Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Mức trọng yếu và thực tế vận dụng mức trọng yếu trong công ty Kiểm Toán và tư vấn chuẩn Việt (Trang 26)

2.1.1.1. Sơ lược về công ty:

Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Chuẩn Việt.

Tên giao dịch:VIETVALUES AUDITING AND CONSULTING COMPANY LIMITED.

Địa chỉ: 33 Phan Văn Khỏe - Phường 13 - Quận 5 - Tp. HCM. Điện thoại: (08) 8560865

Email: Vietvalues@vnn.vn

Nghành nghề kinh doanh: Chủ yếu cung cấp dịch vụ kiểm toán, tư vấn và kế toán. Hình thức sở hữu vốn: Công ty TNHH.

Vốn điều lệ: 2.200.000.000 đồng ( Hai tỷ hai trăm triệu đồng ).

2.1.1.2. Lịch sử ra đời và phát triển của công ty:

Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư vấn Chuẩn Việt được thành lập vào ngày 20 tháng 11 năm 2003. Mặc dù khoảng thời gian hoạt động từ khi thành lập cho đến nay tương đối ngắn nhưng với sự lãnh đạo của Ban Giám Đốc cùng đội ngũ nhân viên có nhiều năng lực, kinh nghiệm,công ty đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ, mở rộng các loại hình dịch vụ cũng như nâng cao chất lượng hoạt động, uy tín của công ty đối với khách hàng.

Công ty đã thành lập các chi nhánh tại Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương. Ban đầu chủ yếu cung cấp dịch vụ kiểm toán đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp và một số doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện nay công ty đã và đang mở rộng dịch vụ kiểm toán các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, cung cấp dịch vụ kiểm toán cho hầu hết các thành phần kinh tế và trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh (Ngân hàng, xây dựng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…)

Hiện nay công ty đang góp phần tích cực vào sự phát triển của nghành nghề kiểm toán, kế toán và tư vấn tại Việt Nam. Vì thế công ty đã và đang chiếm được lòng tin của nhiều khách hàng.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, hoạt động:2.1.2.1. Chức năng 2.1.2.1. Chức năng

VIETVALUES là công ty chuyên ngành cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp

nhằm mang lại lợi ích cụ thể, đóng góp và hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của Quý khách hàng. Chúng tôi có một đội ngũ lãnh đạo và nhân viên giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực với các trình độ chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, luật, thẩm định giá và xây dựng…

2.1.2.2. Nhiệm vụ:

- Nỗ lực hỗ trợ khách hàng gặt hái thành công trong mọi môi trường kinh doanh;

- Cam kết cung cấp cho khách hàng các dịch vụ với chất lượng cao theo phong cách chuyên nghiệp;

- Tôn trọng các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp;

- Tạo nguồn nhân lực có chuyên môn và năng lực giỏi để phục vụ khách hàng trong tiến trình phát triển và hội nhập toàn cầu;

- Tạo môi trường làm việc thân thiện và chuyên nghiệp;

- Tạo sự khác biệt trong các dịch vụ bằng việc đem thêm giá trị gia tăng và xây dựng quan hệ ấn tượng với khách hàng;

- Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong mọi hoạt động kinh doanh;

- Phấn đấu đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, nhân viên, cổ đông và xã hội.

2.1.2.3. Lĩnh vực hoạt động:a. Dịch vụ kế toán: a. Dịch vụ kế toán:

Dựa trên thông tin, chứng từ và số liệu do quý khách hàng cung cấp. Công ty thay mặt khách hàng tổ chức và thực hiện công việc kế toán theo qui định của pháp lệnh hiện hành,cụ thể:

− Thiết lập hệ thống, ghi sổ kế toán tài chính và kế toán quản trị.

− Lập báo cáo thuế, áo cáo tài chính và các báo cáo kế toán theo quy định của nhà nước và yêu cầu của khách hàng.

b. Dịch vụ kiểm toán:

Đây là dịch vụ nhằm kiểm tra và xác nhận về tính trung thực, hợp lý của các tài liệu, sổ kế toán và báo cáo tài chính theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, chủ đầu tư, cổ đông, ngân hàng hoặc của quý khách hàng. Cụ thể, dịch vụ kiểm toán của của công ty bao gồm:

 Kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định.

 Kiểm toán và soát xét nội bộ theo yêu cầu quản lý.  Kiểm toán vì các mục đích đặc biệt theo yêu cầu.

c. Dịch vụ tư vấn thuế và pháp luật:

Dịch vụ này bao gồm các công việc tư vấn và hỗ trơ liên quan đến các loại thuế theo quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể nhóm dịch vụ này bao gồm:

− Hỗ trợ kê khai, quyết toán các loại thuế định kỳ.

− Tư vấn về việc tuân thủ các chính sách thuế và áp dụng các ưu đãi theo quy định.

− Tư vấn giải đáp những vướng mắc về thuế.

− Tư vấn áp dụng các hiệp định tránh đánh thuế hai lần.

− Hỗ trợ,tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nhân sự, tiền lương nhân viên, tranh chấp hợp đồng lao động.

− Tư vấn và hỗ trợ lập hồ sơ đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư.

− Tư vấn thuế và pháp lý liên quan đến các loại hợp đồng như hợp đồng mua bán thương mại, hợp đồng vay vốn, hợp đồng quản lý, hợp đồng thuê hoạt động, thuê mua, đại lý, liên doanh và chuyển giao công nghệ.

− Tư vấn các vấn đề liên quan đến giải thể doanh nghiệp.

d. Dịch vụ tư vấn tài chính:

Nhóm dịch vụ này được đảm trách bởi những chuyên gia am hiểu về chế độ, chính sách tài chính doanh nghiệp hiện hành, đồng thời giàu kinh nghiệm thực tế trong công tác quản trị doanh nghiệp, kiểm soát tài chính. Cụ thể nhóm dịch vụ nay bao gồm:

 Tư vấn sát nhập, hợp nhất và chia tách doanh nghiệp.

 Tư vấn và hỗ trợ cổ phần hóa doanh nghiệp.

 Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.

 Xem xét mô hình tài chính doanh nghiệp.

 Tư vấn trong việc đánh giá doanh nghiệp.

 Cho thuê Giám đốc Tài chính.

e. Dịch vụ tư vấn đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp:

− Tư vấn và hỗ trợ về việc thiết lập, xây dựng hệ thống sổ sách, báo cáo phục vụ cho mục tiêu quản trị của khách hàng.

− Hỗ trợ và tư vấn quản trị dự án.

− Hỗ trợ và tư vấn trong việc điều tra, nghiên cứu thị trường

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy của công ty:

2.1.3.1. Giới thiệu một số phòng ban chính của công ty:**Ban Giám Đốc: **Ban Giám Đốc:

a. Tổng Giám Đốc:

 Điều hành, quản lý, công việc kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của công ty.

 Có quyền quyết định bộ máy quản lý, đại diện ký kết các hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn.

b. Phó Tổng Giám Đốc:

 Tham mưu cho Giám đốc trong những vấn đề quan trọng của công ty.

 Được ủy quyền trợ giúp và thay mặt Tổng giám đốc điều hành các hoạt động hàng ngày tại Công ty khi Tổng giám đốc đi vắng, đồng thời chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về hoàn thành công việc được giao.

 Kiểm soát chất luợng các dịch vụ kiểm toán, kế toán và tư vấn.

 Soạn thảo các kế hoạch, chiến lược, chính sách, biện pháp nhằm định hướng phát triển Công ty.

** Các phòng ban khác:

a. Phòng tổ chức hành chính:

- Bảo quản và lưu trữ các dữ liệu kế toán, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng cung cấp dịch vụ.

- Phụ trách quản lý, phân bổ nhân viên.

- Đảm bảo chính sách tiền lương, thưởng và các khoản bảo hiểm xã hội cho nhân viên.

- Thực hiện các chức năng hành chính khác trong Công ty.

b. Phòng dịch vụ kế toán:

 Thực hiện các hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán do Ban giám đốc ký kết và đưa xuống.

 Tổ chức công tác kế toán của Công ty.

Thực hiện các hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán do Ban giám đốc ký kết và giao xuống.

d. Phòng dịch vụ thuế và tư vấn.

Cung cấp các dịch vụ tư vấn về các văn bản pháp quy, hệ thồng kiểm soát nội bộ,dịch vụ tin học kế toán…cho các khách hàng có yêu cầu.

2.1.3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty:

Hội Đồng Thành Viên Ban Tổng Giám Đốc Trưởng phòng kế toán Trưởng phòng TCHC Trưởng phòng IT Phó TGĐ BP Kiểm Toán Phó TGĐ BP DV Kế Toán Phó TGĐ BP Tư Vấn Trưởng phòng kiểm toán 1 Trưởng phòng kiểm toán 2 Trưởng phòng kiểm toán 3 Trưởng phòng kiểm toán 4 Trưởng phòng tư vấn Trưởng phòng DV kế toán Nhân viên và chuyên gia

Kiểm toán viên và các trợ lý Chuyên gia Nhân viên

2.1.4. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới :

Với phương châm “Mang tri thức phục vụ khách hàng” (Bring Knowledge to Clients) và với mục tiêu ban đầu là giúp các doanh nghiệp lành mạnh hóa tài chính của mình, Công ty chủ trương không ngừng đổi mới thông qua việc phát triển một đội ngũ nhân viên giàu năng lực và có sáng tạo, kết hợp giữa sức trẻ và kinh nghiệm để giúp công ty vững bước trên con đường xây dựng nền tài chính cho khách hàng nói riêng và cho nền kinh tế tài chính của Việt nam nói chung.

Công ty luôn xác định đưa chất lượng dịch vụ cung cấp và uy tín của công ty lên hàng đầu, không ngừng hoàn thiện và xây dựng Công ty ngày một tốt hơn.

Hiện nay Công ty đã thành lập các văn phòng đại diện ở các tỉnh lân cận. Trong tương lai, công ty sẽ mở rộng quy mô hoạt động của mình tại một số tỉnh, thành phố lớn trong cả nước, không chỉ hoạt động trong nước mà còn có thể xuất khẩu dịch vụ chuyên nghiệp – một dịch vụ mà nhiều công ty kiểm toán Việt Nam đang muốn thực hiện. Để làm điều đó, hiện công ty đang thực hiện chiến lược đào tạo nhân viên, nghiên cứu tăng cường các dịch vụ chuyên nghiệp (Thuê các chuyên gia người nước ngoài giàu kinh nghiệm về giảng dạy chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên), nâng cao cơ sở vật chất (lắp đặt phòng máy, trang bị và nâng cấp máy tính chuyên dùng cho nhân viên) v.v..

2.2. Quy trình kiểm toán chung được áp dụng tại công ty:2.2.1. Chuẩn bị kiểm toán: 2.2.1. Chuẩn bị kiểm toán:

2.2.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán:

Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán:

Được phép tiếp xúc với

KTV tiền nhiệm ? Nhận được thư

mời kiểm toán

Khách hàng

mới?

Công ty giao cho KTV nhiều kinh nghiệm đánh giá lại các khách hàng hiện hữu và khả năng đảm nhận công việc

Từ chối kiểm toán trừ khi biết đầy đủ các thông tin bằng cách khác Sắp xếp cuộc hẹn với KTV tiền nhiệm Từ chối hoặc chấp nhận kiểm toán Đúng Không Không Đúng Không Khách hàng có cho phép KTV tiền nhiệm cung cấp các thông tin cho KTV ?

Đúng

Giúp kiểm toán viên có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính, môi trường hoạt động, chính sách kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng và cách trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Hiểu và đánh giá được cách thiết kế và mức độ thực thi hệ thống kiểm soát của doanh nghiệp.

Đánh giá rủi ro sai sót trọng yếu của báo cáo tài chính, bao gồm sai sót và gian lận, và chắc chắn rằng những khoản mục rủi ro KTV sẽ dành sự chú ý thích hợp.

Đưa ra chiến lược kiểm toán phù hợp với các rủi ro đã đánh giá.

Xác định khối lượng công việc kiểm toán, các thủ tục kiểm toán cụ thể và đưa ra các phương pháp kiểm toán phù hợp.

Kế hoạch kiểm toán đã được lập, tuy nhiên đây chỉ là cách nhìn ban đầu của KTV, KTV luôn phải cập nhật và thay đổi kế hoạch kiểm toán sao cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. Các thủ tục kiểm toán phải được thảo luận và được sự đồng ý của khách hàng.

Sau khi ghi nhận các thông tin về khách hàng và hệ thống kiểm soát của doanh nghiệp, KTV tiến hành xác lập mức trọng yếu, bao gồm xác lập mức trọng yếu tổng thể của BCTC,và xác lập mức trọng yếu ở mức độ khoản mục căn cứ trên mức trọng yếu tổng thể.

Đánh giá rủi ro kiểm toán dựa vào mức trọng yếu đã xác lập.

Tài liệu yêu cầu khách hàng cần phải có:

 Biên bản kiểm kê cuối kỳ ( trong trường hợp không có KTV chứng kiến việc kiểm kê tại thời điểm kiểm kê, thì cần thiết phải phối hợp với khách hàng tổ chức kiểm kê tại thời điểm kiểm toán và cộng trừ lùi để xác định lại số dư thực tế cuối kỳ.)

 Văn bản có liên quan đến việc giải quyết các chênh lệch ( nếu có chênh lệch khi kiểm kê)

 Sổ cái

 Các hồ sơ chứng từ khác có liên quan .

2.2.2. Thực hiện kế hoạch và chương trình kiểm toán:

2.2.2.1. Thử nghiệm kiểm soát :( kiểm tra hệ thống kiểm soát) thu thập

bằng chứng về tính hiện hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Chẳng hạn, KTV chọn mẫu hóa đơn bán hàng để kiểm tra sự xét duyệt của người có thẩm quyền. Kết quả của thử nghiệm là bằng chứng để KTV điều chỉnh các thử nghiệm cơ bản.

2.2.2.2. Thử nghiệm cơ bản:

A. Thủ tục phân tích:

• Phân tích biến động của các khoản mục qua các năm, phân tích chỉ số để kiểm toán các phần hành doanh thu, chi phí nhằm phát hiện các biến động có thể ảnh hưởng đến BCTC.

• Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ về các phần hành kiểm toán của đơn vị xem có đảm bảo các nguyên tắc sau :

• Nguyên tắc phân nhiệm

• Bất kiêm nhiệm

• Phê chuẩn

B. Thủ tục kiểm tra chi tiết:

• Chọn một hoặc vài tháng bất kỳ và mỗi tháng chọn một vài nghiệp vụ bất kì trên sổ cái hoặc sổ chi tiết để đối chiếu sự khớp đúng giữa sổ sách kế toán và chứng từ gốc về nội dung, ngày tháng, số tiền. đồng thời kiểm tra sự chấp thuận của người có thẩm quyền của khách hàng.

• Nếu kết quả tốt : chấp nhận

• Nếu kết quả xấu: mở rộng phạm vi thử nghiệm chi tiết

• Chọn một hoặc vài tháng bất kỳ và mỗi tháng chọn một vài chứng từ bất kì để đảm bảo việc ghi sổ ( sổ quỹ, sổ chi tiết và sổ cái) là phù hợp.

• Chọn một vài nghiệp vụ trước ngày kết thúc niên độ và một vài nghiệp vụ sau ngày kết thúc niên độ để kiểm tra thủ tục cut-off của khách hàng là đúng đắn và phù hợp.

• Xem xét có tài khoản nào được xác nhận mà đã hết số dư từ năm trước không? Bất kỳ tài khỏan nào cũng đều phải được xác nhận.

• Kiểm tra bảng đối chiếu của 2 tháng bất kỳ đối với từng tài khoản để xem xét các khoản bất thường và xác định lại thời gian, tính chính xác. Đồng thời kiểm tra sự chấp thuận của người có thẩm quyền.

Tuy nhiên, ở công ty Chuẩn Việt, các kiểm toán viên thường thực hiện thử nghiệm kiểm soát cùng với thử nghiệp cơ bản, bởi vì các doanh nghiệp ở Việt Nam hầu như chưa xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hoàn chỉnh. Cụ thể là trong quá trình kiểm tra đối chiếu chứng từ, sổ sách, kiểm toán viên ngoài việc kiểm tra nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, số tiền, số chứng từ, … sẽ kiểm tra luôn chữ ký trên chứng từ để xem doanh nghiệp có bị vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm không, kiểm tra các chứng từ có đầy đủ chữ ký không, kiểm tra việc xét duyệt, …

Đồng thời kiểm toán viên cũng có thể phỏng vấn khách hàng về cách ghi sổ, cách quản lý công nợ… để đánh giá rủi ro kiểm soát và từ đó điều chỉnh các thử nghiệp chi tiết.

2.2.3. Hoàn thành kiểm toán:

• Các trợ lý KTV sắp xếp lại hồ sơ kiểm toán, các bằng chứng thu thập được, lập bảng tổng hợp lỗi.

• KTV cần đảm bảo rằng mọi khía cạnh quan trọng của cuộc kiểm toán đã được kiểm tra và đánh giá đầy đủ bằng cách kiểm tra lại toàn bộ chương trình kiểm toán, nếu xét thấy các bằng chứng kiểm toán không đủ để đưa ra

Một phần của tài liệu Mức trọng yếu và thực tế vận dụng mức trọng yếu trong công ty Kiểm Toán và tư vấn chuẩn Việt (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w