Phát huy cơ chế điều hoà vốn trong Tổng công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò quản lí và hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng Công ty Đường sông Miền Bắc (Trang 66 - 67)

I/ NHỮNG GIẢI PHÁP CHO TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SÔNG MIỀN BẮC

1.Phát huy cơ chế điều hoà vốn trong Tổng công ty.

Điều dám khẳng định đầu tiên là vốn là yếu tố cực kỳ quan trọng trong sản xuất kinh doanh, không có vốn thì Tổng công ty không thể hoạt động nhưng quan trọng hơn cả khi đã liên kết hình thành tổng công ty là vấn đề điều hoà vốn. Điều hoà vốn là yêu cầu hết sức khách quan, trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh luôn phải bố trí sắp xếp điều chỉnh lại tài sản, máy móc, thiết bị, vật tư, tiền vốn, lao động... giữa các đơn vị thành viên của Tổng công ty cho phù hợp với tình hình ở trong từng thời điểm cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả nhất nhiệm vụ đặt ra cho Tổng công ty.Toàn bộ quá trình sắp xếp nêu trên suy cho cùnglà sắp xếp về vốn. như vậy muốn điều chỉnh máy móc thiết bị, hay lao động vật tư từ đơn vị này sang đơn vị khác thì cơ chế vốn phải cho phép điều hoà thì kế hoạch điều phối tài sản, vật tư, lao động mới có thể thực hiện được. Muốn vậy, Tổng công ty phải thực hiện vai trò điều hoà vốn, không có cơ chế điều hoà vốn thì vai trò quan trọng trước hết nêu trên của Tổng công ty sẽ trở lên vô hiệu.

Như thế, nếu Tổng công ty không phát huy vai trò điều hoà vốn của mình, không giúp đỡ được các đơn vị thành viên và chính mình thì sẽ đi ngược lại logic tự nhiên. Rõ ràng là Tổng công ty nhận vốn của Nhà nước, do đó Tổng công ty phải chịu trách nhiệm trước nhà nước về hiệu quả sử dụng vốn. Trong trường hợp quản lý và sử dụng vốn kém hiệu quả, hoặc bị mất mát hao hụt thì người phải giải thích trước nhà nước về vấn đề này, đầu tiên phải là Tổng công ty chứ không phải là các công ty thành viên. Tổng công ty không thể nói: xin hãy làm việc với các đơn vị thành viên còn Tổng công ty

chỉ chịu trách nhiệm liên đới một phần. Tổng công ty đứng ra nhận vốn của nhà nước, chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn. Việc phân công, phân cấp cụ thể trong công tác quản lý vốn được giao là chuyện nội bộ của Tổng công ty, do Tổng công quyết định. Trong việc phân cấp quản lý này, mức độ phân cấp cho các đơn vị thành viên nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể. Tuy nhiên Tổng công ty phải giữ quyền quyết định những vấn đề then chốt. Do vậy, nếu công ty chỉ thực hiện vay quỹ phát triển sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên mà thôi (tức là phải trả cả gốc và lãi) chứ không thực hiện điều hoà, không phát huy vai trò điều hoà thì Tổng công ty cần xem xét lại, bởi lẽ xét đến cùng quỹ phát triển sản xuất của các đơn vị thành viên chính là bộ phận tích luỹ chung mới được làm ra của Tổng công ty, tại sao Tổng công ty "Hội đồng quản trị và ban giám đốc" lại không phải là người trước hết trong Tổng công ty có quyền quyết định sử dụng số tích lũy này vào những việc gì. Do vậy giải pháp hợp lý ở đây là: các doanh nghiệp thành viên chỉ được giữ laị một số phần quỹ phát triển sản xuất, một phần phải đựơc tập trung về Tổng công ty. Điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương phân định rõ ranh giới giữa quản lý Nhà nước và quản lý kinh doanh mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra từ nhiều năm nay.

Một vấn đề khác liên quan đến điều hoà vốn là doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập trong Tổng công ty Đường sông Miền Bắc phải khác so vói doanh nghiệp hạch toán độc lập đứng một mình. Một doanh nghiệp hạch toán độc lập đứng một mình chỉ hoạt động theo điều lệ của công ty đó, còn một doanh nghiệp trong tổ chức Tổng công ty không những hoạt động theo điều lệ của công ty mà còn tuân thủ theo điều lệ của Tổng công ty mà nó là thành viên. Mọi sự coi trọng quá mức đến tính độc lập của đơn vị thành viên như một doanh nghiệp hạch toán độc lập đứng một mình đều dẫn đến xem nhẹ vai trò của Tổng công ty, mà đã là doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty thì không còn được hoạt động theo cơ chế như một doanh nghiệp hạch toán độc lập nữa. Có xác định rõ ràng như vậy thì việc thực hiện vai trò điều hoà vốn giữa các công ty thành viên của Tổng công ty mới được phát huy, tập trung được tiềm lực đầu tư vào các lĩnh vực trọng yếu. Nếu không phát huy được vai trò đó, Tổng công ty Đường sông Miền Bắc Việt Nam chỉ còn là hình thức và trung gian.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò quản lí và hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng Công ty Đường sông Miền Bắc (Trang 66 - 67)