Tổ chức bộ máy điều hành trong doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hoá doanh nghiệp và vai trò Công đoàn trong việc xây dựng Văn hoá doanh nghiệp potx (Trang 83 - 86)

- Nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực

3.2.2.1. Tổ chức bộ máy điều hành trong doanh nghiệp nhà nước

Tổ chức xây dựng bộ máy điều hành trong doanh nghiệp là một bộ phận của việc xây dựng VHDN.

Trong doanh nghiệp bộ máy điều hành, lãnh đạo đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì, bộ máy điều hành sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Trên thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, dẫn đến việc phá sản, phải giải tán doanh nghiệp. Nguyên nhân chính là do bộ máy điều hành, lãnh đạo kém, thiếu năng lực quản lý sản xuất, mất đoàn kết nội bộ, không sâu sát với quần chúng công nhân, dẫn đến bè phái, đề cao chủ nghĩa cá nhân, làm mất sự tin yêu, cộng sự của CNLĐ trong doanh nghiệp.

Hiện tại trong mỗi doanh nghiệp nhà nước, bộ máy điều hành, lãnh đạo đơn vị bao gồm, Đảng uỷ, Giám đốc và Công đoàn.

Bộ máy này luôn luôn phải thực sự đoàn kết, thống nhất và đặt mục tiêu phát triển doanh nghiệp lên hàng đầu.

a. Đối với Đảng uỷ

Do cơ chế Đảng lãnh đạo toàn diện, vì vậy, Bí thư đảng uỷ phải là người có bản lĩnh, sáng suốt, có tri thức và quyết định dứt khoát.

Bí thư Đảng uỷ phải thường xuyên căn cứ từ phong trào sản xuất của công nhân, hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp để chọn lưạ những đảng viên có đức, có tài cho đi đào tạo về công tác quản lý, điều hành sản xuất để bổ sung vào ban lãnh đạo điều hành doanh nghiệp.

Bí thư đảng uỷ phải vận dụng linh hoạt những Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng uỷ cấp trên vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình, từ đó định ra đường lối chiến lược phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Đồng thời hàng tháng, hàng quý yêu cầu những đảng viên của mình được giao nhiệm vụ quản lý báo cáo công việc trước Đảng uỷ. Bên cạnh đó Đảng uỷ giao nhiệm vụ cho Công đoàn tổ chức phong trào thi đua trong doanh nghiệp. Phong trào thi đua lao động sản xuất, thi đua thực hành tiết kiệm, thi đua học tập nâng cao trình độ tay nghề.

b. Đối với Ban Giám đốc

Có thể khẳng định rằng, sự phát triển đi lên, dừng chân tại chỗ, hay phá sản của doanh nghiệp, phụ thuộc rất nhiều vào sự điều hành, lãnh đạo của Ban giám đốc doanh nghiệp mà người chịu trách nhiệm chính là Giám đốc.

Người Giám đốc doanh nghiệp là người có tài thực sự. Phải có kiến thức chuyên sâu về lính vực mà mình đang quản lý; phải biết sắp xếp, bố trí một cách khoa học những nhân sự dưới quyền mình sao cho hợp lý, để họ phát huy tối đa năng lực, sở trường của mình trong công việc sản xuất kinh doanh.

Giám đốc doanh nghiệp cần phải thường xuyên tranh thủ ý kiến của Chủ tịch Công đoàn để nắm vững tình hình chính trị, tư tưởng cũng như việc làm của CNVC- LĐ trong doanh nghiệp, đồng thời cùng với Chủ tịch Công đoàn quyết định tiền lương, tiền thưởng cho CNLĐ.

Giám đốc doanh nghiệp là người biết nhìn xa trông rộng, luôn luôn nắm bắt được sự biến động của thị trường có ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có bước điều chỉnh kịp thời và hợp lý.

Giám đốc doanh nghiệp phải có tinh thần dân chủ, công khai công việc với những người cộng sự với mình. Có như vậy, những người cộng sự mới tin tưởng giám đốc và luôn luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ mà Giám đốc phân công.

Giám đốc doanh nghiệp cần phải có mối quan hệ rộng trên thương trường. Chính đây là yếu tố nhạy cảm giúp Giám đốc nắm bắt được đối tác cạnh tranh, hoặc tranh thủ sự ủng hộ của các nhà đầu tư về tài chính cũng như công nghệ sản xuất cho doanh nghiệp của mình.

Bên cạnh đó giám đốc doanh nghiệp cũng cần sâu sát, nắm vững đội ngũ cán bộ đứng đầu các mũi sản xuất. Có như vậy, khi bổ sung, đề bạt hoặc thay đổi cán bộ thì không ảnh hưởng đến tâm lý, tư tưởng, tình cảm của CNLĐ và quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

c. Đối với Công đoàn.

Trong doanh nghiệp Công đoàn đóng vai trò rất quan trọng, tổ chức các phong trào thi đua lao động sản xuất, thể dục, thể thao, văn hoá, văn nghệ, tạo nên không khí vui tươi trong doanh nghiệp để CNLĐ phấn khởi, hăng hái sản xuất, đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Bên cạnh đó Chủ tịch Công đoàn còn tham gia cùng Giám đốc doanh nghiệp về quản lý doanh nghiệp sao cho thật có hiệu quả, đồng thời giáo dục cho CNLĐ hết lòng tận tuỵ với doanh nghiệp. Vì vậy người Chủ tịch Công đoàn doanh nghiệp phải thực sự có tài và phải được CNLĐ mến phục. Để thực sự trở thành người lãnh đạo tài năng, Chủ tịch Công đoàn không những có kiến thức sâu sắc về công việc mà mình đang quản lý, đồng thời phải là nhà tổ chức các hoạt động phong trào trong doanh nghiệp sao thật có hiệu quả.

Chủ tịch Công đoàn phải là người luôn luôn gần gũi CNLĐ nhất, để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người lao động, phát hiện những điều hay, việc dỡ của CNLĐ, từ đó đề ra những biện pháp giáo dục, thuyết phục có hiệu quả. Đồng thời Chủ tịch Công đoàn phải hiểu rõ công việc của doanh nghiệp, mới có thể tham gia với Giám đốc điều chỉnh kế hoạch sản xuất, hay thay đổi dây chuyền sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, làm cho sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng cao, đáp ứng với nhu cầu thị trường, từ đó nâng cao mức lợi nhuận của doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp ngày càng ổn định và phát triển.

Như vậy bộ máy điều hành lãnh đạo của một doanh nghiệp bao gồm Đảng uỷ, Giám đốc và Công đoàn, được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, phải là bộ ba thống nhất về tư tưởng, quan điểm, đường lối chiến lược để phát triển doanh nghiệp.

Xây dựng VHDN không chỉ có cấp uỷ Đảng, Giám đốc doanh nghiệp hay Chủ tịch Công đoàn. Thiếu một trong ba thành phần trên, ắt sẽ khó có thể xây dựng thành công VHDN. Nhưng có thể khẳng định rằng vai trò của Công đoàn trong việc xây dựng văn

hoá rất quan trọng. Nếu, Bí thư Đảng uỷ đồng ý chủ trương, Giám đốc tạo điều kiện, nhưng Chủ tịch Công đoàn không hưởng ứng, không thực hiện, không triển khai vận

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hoá doanh nghiệp và vai trò Công đoàn trong việc xây dựng Văn hoá doanh nghiệp potx (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)