I/ NHỮNG GIẢI PHÁP CHO TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SÔNG MIỀN BẮC
5. Hoàn thiện phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động định mức kỳ kế hoạch sát với nhu cầu vốn thực tế của Tổng công ty.
mức kỳ kế hoạch sát với nhu cầu vốn thực tế của Tổng công ty.
5.1. Sự cần thiết của phương pháp.
Trong thời gian qua việc lập kế hoạch vốn lưu động của Tổng công ty đã bộc lộ một số tồn tại chủ yếu sau:
- Việc xác định vốn lưu động dựa vào doanh thu kế hoạch và số vòng quay của vốn kế hoạch là chưa khoa học, do đó chưa xác định nhu cầu vốn cho từng khâu, từng bộ phận, điều này dẫn đến Tổng công ty phải đi vay ngắn hạn ngân hàng với tỉ lệ lớn.
- Lượng vốn được xác định không sát với thực tế, thấp hơn so với thực tế, duy có nguồn tín dụng sụt giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu thực tế năm 2001 lớn hơn doanh thu kế hoạch đề ra (kế hoạch là 2.156.000 triệu VNĐ, thực hiện là 2.271.245 triệu VNĐ, tăng 11%) và tình hình suy giảm kinh tế.
Căn cứ vào tình hình thực tế Tổng công ty có thể áp dụng phương pháp phần trăm của tài sản nợ và tài s ản có trong bảng cân đối tài sản trên doanh thu thực tế năm trước đó để xác định nhu cầu vốn lưu động định mức. Áp dụng phương pháp này hạn chế được nhược điểm của phương pháp mà Tổng công ty đang áp dụng, giúp cho Tổng công ty xác định một cách chính xác, sát thực tế hơn về nhu cầu vốn lưu động định mức kỳ kế hoạch, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
5.2. Nội dung của phương pháp.
Đây là phương pháp dự đoán ngắn hạn và đơn giản có thể sử dụng để xác định nhu cầu tài chính của doanh nghiệp. Trình tự tiến hành như sau:
- Tính số dư trên các tài khoản trong bảng cân đối tài sản trong năm của Tổng công ty.
- Chọn những khoản chịu sự biến động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu và tỉ lệ phần trăm trên doanh thu trong năm.
- Dùng phần trăm đó ước tính nhu cầu đó của năm cần lập kế hoạch.
5.3. Áp dụng để xác định vốn lưu động định mức cho năm 2001.
Năm 2000 doanh thu đạt 1977.551 triệuVNĐ. Xét bên tài sản.
Khi doanh thu thì các mục bên tài sản có thể thay đổi tỉ lệ thuận với doanh thu. Tuy nhiên do tính chất và đặc điểm của vốn cố định là không trực tiếp thay đổi tỉ lệ thuận với doanh thu nên ta chỉ xét hai khoản mục đó là:
-Tài sản lưu động.
- Tài sản trong thanh toán. Ta tính chất chỉ tiêu sau
-Tỉ lệ % tài sản lưu động trên doanh thu là:
Tài sản lưu động 2000 330. 743
Doanh thu năm 2000 2000.551
- Tỉ lệ % tài sản trong thanh toán trên doanh thu là Tài sản trong thanh toán 2000 159.805
Doanh thu năm 2000 1977.551
* Xét bên nguồn vốn.
Khi doanh thu tăng thì chỉ có nguồn vốn tín dụng gắn hạn và nguồn vốn trong thanh toán chịu sự biến động trực tiếp, do vậy chỉ xét hai khoản mục này.
- Tỉ lệ phần trăm nguồn vốn tín dụng ngắn hạn trên doanh thu là:
Tín dụng gắn hạn năm 2000 42.196
Doanh thu năm 2000 2000.551
- Tỉ lệ phần trăm nguồn vốn trong thanh toán trên doanh thu là: Nguồn vốn trong thanh toán 120.529
Doanh thu năm 2000 2000.551 Qua việc tính toán ta có chênh lệch :
(17 + 8) - (2,1 + 6) = 16,9% cho ta biết cứ 100 đồng doanh thu tăng thêm t hì phải tăng 16,9 đồng vốn lưu động.
Doanh thu kế hoạch năm 2001 là 2.156.000 triệu VNĐ, do đó nhu cầu vốn lưu động năm 2001 so với năm 2000 tăng:
( 2156.000 - 2000.551) x 0,169 ≈ 26.778 t riệu VNĐ
Trong cơ cấu vốn lưu động năm 2000 thì tài sản lưu động chiếm 330.743
424.291
Với nhu cầu vốn lưu động định mức xác định lại cho năm 2001 là 330.743 + (26.778 x 0,78) = 351.630 VNĐ x 100% = x 100% = 17% x 100% = x 100% = 8% x 100% = x 100% = 2,1% x 100% = x 100% = 6% x 100% = 78%
- Hiệu quả đem lại so với cách tính cũ là: 357.982 - 351.630 = 6.352 triệu VNĐ
Như vậy theo cách tính mới này, Tổng công ty sẽ tiết kiệm được 6.352 triệu VNĐ, đây chính là phần chênh lệch giữa hai cách tính mức vốn lưu động định mức kỳ kế hoạch. Giả sử với lãi suất ngân hàng là 0,95% /tháng, thì trong 1 năm Tổng công ty có thể giảm chi phí trả lãi suất ngân hàng để bổ sung vào lợi nhuận.
6.352 x 0,95% x 12 = 724,128 triệu VNĐ - Hiệu quả đem lại so với thực tế
394.526 - 351.630 = 42.896 triệu VNĐ
Theo cách tính mới này lượng vốn định mức kế hoạch cho năm 2001 thấp hơn thực tế sử dụng là 42.896 triệu VNĐ, đây chính là phần lãng phí do thực hiện căn cứ vào kế hoạch được xác định theo phương pháp cũ. Nếu số tiền này mà vay ngân hàng với lãi suất 0,95%/tháng thì Tổng công ty có thể giảm chi phí lãi suất ngân hàng bổ sung vào lợi nhuận.
42.896 x 0,95% x 12 = 4.890 triệu VNĐ