Vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế đất nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hoá doanh nghiệp và vai trò Công đoàn trong việc xây dựng Văn hoá doanh nghiệp potx (Trang 29 - 32)

Thực tiễn đã chứng minh rằng, trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, nếu không phát triển kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác xã để xây dựng hậu phương vững mạnh, giải quyết hậu cần tại chổ thì không thể huy động được tổng lực của dân tộc chi viện cho tiền tuyến để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.

Sau khi thống nhất đất nước, nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi chính sách bao vây cấm vận triệt để của Mỹ, sự duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, trong điều kiện xây dựng hoà bình và sau đó là sự tan rã của hệ thống XHCN. Đại hội VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN. Từ đó đến nay, chúng ta kiên trì chủ trương này, nền kinh tế nước ta đã phát triển với tốc độ khá cao trong nhiều năm, thoát khỏi khủng hoảng, đảm bảo được những cân đối lớn, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, xã hội tạo ra thế và lực mới để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới đi lên.

Nếu nhìn từ hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật và những đóng góp của doanh nghiệp nhà nước hiện nay, rõ ràng là DNNN đang có vai trò hết sức to lớn, quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Thể hiện trên những mặt chủ yếu sau đây:

Doanh nghiệp Nhà nước đang nắm giữ những ngành, những lĩnh vưc then chốt, hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật quan trọng nhất cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nắm giữ toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có tính huyết mạch; hầu hết các doanh nghiệp lớn là DNNN trong các ngành: Xây dựng (về giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp, dân dụng) cơ khí chế tạo, luyện kim, xi măng, điện tử, hoá chất, dầu khí, than, phát dẫn điện, thông tin liên lạc, vận tải đường sắt, đường biển, đường không, ô tô…, sản xuất hàng công nghiệp tiêu dùng, chế biến nông, thuỷ hải sản; nắm giữ tỷ lệ quan trọng trong hầu hết trong ngành kinh doanh dịch vụ, thương mại, xuất nhập khẩu; chiếm thị phần áp đảo trong huy động vốn và cho vay.

Cụ thể tỷ trọng phần DNNN trong một số ngành như: 80% công nghiệp khai thác, trên 60 % công nghiệp chế biến. 99% công nghiệp điện - gaz - dầu khí - cung cấp nước, trên 82% vận chuyển hàng hoá, 50 % vận chuyển hành khách, chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong sản xuất phân bón hoá học 99,8%, thuốc trừ sâu 93,6%, Axitsulfuric100%, xút 100%, lốp ô tô 100%, lốp xe đạp 80%, pin 100%, chế tạo động cơ diesel loại nhỏ 100%,

88% năng lực kéo sợi, 50% năng lực dệt thoi, 30% năng lực dệt kim và khoảng trên dưới 50% năng lực may mặc; giày dép. Bán buôn chiếm tỷ trọng 70% và 20% bán lẻ. Hệ thống các ngân hàng thương mại Quốc doanh chiếm thị phần áp đảo trong huy động vốn tới 80% thị phần và cho vay 74% thị phần đối với nền kinh tế [3, tr.20].

Có thể khẳng định rằng, doanh nghiệp nhà nước đã góp phần quan trọng vào việc điều tiết quan hệ cung cầu, ổn định giá cả, chống lạm phát, ổn định tỷ giá, khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường.

Doanh nghiệp Nhà nước chiếm một phần quan trọng trong xuất nhập khẩu; trong đó DNNN giữ tỷ trọng tuyệt đối trong hoạt động xuất khẩu; riêng công nghiệp năm 1999 đã xuất khẩu được 6,17 tỷ USD (chủ yếu do các DNNN) chiếm gần 54 tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn bộ nền kinh tế. Tổng công ty Lương thực miền Nam xuất khẩu gạo chiếm tỷ trọng 60-70 % so với cả nước.

Bên cạnh đó DNNN đóng góp nguồn thu tập trung lớn và ổn định cho Ngân sách Nhà nước. Năm 1999 phần thu thuế DNNN (VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền thu sử dụng vốn) chiếm 39,25%; riêng 17 TCT 91 năm 1999 nộp ngân sách 23.487 tỷ, tăng 20,7% so với năm 1998. Trong khi Nhà nước không đủ vốn ngân sách cấp vốn lưu động cho kinh doanh của DNNN theo quy định, thì nhiều Doanh nghiệp đã tiết kiệm hình thành vốn tự bổ sung, năng động tìm nguồn vốn bên ngoài, bao gồm vốn vay của các tổ chức tín dụng và CNVC- LĐ trong doanh nghiệp.

Trong lúc các thành phần kinh tế khác chưa vươn lên được thì DNNN là đối tác chính trong liên doanh, liên kết với bên ngoài chiếm 96% dự án và 99% phần vốn góp của Nhà nước ở các đợn vị liên doanh nước ngoài; đồng thời DNNN cũng thực hiện các hạ tầng kỹ thuật cần thiết để thu hút các doanh nghiệp có vốn trong nước và nước ngoài vào đầu tư.

Doanh nghiệp Nhà nước đã tạo ra điều kiện vật chất, kỹ thuật, là một trong những nhân tố có tầm quan trọng quyết định đối với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp hàng hoá, chuyển từ thiếu sang đáp ứng được nhu cầu cơ bản nông sản, thực phẩm chất lượng ngày một cao của nhân dân và có phần xuất khẩu, chủ yếu thông qua việc xây dựng các công trình thuỷ lợi lớn, cung cấp điện, xây dựng các đường giao thông huyết mạch, cung cấp giống cây, con, chuyển giao kỹ thuật và bước đầu phát triển công

nghiệp chế biến. Một số nông, lâm trường đã phát huy được vai trò là trung tâm kinh tế, văn hoá, chuyển giao công nghệ trên địa bàn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hoá doanh nghiệp và vai trò Công đoàn trong việc xây dựng Văn hoá doanh nghiệp potx (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)