- Giáo dục và đào tạo.
2.2.2.1. Về triết lý kinh doanh
Như chúng tôi đã trình bày ở trên, triết lý kinh doanh được thể hiện qua mục đích, tôn chỉ và định hướng cho sự phát triển bền vững, ổn định, lâu dài của doanh nghiệp. Vì thế, khi xây dựng VHDN, các doanh nghiệp phải suy nghĩ, nghiền ngẫm để đút kết thành triết lý kinh doanh, sao cho triết lý ấy vừa phù hợp với lợi ích doanh nghiệp và xã hội, vừa mang nét đặc trưng riêng, lại vừa dễ thực hiện.
Qua khảo sát bước đầu 3 doanh nghiệp và tham khảo thêm một số doanh nghiệp nêu trên, chúng tôi thấy rằng các doanh nghiệp đã xây dựng cho mình một triết lý kinh doanh khá tiêu biểu, thể hiện được tính chiến lược phát triển lâu dài và ổn định.
* Công ty Giày Thượng Đình
Công ty giày Thượng Đình nằm trên đường Nguyễn Trãi, ngay trung tâm thành phố Hà Nội. Công ty được thành lập tháng 1 năm 1957. Trải qua những năm tháng thăng trầm, biến đổi, ngày nay trong nền kinh tế thị trường, Công ty vẫn trụ vững với trên 2500 công nhân, trong đó trên 2450 là đoàn viên Công đoàn.
Công ty có một Đảng bộ với 190 đảng viên, sinh hoạt trên 10 Chi bộ.
Hiện tại Công ty có quy mô sản xuất khá lớn. Năm 2004, Công ty sản xuất 5,5 triệu đôi giày các loại, trong đó xuất khẩu 2,5 triệu đôi, tiêu thụ trong nước 3 triệu đôi, đạt giái trị sản xuất công nghiệp trên 170,4 tỷ đồng. Công ty luôn tạo đủ công ăn, việc làm cho 2500 CNVC- LĐ, lương bìmh quân 1.250.000đ tháng/ người.
Trải qua gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Giày Thượng Đình đã quán triệt cho mọi thành viên trong công ty với một triết lý kinh doanh là “Chất lượng sản phẩm là quyết định sự tồn tại của Công ty”.
Đây là một triết lý chứa đựng giá trị văn hoá cao trong sản xuất kinh doanh của Công ty Giày Thượng Đình. Mặc dầu so với mức lương bình quân đối với một số doanh nghiệp khác địa bàn Hà Nội còn thấp, nhưng Công ty giày Thượng Đình luôn giữ được việc làm ổn định cho 2500 CNVC- LĐ. Thị trường tiêu thụ của Công ty không những ở châu Âu, châu á, mà ngày nay còn phát triển qua châu Phi. Dự kiến của Công ty, năm 2005 sẽ sản xuất đạt 6 triệu đôi giày, xuất khẩu khoảng 4 triệu đôi, tiêu thụ trong nước 2 triệu đôi.
Để đạt được mục tiêu kinh doanh, Công ty đã ban hành Bản “Quy ước Văn hoá”
hành Công đoàn xây dựng và thông qua Hội nghị công nhân viên chức toàn Công ty ngày 17 tháng 3 năm 1999.
Đầu đề của Bản “Quy ước văn hoá” được ghi: “Văn hóa doanh nghiệp bao gồm những thái độ, hành vi của mọi người trong doanh nghiệp, tiêu biểu cho giá trị cao đẹp, được mọi người công nhận và nuôi dưỡng lâu dài tạo thành tập tục, truyền thống văn hoá của doanh nghiệp”.
4 yêu cầu:
1. Xây dựng mối quan hệ tập thể giữa lãnh đạo, các đoàn thể và người lao động gắn bó, đồng cảm cùng chung một chí hướng.
2. Chuyển giao và kế thừa qua các thế hệ về những kinh nghiệm quản lý sản xuất và chăm lo đời sống, tuyên truyền và giáo dục lịch sử, truyền thống, văn hoá Công ty đến từng thành viên.
3. Lãnh đạo doanh nghiệp phải tâm huyết, gương mẫu trong công việc và cuộc sống. 4. Mọi thành viên có trách nhiệm xây dựng giữ gìn, phát huy văn hoá của Công ty.