Lập kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch VLĐ định mức:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò quản lí và hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng Công ty Đường sông Miền Bắc (Trang 50 - 52)

- 22.072 + 2.95 2 25.024 Số liệu biểu trên cho ta thấy năm 2001, Tổng công ty chưa thực hiện

3.1.Lập kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch VLĐ định mức:

3. Tình hình quản lý vốn lưu động

3.1.Lập kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch VLĐ định mức:

Vốn lưu động định mức chính là số vốn lưu động có thể quy định mức tối thiểu, cần thiết thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Nó được sử dụng cho việc chi phí dự trữ tài sản định mức cho Tổng công ty. Khi số vốn lưu động được đảm bảo đầy đủ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường liên tục và chủ động. Tuy nhiên nếu số vốn này không được tính chính xác thì sẽ là nguyên nhân gây khó khăn trở ngại cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở số vốn lưu động định mức đã được tính toán, Tổng công ty sẽ căn cứ vào đó để huy động, phân bổ nguồn vốn kịp thời cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong Tổng công ty đường sông Miền Bắc, nhu cầu về vốn lưu động là tương đối lớn, sau khi đã xác định được vốn lưu động định mức bằng cách dựa vào doanh thu kế hoạch hàng năm, Tổng công ty tiến hành huy động tối đa từ các nguồn: vốn ngân sách, tự bổ sung, số vốn thiếu có thể huy động từ các nguồn, vay tín dụng, quỹ xí nghiệp, vốn chiếm dụng. Chúng ta có thể thấy tình hình thực hiện kế hoạch vốn lưu động định mức qua biểu sau.

Biểu : Kế hoạch nguồn vốn lưu động định mức và tình hình thực hiện năm 2001

Đơn vị: 1.000.000 VNĐ

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch

Số tiền Tỉ lệ % Số tiền Tỉ lệ % Số tiền Tỉ lệ %

cấp 6 - Nguồn tự bổ sung 23.025 6,5 25.871 6,6 2846 12,4 - Nguồn vay tín dụng 86.161 24,1 48.956 12,4 -37.205 -43,2 - Các quỹ xí nghiệp 27.196 7,5 29.192 7,4 1.996 7,3 - Chiếm dụng 105.52 4 29,5 152.416 38,6 46.892 44,4 Tổng cộng 357.98 2 100 394.526 100 36.544

Qua biểu trên ta thấy kế hoạch huy động vốn từ các nguồn và thực hiện công tác huy động vốn cho sản xuất kinh doanh năm 2001 như sau:

- Nguồn NSNN cấp tăng 19% tương ứng với 22.015 triệu VNĐ và có tỉ trọng đứng đầu trong lập kế hoạch nhưng kết quả thực hiện có tỉ trọng đứng thứ hai mặc dù trị số tuyệt đối tăng.

- Nguồn tự bổ sung là nguồn nhỏ nhất cả về số tuyệt đối và số tương đối, việc thực hiện cho với kế hoạch tăng 2846 triệu VNĐ hay 12,4%.

- Nguồn vay tín dụng có mức lập kế hoạch là 86.161 triệu VNĐ nhưng khi thực hiện chỉ đạt 48.956 triệu VNĐ, giảm 37.205 triệu VNĐ hay 43,2%.

- Nguồn quỹ xí nghiệp cũng đạt tăng so với kế hoạch 1.996 triệu VNĐ hay tăng 7,3%.

-Nguồn vốn chiếm dụng có sự tăng vọt với mức kế hoạch là 105. 524 triệu VNĐ, nhưng khi thực hiện là 152.416 triệu VNĐ đứng vị trí đầu bảng.

Qua thực tế việc huy động vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh ta thấy kế hoạch vốn lưu động định mức chưa sát thực tế là 394.526 triệu VNĐ, so với kế hoạch tăng 36.544 triệu VNĐ trong đó.

- Vốn tự bổ sung tăng 2846 triệu hay 12,4% -Vốn vay tín dụng giảm: 37205 hiện nay43,2% - Nguồn NSNN cấp tăng:20/015 hiện nay19% - Các quỹ xí nghiệp tăng:1999 hiện nay 7,3%

Như vậy nhìn chung phương pháp xác định vốn lưu động định mức kế hoạch đã có những kết quả đáng kích lệ. Tuy nhiên khả năng dự báo nguồn vốn tín dụng giảm còn thiếu sót, thêm nữa, phương pháp xác định này không cụ thể cho từng khâu, từng bộ phận. Cho nên Tổng công ty cần có phương pháp xác định khác hợp lý hơn nhằm làm giảm việc sử dụng vốn không có hiệu quả, khâu thì quá nhiều vốn, khẩu lại không có vốn, việc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ sản xuất kinh doanh và làm giảm khả năng sinh lời của đồng vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò quản lí và hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng Công ty Đường sông Miền Bắc (Trang 50 - 52)