I/ NHỮNG GIẢI PHÁP CHO TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SÔNG MIỀN BẮC
2. Cải tiến phương pháp khấu hao tài sản cố định
Như chúng ta đã biết những năm qua Tổng công ty đã thực hiện trích khấu hao cơ bản theo tỉ lệ quy định của Nhà nước. Với tỉ lệ này Tổng công ty phải mất một thời gian dài mới thực hiện khấu hao hết tài sản cố định và thực hiện đổi mới tài sản cố định. Làm như vậy là không thích hợp, nhất là trong gian đoạn hiện nay khi khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, có nhiều máy móc mới ra đời, tài sản cố định không những dễ bị hao mòn mà còn hao mòn rất nhanh chóng. Do vậy, để đảm bảo có quỹ khấu hao đủ để thực hiện tái đầu tư tài sản cố định, nhanh chóng đổi mới thiết bị, đưa kỹ thuật vào sản xuất thì trong trích khấu hao tài sản cố định cần tính đến các yếu tố như: khoa học kỹ thuật, giá cả, xu hướng thị trường thì Tổng công ty nên theo "phương pháp trích khấu hao theo tỉ lệ giảm dần..." .
2.1. Cơ sở của phương pháp
Phương pháp trích khấu hao theo tỉ lệ giảm dần dựa trên các cơ sở : khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, tài sản cố định dễ bị hao mòn vô hình. Để hạn chế hao mòn vô hình trong thời gian sử dụng đòi hỏi phải khấu hao nhanh (trên cơ sở tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị). Nhanh chóng thu hồi vốn để đổi mới trang thiết bị, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Mặt khác, trên thị trường giá cả luôn biến động, tài sản của Tổng công ty cũng chịu sự biến động này và đó chính là nguyên nhân làm giảm giá trị của tài sản cố định. Do vậy cần tiến hành khấu hao nhanh để bảo toàn vốn đã đầu tư vào tài sản cố định, đồng thời cũng phù hợp với thực tế là công suất làm việc của máy móc thiết bị giảm dần theo thời gian.
2.2. Nội dung của phương pháp
Theo phương pháp này, trích khấu hao hàng năm dựa vào tỉ lệ khấu hao luỹ thoái giảm dần so với nguyên giá tài sản cố định.
Tỉ lệ khấu hao giảm dần đựơc xác định theo công thức: 2 (T - t + 1)
T(T + 1)
Trong đó: TKt : tỉ lệ khấu hao năm t
T: Tổng thời gian hoạt động máy móc t: Số năm trích khấu hao (t = 1:T) TKt =
Ví dụ: Một máy có nguyên giá là 42.000.000 VNĐ, thời gian sử dụng là 6 năm, áp dụng công thức trên ta có tỉ lệ trích và mức trích khấu hao trong 6 năm sử dụng như sau:
Năm thứ nhất T = 6 , t = 1 , thay vào công thức ta có
2 ( 6 - 1 + 1) 6
6 ( 6 + 1) 21
Mức trích khấu hao : = x 421.000.000 = 12.000.000 VNĐ Các năm còn lại được thể hiện qua biểu đồ dưới:
Biểu 16: Trích khấu hao cơ bản theo tỷ lệ quy định của Nhà nước Số năm trích (t) 1 2 3 4 5 6 Tổng Tỉ lệ khấu hao (TK) 6/21 5/21 4/21 3/21 2/21 1/21 21/21 Mức trích 12.00 0 10.00 0 8.000 6.000 4.000 2.000 42.000
2.3. Áp dụng phương pháp này cho Tổng công ty
Do việc mua sắm tài sản cố định của Tổng công tại các thời điểm khác nhau có nhiều loại khác nhau, vì thế Tổng công ty cần áp dụng phương pháp khấu hao tỉ lệ giảm dần tính cho từng loại tài sản cố định hoặc tài sản cố định mua cùng một đợt có chức năng tương tự nhau.
Nguyên giá của chiếc tàu: 48.036 triệu VNĐ
Theo công thức trên thì mức khấu hao trong các năm: 1999, 2000, 2001, của chiếc tàu này:
Biểu : Trích khấu hao cơ bản theo tỷ lệ giảm dần
Đơn vị : 1.000.000 VNĐ =
TK1 =
621 21
Số năm trích 1 2 3 4 5 6 Tổng Tỉ lệ khấu hao (TK) 6/21 5/21 4/21 3/21 2/21 1/21 21/21 Mức trích 13.72 5 11.43 7 9.150 6.863 4.575 2.286 48.036
Như vậy, nếu tính theo cách tính của Tổng công ty đang áp dụng, mức trích khấu hao là 4. 323 triệu VNĐ thì Tổng công ty cần 11 năm mới thu hồi được vốn đầu tư ban đầu. Với phương pháp tính mới, sau 6 năm sử dụng Tổng công ty đã có thể thu hồi được vốn đầu tư cho chiếc tàu trên. Điều này hạn chế được hao mòn vô hình và sự tác động của giá cả tới vốn cố định.
Tuy nhiên phương pháp này đã đội chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm tăng hơn so với phương pháp cũ trong năm đầu tiên là=13.725- 4.323=9.402 (triệuVNĐ) làm ảnh hưởng đáng kể đến việc định giá. Song theo phương pháp này Tổng công ty có điều kiện thu hồi sớm vốn đầu tư ban đầu, có điều kiện đổi mới, cải tiến thiết bị công nghệ và do vậy có thể cạnh tranh tốt hơn với các hãng tầu nước ngoài. Đặc biệt với quy định an toàn vận tải biến quốc tế thì chỉ có những tàu đạt chuẩn khắt khe mới được hoạt động.