại Hà Nội từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 10 năm 2005, đã đón tiếp 1.270 đại biểu (trong đó 1160 Đại biểu chính thức và 1.100 đại biểu mời).

Trong 5 năm qua Đảng và Nhà nước đã phong tặng 274 tập thể anh hùng (trong đó 174 tập thể anh anh hùng lao động và 100 tập thể anh hùng lực lượng vũ trang), 75 cá nhân anh hùng (trong đó có 61 anh hùng lao động 14 anh hùng lực lượng vũ trang), tuyên dương 689 chiến sĩ thi đua toàn quốc.

Tóm lại, tổ chức phong trào thi đua yêu nước, động viên khen thưởng kịp thời cho CNVC- LĐ trong doanh nghiệp là một giải pháp hữu hiệu, mang lại sự phấn khích, hứng khởi cho mọi thành viên trong doanh nghiệp, từ đó họ sẽ đem hết sức mình, tài năng và trí tuệ, để đóng góp ngày càng nhiều cho doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp ngày càng đi lên và chính đó là sự thành công của việc xây dựng Văn hoá trong doanh nghiệp.

Để kết thúc phần này chúng tôi xin trích nguyên văn lời phát biểu của Thủ tướng Phan Văn khải trong buổi bế mạc Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ VII: Những báo cáo của nhiều đơn vị, cá nhân điển hình, tiên tiến xuất sắc ở các ngành, các địa phương tại Đại hội đã chứng minh một cách sinh động những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, cũng cố an ninh quốc phòng của nước ta trong 5 năm qua, là kết quả huy động sức mạnh toàn dân cả vật chất, tinh thần và trí tuệ, sự nỗ lực của các ngành, các cấp trong đó có sự đóng góp của thi đua khen thưởng (Báo Lao động điện tử, ngày 6/10/2005, tr.1).

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hoá doanh nghiệp và vai trò Công đoàn trong việc xây dựng Văn hoá doanh nghiệp potx (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)