Xác lập mức trọng yếu

Một phần của tài liệu Mức trọng yếu và thực tế vận dụng mức trọng yếu trong công ty Kiểm Toán và tư vấn chuẩn Việt (Trang 38 - 43)

Để xác lập cơ sở ước tính mức trọng yếu một cách hợp lý, kiểm toán viên cần tìm hiểu tình hình kinh doanh, hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Thông qua khảo sát hồ sơ kiểm toán, người viết nhận thấy việc tìm hiểu thông tin khách hàng được kiểm toán viên lên kế hoạch gồm những thông tin sau:

Tìm hiểu khách hàng:

• Địa chỉ

• Hình thức hoạt động

• Lĩnh vực kinh doanh

• Giấy phép đầu tư

• Thời gian hoạt động

• Cơ cấu tổ chức công ty

• Cách thức quản lý, điều hành của doanh nghiệp

• Khách hàng, nhà cung cấp, đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp

• Các lĩnh vực đầu tư khác, tình hình tài chính của doanh nghiệp

• Các bên có liên quan

• Các vụ tranh chấp, kiện tụng có lien quan đến doanh nghiệp.

Ngành nghề và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp:

• Ngành nghề kinh doanh

• Tình hình về kinh tế, chính trị, xã hội

• Các quy định và chính sách pháp luật tại địa phương

Các chính sách kế toán và thực tế áp dụng:

• Doanh nghiệp có tuân thủ theo các chính sách kế toán mà doanh nghiệp đã đề ra hay không?

• Doanh nghiệp có áp dụng các chuẩn mực kế toán và các quy định mới hay không?

• Doanh nghiệp có thay đổi chuẩn mực kế toán ?

• KTV đánh giá các chính sách kế toán doanh nghiệp áp dụng và các tác động của các chính sách đó đến các báo cáo tài chính.

Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp:

Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp có thể làm tăng lên hay giảm đi các thủ tục kiểm toán và KTV có thể đưa ra được bản chất, thời gian và phạm vi của các thủ tục kiểm toán (hay các thủ tục kiểm toán thay thế).

Hệ thống kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến toàn bộ báo cáo tài chính, do đó KTV phải có sự hiểu biết rộng về nó, đánh giá cách thiết kế và thực thi tất cả các thành phần hợp thành của hệ thống kiểm soát nội bộ. Sau đó KTV tập hợp tất cả các trường hợp, các nghi

vấn về cách thức quản lý kém và không đúng quy định của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến báo cáo tài chính.

Phần lớn các khách hàng của Chuẩn Việt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có được một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt. Do đó khi tìm hiểu, kiểm toán viên thường sử dụng kỹ thuật phỏng vấn để tìm hiểu sơ bộ về môi trường kiểm soát, sau đó thực hiện một vài thử nghiệm kiểm soát để đánh giá hoạt động kiểm soát của đơn vị được kiểm toán.

Một số thủ tục kiểm soát mà kiểm toán viên thường kiểm tra, xem xét nhằm đánh giá hoạt động kiểm soát nội bộ tại đơn vị được kiểm toán là:

• Các chứng từ kế toán có được đánh số trước và liên tục không?

• Sổ kế toán có được đánh số trang, đóng dấu giáp lai theo đúng quy định của bộ tài chính không?

• Có ghi chép kịp thời mọi nghiệp vụ thu chi quỹ hay không? Mọi khoản chi đều phải có phiếu chi, cơ sở chi, và chữ ký đầy đủ không?...

Sau khi tìm hiểu những thông tin về khách hàng, kiểm toán viên tiến hành xác lập mức trọng yếu.

2.3.2.1. Mức trọng yếu kế hoạch

Mức trọng yếu kế hoạch thường được xác định dựa trên chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế từ các hoạt động kinh doanh liên tục của công ty. MPP thường được xác định theo tỷ lệ từ 3% đến 10% của lợi nhuận trước thuế. Tỷ lệ này phụ thuộc vào đánh giá của kiểm toán viên. Trong trường hợp doanh nghiệp lỗ và kiểm toán viên kết luận rằng lỗ trước thuế là cơ sở hợp lý cho việc xác định mức trọng yếu kế hoạch thì kiểm toán viên sẽ ghi lý do của việc sử dụng lỗ trước thuế trong việc xác định mức trọng yếu kế hoạch và khi đó lỗ trước thuế được sử dụng.

Khi xác định mức trọng yếu kế hoạch, kiểm toán viên cũng xem xét đển kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của năm trước, kết quả kinh doanh và tình hình tài chính đến thời điểm lập kế hoạch, dự toán cho năm hiện hành, những thay đổi trong tình hình kinh doanh của công ty cũng như các điều kiện kinh tế nói chung và các thay đổi trong lĩnh vực hoạt động của công ty.

Trong một số trường hợp, lợi nhuận (lỗ) trước thuế từ các hoạt động liên tục không là cơ sở hợp lý cho việc xác định mức trọng yếu kế hoạch hoặc ít hợp lý hơn so với việc lựa chọn cơ sở là doanh thu hoặc tổng tài sản. Chẳng hạn:

- Khi doanh nghiệp gần phá sản;

- Đối với doanh nghiệp mới thành lập, kết quả kinh doanh chưa ổn định, thay đổi nhiều qua các năm;

- Đối với doanh nghiệp có ít hoặc không có hoạt động kinh doanh;

Khi kiểm toán viên kết luận rằng lợi nhuận (lỗ) trước thuế từ các hoạt động kinh doanh liên tục không phải là cơ sở hợp lý cho việc xác định mức trọng yếu kế hoạch thì kiểm toán viên phải nêu lý do và lúc đó doanh thu hoặc tổng tài sản được sử dụng làm cơ sở cho việc xác định mức trọng yếu kế hoạch.

Mức trọng yếu kế hoạch được xác định theo tỷ lệ từ 0.5% đến 2% trên tổng doanh thu hoặc tổng tài sản. Tỷ lệ này phụ thuộc vào đánh giá của kiểm toán viên.

Tương tự như trường hợp xác định mức trọng yếu dựa trên lợi nhuận (lỗ) trước thuế, kiểm toán viên cũng phải loại trừ ra khỏi doanh thu hoặc tổng tài sản những khoản mục không thường xuyên, bất thường.

Khi doanh thu hoặc tổng tài sản làm cơ sở cho việc xác định mức trọng yếu kế hoạch, kiểm toán viên cần xem xét doanh thu, tổng tài sản theo loại. Chẳng hạn như, đối với một doanh nghiệp mà phần lớn tài sản là tài sản vô hình như lợi thế thương mại thì kiểm toán viên có thể xem xét là có nên bao gồm khoản mục này trong tổng tài sản để xác định mức trọng yếu hay không vì nó không đại diện cho kích cỡ của doanh nghiệp. Hoặc trong trường hợp xác định mức trọng yếu kế hoạch dựa trên doanh thu mà phần lớn doanh thu được tạo ra từ giao dịch không thường xuyên thì kiểm toán viên có thể xem xét là có nên bao gồm khoản mục này trong tổng doanh thu để xác định mức trọng yếu hay không vì nó không đại diện cho kích cỡ của doanh nghiệp.

Việc xác định mức trọng yếu kế hoạch có thể dựa trên ước lượng lợi nhuận (lỗ) trước thuế, tổng tài sản hoặc doanh thu. Tuy nhiên giai đọan xác lập mức trọng yếu kế hoạch thường diễn ra trước khi kết thúc niên độ, nên các số liệu trên BCTC như lợi nhuận, doanh thu chưa xác định được. Vì thế KTV cần phải ước tính các số liệu này một cách hợp lý để làm cơ sở xác lập mức trọng yếu. sau đó khi chuẩn bị hòan thành kiểm toán ,có thể phải điều chỉnh khi số thực tế khác với số ước tính. Ngoài ra, ngay từ giai đọan chuẩn bị

kiểm toán, KTV có thể chủ động xác lập mức trọng yếu thấp hơn mức dự tính để tăng khả năng phát hiện sai lệch trên BCTC và giảm rủi ro kiểm toán.

Khi xác định mức trọng yếu, kiểm toán viên cần xem xét đến khía cạnh định tính mà có thể ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính. Những yếu tố này dựa vào sự tìm hiểu của kiểm toán viên về doanh nghiệp.

2.3.2.2. Mức trọng yếu cho từng khoản mục

Kiểm toán viên sử dụng mức trọng yếu kế hoạch là cơ sở để xác định mức trọng yếu cho từng khoản mục. Mức trọng yếu cho từng khoản mục được xác định bằng 75% của mức trọng yếu kế hoạch. Mức trọng yếu cho từng khoản mục được sử dụng để xác định mức mà nếu có những khác biệt kiểm toán lớn hơn mức này thì sẽ dẫn đến sai sót trọng yếu đến báo cáo tài chính. Kiểm toán viên sử dụng mức trọng yếu cho từng khoản mục trong việc lập kế hoạch các thủ tục kiểm toán.

Trong một số khoản mục, mức trọng yếu có thể thấp hơn sau khi xem xét đến yếu tố định tính. Trong những trường hợp này, kiểm toán viên sử dụng sự xét đoán của mình để xác định mức trọng yếu cho từng khoản mục dựa trên những yếu tố mà ảnh hưởng riêng biệt cho từng tài khoản và kiểm toán viên cũng có thể xem xét các quyết định kinh tế có thể ảnh hưởng đến người sử dụng báo cáo tài chính. Chẳng hạn, người sử dụng báo cáo tài chính mong muốn sai sót trong việc trình bày vấn đề liên quan đến thu nhập của Ban giám đốc hay các giao dịch với các bên liên quan nhỏ hơn các khoản mục khác. Kiểm toán viên xác định mức trọng yếu cho từng khoản mục trong trường hợp này nhỏ hơn trong các trường hợp bình thường. Nếu kiểm toán viên xác định mức trọng yếu thấp hơn là phù hợp với một số khoản mục thì kiểm toán viên phải nêu lý do.

Kiểm toán viên sử dụng mức trọng yếu cho từng khoản mục khi: - Đánh giá rủi ro ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính.

- Đánh giá rủi ro của những sai sót trọng yếu đến từng mục tiêu kiểm toán. - Chọn mẫu.

Khi có sự thay đổi dẫn đến việc thay đổi mức trọng yếu kế hoạch trong suốt cuộc kiểm toán, kiểm toán viên xem xét thay đổi theo hướng tăng lên hay giảm xuống. Khi mức trọng yếu điều chỉnh theo hướng giảm xuống, kiểm toán viên điều chỉnh mức trọng yếu cho từng khoản mục phù hợp với mức điều chỉnh mức trọng yếu kế hoạch. Trong trường

hợp mức trọng yếu kế hoạch điều chỉnh theo hướng tăng lên thì kiểm toán viên xem xét dựa vào xét đoán khi xác định mức trọng yếu cho từng khoản mục.

2.3.2.3. Thay đổi mức trọng yếu kế hoạch trong suốt cuộc kiểm toán

Nếu có sự thay đổi trọng yếu trong cơ sở ban đầu được sử dụng để xác định mức trọng yếu kế hoạch thì kiểm toán viên có thể thay đổi mức trọng yếu kế hoạch, hoặc nếu kiểm toán viên nhận thấy rằng việc thay đổi sẽ hợp lý hơn điều này phụ thuộc vào xét đoán của kiểm toán viên. Chẳng hạn, xác định ban đầu của kiểm toán viên trong việc xác định mức trọng yếu kế hoạch dựa vào lợi nhuận trước thuế ước tính từ các hoạt động kinh doanh liên tục. Vào cuối kỳ tài chính, lợi nhuận trước thuế thực tế từ các hoạt động kinh doanh liên tục thấp hơn 20% so với số ước tính. Kiểm toán viên cần xem xét sự thay đổi trọng yếu này trong cơ sở lựa chọn và kiểm toán viên điều chỉnh lại mức trọng yếu kế hoạch dựa vào kết quả thực tế.

2.3.3. Vận dụng mức trọng yếu và tính trọng yếu trong qui trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt:

Một phần của tài liệu Mức trọng yếu và thực tế vận dụng mức trọng yếu trong công ty Kiểm Toán và tư vấn chuẩn Việt (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w