Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty:

Một phần của tài liệu Mức trọng yếu và thực tế vận dụng mức trọng yếu trong công ty Kiểm Toán và tư vấn chuẩn Việt (Trang 31)

Hội Đồng Thành Viên Ban Tổng Giám Đốc Trưởng phòng kế toán Trưởng phòng TCHC Trưởng phòng IT Phó TGĐ BP Kiểm Toán Phó TGĐ BP DV Kế Toán Phó TGĐ BP Tư Vấn Trưởng phòng kiểm toán 1 Trưởng phòng kiểm toán 2 Trưởng phòng kiểm toán 3 Trưởng phòng kiểm toán 4 Trưởng phòng tư vấn Trưởng phòng DV kế toán Nhân viên và chuyên gia

Kiểm toán viên và các trợ lý Chuyên gia Nhân viên

2.1.4. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới :

Với phương châm “Mang tri thức phục vụ khách hàng” (Bring Knowledge to Clients) và với mục tiêu ban đầu là giúp các doanh nghiệp lành mạnh hóa tài chính của mình, Công ty chủ trương không ngừng đổi mới thông qua việc phát triển một đội ngũ nhân viên giàu năng lực và có sáng tạo, kết hợp giữa sức trẻ và kinh nghiệm để giúp công ty vững bước trên con đường xây dựng nền tài chính cho khách hàng nói riêng và cho nền kinh tế tài chính của Việt nam nói chung.

Công ty luôn xác định đưa chất lượng dịch vụ cung cấp và uy tín của công ty lên hàng đầu, không ngừng hoàn thiện và xây dựng Công ty ngày một tốt hơn.

Hiện nay Công ty đã thành lập các văn phòng đại diện ở các tỉnh lân cận. Trong tương lai, công ty sẽ mở rộng quy mô hoạt động của mình tại một số tỉnh, thành phố lớn trong cả nước, không chỉ hoạt động trong nước mà còn có thể xuất khẩu dịch vụ chuyên nghiệp – một dịch vụ mà nhiều công ty kiểm toán Việt Nam đang muốn thực hiện. Để làm điều đó, hiện công ty đang thực hiện chiến lược đào tạo nhân viên, nghiên cứu tăng cường các dịch vụ chuyên nghiệp (Thuê các chuyên gia người nước ngoài giàu kinh nghiệm về giảng dạy chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên), nâng cao cơ sở vật chất (lắp đặt phòng máy, trang bị và nâng cấp máy tính chuyên dùng cho nhân viên) v.v..

2.2. Quy trình kiểm toán chung được áp dụng tại công ty:2.2.1. Chuẩn bị kiểm toán: 2.2.1. Chuẩn bị kiểm toán:

2.2.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán:

Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán:

Được phép tiếp xúc với

KTV tiền nhiệm ? Nhận được thư

mời kiểm toán

Khách hàng

mới?

Công ty giao cho KTV nhiều kinh nghiệm đánh giá lại các khách hàng hiện hữu và khả năng đảm nhận công việc

Từ chối kiểm toán trừ khi biết đầy đủ các thông tin bằng cách khác Sắp xếp cuộc hẹn với KTV tiền nhiệm Từ chối hoặc chấp nhận kiểm toán Đúng Không Không Đúng Không Khách hàng có cho phép KTV tiền nhiệm cung cấp các thông tin cho KTV ?

Đúng

Giúp kiểm toán viên có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính, môi trường hoạt động, chính sách kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng và cách trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Hiểu và đánh giá được cách thiết kế và mức độ thực thi hệ thống kiểm soát của doanh nghiệp.

Đánh giá rủi ro sai sót trọng yếu của báo cáo tài chính, bao gồm sai sót và gian lận, và chắc chắn rằng những khoản mục rủi ro KTV sẽ dành sự chú ý thích hợp.

Đưa ra chiến lược kiểm toán phù hợp với các rủi ro đã đánh giá.

Xác định khối lượng công việc kiểm toán, các thủ tục kiểm toán cụ thể và đưa ra các phương pháp kiểm toán phù hợp.

Kế hoạch kiểm toán đã được lập, tuy nhiên đây chỉ là cách nhìn ban đầu của KTV, KTV luôn phải cập nhật và thay đổi kế hoạch kiểm toán sao cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. Các thủ tục kiểm toán phải được thảo luận và được sự đồng ý của khách hàng.

Sau khi ghi nhận các thông tin về khách hàng và hệ thống kiểm soát của doanh nghiệp, KTV tiến hành xác lập mức trọng yếu, bao gồm xác lập mức trọng yếu tổng thể của BCTC,và xác lập mức trọng yếu ở mức độ khoản mục căn cứ trên mức trọng yếu tổng thể.

Đánh giá rủi ro kiểm toán dựa vào mức trọng yếu đã xác lập.

Tài liệu yêu cầu khách hàng cần phải có:

 Biên bản kiểm kê cuối kỳ ( trong trường hợp không có KTV chứng kiến việc kiểm kê tại thời điểm kiểm kê, thì cần thiết phải phối hợp với khách hàng tổ chức kiểm kê tại thời điểm kiểm toán và cộng trừ lùi để xác định lại số dư thực tế cuối kỳ.)

 Văn bản có liên quan đến việc giải quyết các chênh lệch ( nếu có chênh lệch khi kiểm kê)

 Sổ cái

 Các hồ sơ chứng từ khác có liên quan .

2.2.2. Thực hiện kế hoạch và chương trình kiểm toán: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2.1. Thử nghiệm kiểm soát :( kiểm tra hệ thống kiểm soát) thu thập

bằng chứng về tính hiện hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Chẳng hạn, KTV chọn mẫu hóa đơn bán hàng để kiểm tra sự xét duyệt của người có thẩm quyền. Kết quả của thử nghiệm là bằng chứng để KTV điều chỉnh các thử nghiệm cơ bản.

2.2.2.2. Thử nghiệm cơ bản:

A. Thủ tục phân tích:

• Phân tích biến động của các khoản mục qua các năm, phân tích chỉ số để kiểm toán các phần hành doanh thu, chi phí nhằm phát hiện các biến động có thể ảnh hưởng đến BCTC.

• Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ về các phần hành kiểm toán của đơn vị xem có đảm bảo các nguyên tắc sau :

• Nguyên tắc phân nhiệm

• Bất kiêm nhiệm

• Phê chuẩn

B. Thủ tục kiểm tra chi tiết:

• Chọn một hoặc vài tháng bất kỳ và mỗi tháng chọn một vài nghiệp vụ bất kì trên sổ cái hoặc sổ chi tiết để đối chiếu sự khớp đúng giữa sổ sách kế toán và chứng từ gốc về nội dung, ngày tháng, số tiền. đồng thời kiểm tra sự chấp thuận của người có thẩm quyền của khách hàng.

• Nếu kết quả tốt : chấp nhận

• Nếu kết quả xấu: mở rộng phạm vi thử nghiệm chi tiết

• Chọn một hoặc vài tháng bất kỳ và mỗi tháng chọn một vài chứng từ bất kì để đảm bảo việc ghi sổ ( sổ quỹ, sổ chi tiết và sổ cái) là phù hợp.

• Chọn một vài nghiệp vụ trước ngày kết thúc niên độ và một vài nghiệp vụ sau ngày kết thúc niên độ để kiểm tra thủ tục cut-off của khách hàng là đúng đắn và phù hợp.

• Xem xét có tài khoản nào được xác nhận mà đã hết số dư từ năm trước không? Bất kỳ tài khỏan nào cũng đều phải được xác nhận.

• Kiểm tra bảng đối chiếu của 2 tháng bất kỳ đối với từng tài khoản để xem xét các khoản bất thường và xác định lại thời gian, tính chính xác. Đồng thời kiểm tra sự chấp thuận của người có thẩm quyền.

Tuy nhiên, ở công ty Chuẩn Việt, các kiểm toán viên thường thực hiện thử nghiệm kiểm soát cùng với thử nghiệp cơ bản, bởi vì các doanh nghiệp ở Việt Nam hầu như chưa xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hoàn chỉnh. Cụ thể là trong quá trình kiểm tra đối chiếu chứng từ, sổ sách, kiểm toán viên ngoài việc kiểm tra nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, số tiền, số chứng từ, … sẽ kiểm tra luôn chữ ký trên chứng từ để xem doanh nghiệp có bị vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm không, kiểm tra các chứng từ có đầy đủ chữ ký không, kiểm tra việc xét duyệt, …

Đồng thời kiểm toán viên cũng có thể phỏng vấn khách hàng về cách ghi sổ, cách quản lý công nợ… để đánh giá rủi ro kiểm soát và từ đó điều chỉnh các thử nghiệp chi tiết.

2.2.3. Hoàn thành kiểm toán:

• Các trợ lý KTV sắp xếp lại hồ sơ kiểm toán, các bằng chứng thu thập được, lập bảng tổng hợp lỗi.

• KTV cần đảm bảo rằng mọi khía cạnh quan trọng của cuộc kiểm toán đã được kiểm tra và đánh giá đầy đủ bằng cách kiểm tra lại toàn bộ chương trình kiểm toán, nếu xét thấy các bằng chứng kiểm toán không đủ để đưa ra kết luận về BCTC thì KTV sẽ tiến hành các thủ tục kiểm toán bổ sung, hoặc đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến từ chối.

• Đánh giá tổng hợp các sai sót chưa được điều chỉnh, xem xét sai sót có vượt mức trọng yếu hay không, doanh nghiệp có đồng ý các bút toán điều chỉnh hay không để KTV đưa ra ý kiến trên BCTC.

• KTV thảo luận với khách hàng về các vấn đề có liên quan đến cuộc kiểm toán cũng như giải đáp các thắc mắc của khách hàng. Sau khi hai bên thống nhất về ý kiến trên BCTC, KTV chính sẽ trình báo cáo kiểm toán dự thảo lên trưởng phòng hay ban giám đốc phê duyệt.

• Sau khi được phê duyệt, báo cáo kiểm toán sẽ được gửi cho khách hàng, nếu khách hàng đồng ý, KTV sẽ phát hành báo cáo kiểm toán chính thức

nộp lên Tổng giám đốc hoặc người đại diện ký duyệt sau đó giao cho khách hàng.

2.3. Vấn đề vận dụng khái niệm trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt

2.3.1. Quy trình xác lập mức trọng yếu:

Chính sách chung:

Cũng giống như những quy trình kiểm toán khác, việc vận dụng khái niệm trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính đã được công ty trình bày chi tiết trong các văn bản gửi cho từng phòng nghiệp vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên đây chỉ là chương trình chuẩn chung, do đó việc áp dụng vào từng doanh nghiệp sẽ có những điểm khác biệt, chính vì thế khi kiểm toán, công ty yêu cầu các kiểm toán viên cần phải căn cứ vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để xác định và lựa chọn cho phù hợp.

Quy trình xác lập mức trọng yếu được thực hiện theo các bước sau:

Phần 1: Xác định mức trọng yếu kế hoạch

Dựa trên những bằng chứng ban đầu, kiểm toán viên xác định mức rủi ro kiểm toán, từ đó dựa trên mức rủi ro kiểm toán, kết hợp với việc sử dụng bảng tính cung cấp kiểm toán viên sẽ xác định mức trọng yếu kế hoạch, gọi tắt là MPP (Materiality for Planning Purpose).

Quy trình cũng khẳng định đây là quy trình chuẩn chung, do đó việc áp dụng vào từng doanh nghiệp sẽ có những điểm khác biệt, chính vì thế khi kiểm toán, các kiểm toán viên cũng cần phải căn cứ vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để xác định và lựa chọn cho phù hợp.

Phần 2: Xác lập mức trọng yếu

Mức trọng yếu kế hoạch được xác định cho tổng thể báo cáo tài chính. Hầu hết các thủ tục kiểm toán không áp dụng cho tổng thể báo cáo tài chính, do đó phải phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục khi lập kế hoạch và thực hiện các thủ tục kiểm toán. Theo quy trình của tổng công ty thì việc xác định mức trọng yếu chính là việc xác định ngưỡng sai lệch trọng yếu (Significant Materiality Threshold). Vì thế nên từ đây người viết sẽ dùng thuật ngữ SMT nhằm mục đính thống nhất với quy trình xác định mức trọng yếu của công

ty kiểm toán Chuẩn Việt. Việc xác định mức SMT được tính dựa trên mức MMP đã được xác định ở trên. Mức SMT được xác định bằng cách nhân mức MMP với một tỷ lệ phần trăm nhất định.

Phần 3: Xác định mức sai sót có thể bỏ qua

Theo quy trình của tổng công ty thì việc xác định mức sai sót có thể bỏ qua chính là việc xác định mức sai lệch không trọng yếu cần phái ghi nhận (Audit difference posting thresholds ). Vì thế nên từ đây người viết sẽ dùng thuật ngữ ADPT nhằm mục đính thống nhất với quy trình xác định mức trọng yếu của công ty kiểm toán Chuẩn Việt. Việc xác định mức ADPT được tính dựa trên mức MMP đã được xác định ở trên. Mức ADPT được xác định bằng cách nhân mức MMP với một tỷ lệ phần trăm nhất định.

Khi thực hiện kiểm toán, nếu có các khác biệt kiểm toán lớn hơn mức ADPT và nhỏ hơn SMT thì kiểm toán viên phải tập hợp các khác biệt này vào bảng “Tổng hợp những bút toán không điều chỉnh”, sau đó so sánh với các khoản mục của báo cáo tài chính, nếu tổng hợp mức sai sót này nằm trong mức có thể chấp nhận được thì sẽ không điều chỉnh báo cáo tài chính.

Còn trong trường hợp có các khác biệt kiểm toán nhỏ hơn ADPT thì không cần thiết phải tổng hợp trong bảng “Tổng hợp những bút toán không điều chỉnh” và các khác biệt này có thể bỏ qua. Tuy nhiên, kiểm toán viên phải xem xét đến khía cạnh định tính. Việc xem xét khía cạnh định tính thường được xem xét trong các trường hợp:

- Liên quan đến các bên liên quan hoặc các giao dịch với các bên liên quan. - Có khả năng tồn tại sự gian lận.

- Thể hiện sự kiểm soát kém hiệu quả.

Sau đây là quy trình thực hiện việc vận dụng khái niệm trọng yếu trong việc xác định mức trọng yếu.

2.3.2. Xác lập mức trọng yếu

Để xác lập cơ sở ước tính mức trọng yếu một cách hợp lý, kiểm toán viên cần tìm hiểu tình hình kinh doanh, hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Thông qua khảo sát hồ sơ kiểm toán, người viết nhận thấy việc tìm hiểu thông tin khách hàng được kiểm toán viên lên kế hoạch gồm những thông tin sau:

Tìm hiểu khách hàng:

• Địa chỉ

• Hình thức hoạt động

• Lĩnh vực kinh doanh

• Giấy phép đầu tư

• Thời gian hoạt động

• Cơ cấu tổ chức công ty

• Cách thức quản lý, điều hành của doanh nghiệp

• Khách hàng, nhà cung cấp, đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp

• Các lĩnh vực đầu tư khác, tình hình tài chính của doanh nghiệp

• Các bên có liên quan

• Các vụ tranh chấp, kiện tụng có lien quan đến doanh nghiệp.

Ngành nghề và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Ngành nghề kinh doanh

• Tình hình về kinh tế, chính trị, xã hội

• Các quy định và chính sách pháp luật tại địa phương

Các chính sách kế toán và thực tế áp dụng:

• Doanh nghiệp có tuân thủ theo các chính sách kế toán mà doanh nghiệp đã đề ra hay không?

• Doanh nghiệp có áp dụng các chuẩn mực kế toán và các quy định mới hay không?

• Doanh nghiệp có thay đổi chuẩn mực kế toán ?

• KTV đánh giá các chính sách kế toán doanh nghiệp áp dụng và các tác động của các chính sách đó đến các báo cáo tài chính.

Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp:

Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp có thể làm tăng lên hay giảm đi các thủ tục kiểm toán và KTV có thể đưa ra được bản chất, thời gian và phạm vi của các thủ tục kiểm toán (hay các thủ tục kiểm toán thay thế).

Hệ thống kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến toàn bộ báo cáo tài chính, do đó KTV phải có sự hiểu biết rộng về nó, đánh giá cách thiết kế và thực thi tất cả các thành phần hợp thành của hệ thống kiểm soát nội bộ. Sau đó KTV tập hợp tất cả các trường hợp, các nghi

vấn về cách thức quản lý kém và không đúng quy định của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến báo cáo tài chính.

Phần lớn các khách hàng của Chuẩn Việt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có được một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt. Do đó khi tìm hiểu, kiểm toán viên thường sử dụng kỹ thuật phỏng vấn để tìm hiểu sơ bộ về môi trường kiểm soát, sau đó thực hiện một vài thử nghiệm kiểm soát để đánh giá hoạt động kiểm soát của đơn vị được kiểm toán.

Một số thủ tục kiểm soát mà kiểm toán viên thường kiểm tra, xem xét nhằm đánh giá hoạt động kiểm soát nội bộ tại đơn vị được kiểm toán là:

• Các chứng từ kế toán có được đánh số trước và liên tục không?

• Sổ kế toán có được đánh số trang, đóng dấu giáp lai theo đúng quy định của bộ tài chính không?

• Có ghi chép kịp thời mọi nghiệp vụ thu chi quỹ hay không? Mọi khoản chi đều phải có phiếu chi, cơ sở chi, và chữ ký đầy đủ không?...

Sau khi tìm hiểu những thông tin về khách hàng, kiểm toán viên tiến hành xác lập mức

Một phần của tài liệu Mức trọng yếu và thực tế vận dụng mức trọng yếu trong công ty Kiểm Toán và tư vấn chuẩn Việt (Trang 31)