Đặc điểm về thể chế chính trị

Một phần của tài liệu 1 Maketing và Marketing mix tại Công ty khách sạn Kim Liên (Trang 36 - 39)

1. Thị trường EU về hàng dệt may Khái quát chung về thị trường EU.

1.1.1. Đặc điểm về thể chế chính trị

Hệ thống chính trị EU có nhiều đặc điểm mang chức năng của một nhà nước mà không cần theo cơ cấu tổ chức lãnh thổ. Sự phát triển của Liên minh Châu Âu đang dần biến EU trở thành một Châu Âu thống nhất dựa trên sự đa dạng văn hoá, nền tảng các quyền cơ bản và những thủ tục hoạch định chính sách dân chủ. Có thể thấy rõ hệ thống chính trị của Liên minh Châu Âu có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, sự hội nhập năng động và có chiều sâu của các thành viên.

Mục tiêu chính là xây dựng và củng cố hoà bình giữa các quốc gia Châu Âu, các nước thành viên ban đầu đã hợp tác trong lĩnh vực than và thép. Xây dựng thể chế chung là kết quả của sự hội nhập sâu rộng về mọi mặt của các nước thành viên. Đặc biệt các nước thành viên nhất trí mở rộng cơ chế ra quyết định của các thể chế của EU, từ thủ tục tham vấn, tán thành, hợp tác và tiếp đến áp dụng thủ tục đồng quyết định, nhất là những lĩnh vực mới và nhạy cảm

về chủ quyền quốc gia như chính sách an ninh và nội vụ, chính sách an ninh và đối ngoại chung của Liên minh.

Thứ hai, EU chuyển dịch từ hình thức của “một tổ chức liên chính phủ”

sang những đặc điểm của một cấu trúc pháp lý “siêu nhà nước”. EU là một thể chế “siêu nhà nước” bao gồm các thiết chế Uỷ ban Châu Âu, Nghị viện Châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Toà án Châu Âu, Ngân hàng Trung ương với việc sử dụng một đồng tiền chung cho 12 nước thành viên. Ở cấp độ Liên minh, EU có “quyền độc lập” tối cao trên cả luật pháp các nước thành viên, nhưng các nước thành viên vẫn độc lập trong chức năng nhà nước của mình và vẫn có tiếng nói quyết định trong quá trình lập chính sách ở cấp độ Liên minh.

Thứ ba, các thể chế EU thực hiện các quyền quản lý của mình trong

phạm vi “lãnh thổ” của mình. Tất cả hệ thống chính trị ở EU đều xuất phát từ các nhóm lợi ích cá nhân và cộng đồng. Sự ganh đua của mỗi nhóm chính trị sẽ tác động đến quá trình lập chính sách, điều này thúc đẩy hoặc bảo vệ lợi ích của họ.

Thứ tư, các quyết định ban hành (luật pháp) ở cấp độ EU là những vấn đề

liên kết cốt lõi và tác động hầu hết ở cấp độ EU. Có thể thấy hơn 80% quy định về sản xuất, phân phối và trao đổi hàng hoá, dịch vụ và vốn được lưu chuyển trong các nước thành viên; Hơn 100 văn bản pháp lý được thông qua bởi các thể chế của Liên minh; Các văn bản pháp luật của Liên minh là nguồn cơ bản của luật quốc gia thành viên và là đạo luật có giá trị cao hơn đạo luật nước thành viên.

Thứ năm, quá trình chính trị hoá hệ thống thể chế EU là một trong những

đặc điểm chủ yếu trong đời sống chính trị Châu Âu. Cuộc họp của hội đồng Châu Âu tương tự như hoạt động của các tổ chức khác và hội đồng có vai trò trong việc định hướng đường lối chính trị của EU. Nhưng vai trò chủ yếu của

hội đồng là liên lạc chặt chẽ giữa các thể chế với nhau, giữa chính phủ các quốc gia với EU, giữa các cơ quan ở các nước thành viên, giữa các lợi ích cá nhân và quan chức ở EU và với quan chức ở các nước thành viên. Với mối quan hệ này, hoạt động của EU được kiểm soát hàng ngày.

Thứ sáu, hệ thống chính trị EU mang đặc điểm hệ thống chính trị dân

chủ. Các thể chế cơ bản của EU được hình thành và xây dựng từ những năm 1952 bao gồm: Uỷ ban Châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Nghị viện Châu Âu và Toà án Châu Âu. Các hiệp ước đã quy định và bổ sung thẩm quyền cho các thể chế này có các quyền hạn của một tổ chức nhà nước, đó là các quyền “lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Hơn nữa, trong quá trình cải cách thể chế, EU đã đưa ra hệ thống các quy tắc nhằm giải quyết một cách có hiệu quả và quy định cho các thể chế EU thực hiện các quyền này.

Thứ bảy, sự phân định rõ thẩm quyền giữa cấp độ Liên minh và các nước

thành viên. Ở Liên minh Châu Âu, các nước thành viên vẫn còn có nhiều “quyền” hơn so với chính quyền cấp bang ở Mỹ về quá trình lập chính sách cũng như vấn đề phủ quyết các đạo luật. Trong quá trình thực hiện các chính sách, các nước thành viên vẫn có quyền “nội luật” hoá và thực hiện các chỉ thị của Liên minh thành hiện thực trong nước mình. Ngoài ra, việc phân quyền cấp Liên minh về “hành pháp, lập pháp và tư pháp” vẫn còn có sự “lộn xộn”, chưa có sự “phân quyền” rạch ròi giữa các nhánh quyền lực như ở Mỹ.

Thứ tám, đời sống chính trị. Ở EU, Hội đồng Bộ trưởng Châu Âu được

bầu gián tiếp do các chính phủ các nước thành viên chỉ định và dân chúng của các nước thành viên bầu trực tiếp đại diện của mình ở Nghị viện Châu Âu. Tuy nhiên, hoạt động của các đảng phái ở EU luôn chỉ là sự hiện diện và tranh luận chính trị thường được đặt trong thoả hiệp, đồng thuận vì những lợi ích chung. Bầu cử ở Châu Âu thường trở thành cuộc chưng cầu dân ý về

những quan chức được bầu ở tại các nước thành viên, đặc biệt tại cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.

Cuối cùng, quá trình hoạch định chính sách của EU. Cơ chế ra quyết định

của các thể chế EU là sự kết hợp của các yếu tố như siêu nhà nước, liên chính phủ và liên quốc gia. Hệ thống chính trị EU không tập trung như trật tự của mô hình nhà nước, cũng không phân quyền theo trật tự nhất định. Việc ra quyết định và thực hiện quyết định được trao cho nhiều thể chế Cộng đồng, các tổ chức ở cấp độ Liên minh và không theo một trật tự quản lý ở Châu Âu.

Có thể nói, cách thức vận hành của hệ thống chính trị của Liên minh Châu Âu là mô hình quản trị nhiều tầng vì EU dựa trên một cấu trúc phức tạp, có sự phân định quyền hạn của mỗi mỗi bộ phận và có sự phân định của một cấu trúc nhà nước theo nguyên tắc phân quyền giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quyền lực được chia làm nhiều tầng, hàng ngang theo “địa hạt” và hàng dọc giữa các nước thành viên và cấp độ Liên minh. [5]

Một phần của tài liệu 1 Maketing và Marketing mix tại Công ty khách sạn Kim Liên (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w