Tất cả các phương tiện mà thông qua đó thông điệp đến được với công chúng mục tiêu đều có thể được xem là các công cụ quan hệ công chúng. Dưới đây là một số công cụ PR chủ yếu:
1. Bài nói chuyện
Khả năng nói trước công chúng một cách rõ ràng, mạch lạc và có sức thuyết phục chính là lời cam kết cho sự thành công của một chương trình sắp ra mắt công chúng. Các nhà lãnh đạo ngày càng hay phải trả lời những câu hỏi của giới truyền thông và có những buổi nói chuyện tại các hiệp hội thương mại hay hội nghị bán hàng và những dịp xuất hiện này có thể tạo dựng hoặc làm tồn hại hình ảnh của công ty. Các công ty ngày càng lựa chọn một cách thận trọng người phát ngôn của mình và sử dụng những người chuyên viết diễn văn và những huấn luyện viên để giúp những người phát ngôn của mình nâng cao tài hùng biện trước công chúng.
Các công cụ của bài nói chuyện bao gồm: Nói trước công chúng (Public speaking), Các bài phát biểu của ban lãnh đạo (Speaking in commitee), Phỏng vấn trên truyền hình, Phỏng vấn trên đài, Phỏng vấn qua điện thoại...
2. Xuất bản phẩm
Nếu các bài nói chuyện có tính thuyết phục cao hơn cả thì xuất bản phẩm có tác dụng lan truyền rộng nhất. Các công ty dựa rất nhiều vào các tư liệu truyền thông để tiếp cận và tác động đến thị trường mục tiêu. Những tư liệu này bao gồm báo cáo hàng năm, những cuốn sách nhỏ, những bài báo,
những tư liệu nghe nhìn, bản tin của công ty và các tạp chí. Báo cáo hàng năm là tài liệu tổng kết tình hình tiêu thụ sản phẩm, tiến cử những mẫu sản phẩm mới. Những cuốn sách nhỏ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thông tin cho khách hàng mục tiêu về một sản phẩm, nguyên lý hoạt động và cách lắp ráp sản phẩm đó. Những bài báo súc tích do các giám đốc công ty viết có thể thu hút sự chú ý đến công ty và các sản phẩm của nó. bản tin của công ty và các tạp chí có thể giúp tạo dựng hình ảnh của công ty và đưa những tin tức quan trọng đến các thị trường mục tiêu. Tư liệu nghe nhìn như phim ảnh, phim đèn chiếu, băng ghi hình và băng ghi âm, đang ngày càng được sử dụng nhiều làm các công cụ khuyến mãi.
Xuất bản phẩm chủ yếu, có thể là: Báo, Xuất bản phẩm nội bộ (Internal journals), Thư trực tiếp, Trang quảng cáo (Press Advertising), Poster, Báo điện tử (The electronic written word)
3. Các sự kiện đặc biệt (Speacial events)
Các công ty có thể thu hút sự chú ý của công chúng đến các sản phẩm mới hay những hoạt động khác của công ty bằng cách tổ chức những sự kiện đặc biệt. Đó có thể là những hội nghị báo chí, hội thảo chuyên đề, những cuộc đi chơi, triển lãm, thi và hội thao, lễ kỷ niệm, bảo trợ các hoạt động thể thao và văn hoá để tiếp cận các công chúng mục tiêu. Việc bảo trợ một sự kiện thể thao, tạo cho những công ty này một dịp để mời và tiếp đón những người cung ứng, những người phân phối và khách hàng cuả mình cũng như tạo sự chú ý liên tục đến tên tuổi và sản phẩm của công ty.
4. Tin tức
Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của các chuyên gia về PR là tìm kiếm hay sáng tác ra những tin tức về công ty, những sản phẩm và con người của công ty. Để có được một tin tức mới cần có kỹ năng xây dựng cốt truyện, nghiên cứu nó rồi viết thành bài để đăng tải trên báo chí. Những kỹ
năng của người làm công tác PR không thể chỉ là biên soạn những tin tức. Họ còn phải có kỹ năng maarrketing và giao tiếp để đảm bảo các phương tiện truyền thông chấp nhận bài viết của mình và nhận lời tham dự các hội nghị báo chí. Một giám đốc giỏi về các phương tiện PR hiểu rất rõ báo chí cần những tư liệu lý thú và kịp thời và những bài báo viết hay và gây được sự chú ý. Giám đốc PR cần có những quan hệ tốt với các biên tập viên và phóng viên. Càng tranh thủ được báo chí thì càng có điều kiện dành được nhiều vị trid tốt hơn để tuyên truyền cho công ty.
5. Hoạt động công ích/ tài trợ
Các công ty có thể nâng cao uy tín của mình bằng cách đóng góp tiền bạc và thời gian cho những sự kiện thích đáng. Công ty lớn thường xuyên yêu cầu các giám đốc các chi nhánh phải ủng hộ những công việc của cộng đồng ở nơi có văn phòng và nhà máy của mình. Có những trường hợp công ty trích một số tiền nhất định từ số hàng người tiêu dùng đã mua để ủng hộ một sự nghiệp cụ thể nào đó. Hình thức này gọi là marketing gắn với sự nghiệp và ngày càng được nhiều công ty sử dụng để gây uy tín trong công chúng.
6. Các phương tiện nhận dạng khác
Bình thường các tài liệu của một công ty có hình thức bên ngoài gây nhầm lẫn và bỏ cơ hội tạo ra và củng cố đặc điểm nhận dạng của công ty. Trong một xã hội tràn ngập thông tin các công ty phải tranh nhau thu hút sự chú ý về mình. Họ phải cố gắng tạo ra những đặc điểm nhận dạng được thể hiện trên logo của công ty, văn phòng phẩm, những cuốn sách nhỏ, bảng hiệu, giấy tờ công văn, danh thiếp, quần áo đồng phục và nơi để xe.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ CÔNG CHÚNG Ở TRUNG TÂM PHÂN PHỐI ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CHÚNG Ở TRUNG TÂM PHÂN PHỐI ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG NOKIA THUỘC CÔNG TY PHÂN PHỐI FPT