5. Hình phạt đối với người phạm tội không tố giác tội phạm
3.2.1. Hoàn thiện những quy định của pháp luật có liên quan đến tội không tố giác tội phạm
phong trào thi đua, thu hút nhiều hơn sự tham gia của người dân.
Bên cạnh đó, những người phát hiện, tố giác tội phạm, giúp đỡ cơ quan bảo vệ pháp luật bắt giữ kẻ phạm tội, thường hay bị bọn phạm tội đe dọa đến tính mạng sức khỏe của họ và gia đình họ. Vì vậy, các cơ quan bảo vệ pháp luật phải có biện pháp bảo vệ những người này cũng như gia đình họ nói chung và đặc biệt trong các vụ án về các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nói riêng.
3.2. những giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội không tố giác tội phạm tố giác tội phạm
3.2.1. Hoàn thiện những quy định của pháp luật có liên quan đến tội không tố giác tội phạm tố giác tội phạm
Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy, việc áp dụng những quy định của pháp luật có liên quan đến tội không tố giác tội phạm trong thời gian qua, nổi lên một số vấn đề bức xúc cần phải giải quyết sau đây:
Thứ nhất, về Điều 22, Điều 3 13, Điều 314 Bộ luật hình sự năm 1999.
Tại Điều 22, Bộ luật hình sự năm 1999, nhà làm luật chưa đưa ra được định nghĩa pháp lý của khái niệm không tố giác tội phạm. Đây là một trong những nhược điểm của Bộ luật này. Đáng lẽ ra, Điều 22 Phần chung Bộ luật hình sự năm 1999 phải đưa ra được định nghĩa pháp lý của khái niệm không tố giác tội phạm, còn Điều 314 Phần các tội phạm Bộ luật này quy định cụ thể về tội không tố giác tội phạm, thì hợp lý hơn.
Ngoài ra, việc khoản 2 Điều 22 và khoản 2 Điều 314 Bộ luật này, đều có quy định về trường hợp không tố giác ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội là sự trùng lặp không cần thiết về kỹ thuật lập pháp hình sự.
Điều 313 quy định về những tội phạm mà nếu người nào biết rõ một trong số tội phạm đó đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phạm tội không tố giác tội phạm và phải chịu hình phạt được quy định tại Điều 314 Bộ luật
hình sự năm 1999. Điều này có nghĩa, nhà làm luật đã đồng nhất hành vi che giấu tội phạm và hành vi không tố giác tội phạm nguy hiểm cho xã hội như nhau. Đây cũng là điểm bất cập của Bộ luật hình sự năm 1999, vì không tố giác tội phạm là hành vi luôn được thực hiện dưới hình thức không hành động, thể hiện sự thụ động của người phạm tội khác với che giấu tội phạm là hành vi được thực hiện dưới hình thức hành động, thể hiện sự chủ động của người phạm tội, cho nên tội che giấu tội phạm có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với tội không tố giác tội phạm là vì sự chủ động đó.
Phân tích Điều 313 cho thấy, có tổng số 67 điều luật quy định về những tội phạm này. Đây là vấn đề cần phải xem xét lại, bởi lẽ người dân bình thường khố có thể đọc và hiểu, chưa nói là có thể nhớ về những tội phạm mà nếu biết, không tố giác với cơ quan chức năng thì phạm tội. Hơn nữa, trong số những tội phạm quy định tại Điều 313, có rắt nhiều tội phạm mà việc điều tra, khám phá nó, đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn, ví dụ: tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tội lập quỹ trái phép, tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng… cho nên quy định phải tố giác những tội phạm này không mang tính khả thi. Theo chúng tôi, để người dân có thể tuân thủ đúng những quy định của pháp luật hình sự về tội không tố giác tội phạm và trên cơ sở kế thừa giá trị pháp lý truyền thống của cha ông, đồng thời động viên, khuyến khích người dân can ngăn người phạm tội, hạn chế tác hại của tội phạm. Vì vậy, theo chúng tôi, Điều 22, Điều 314 Bộ luật hình sự năm 1999 cần được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 22: Không tố giác tội phạm
Không tố giác tội phạm là hành vi của một người, tuy không hứa hẹn trước và không tham gia vào việc thực hiện tội phạm, nhưng biết rõ tội phạm do người khác đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện nhưng không thông báo về tội phạm và người phạm tội cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền như cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, ủy ban nhân dân các cấp để kịp thời ngăn chặn, phát hiện, xử lý tội phạm và người phạm tội.
1. Người nào biết rõ một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia được quy định từ Điều 78 đến Điều 91, tội giết người được quy định tại Điều 93, các tội phạm về ma túy được quy định từ Điều 193 đến Điều 201, các tội phạm về tham nhũng được quy định từ Điều 278 đến Điều 284, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh được quy định từ Điều 341 đến Điều 344 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội giết người.
3. Người không tố giác tội phạm nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì được miễn hình phạt hoặc có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Để bảo vệ người tố giác tội phạm, Bộ luật hình sự năm 1999 cần bổ sung thêm một điều về việc xử lý hành vi trả thù người tố giác như sau:
Điều....: Tội trả thù người tố giác tội phạm
1. Người nào có hành vi trả thù người tố giác tội phạm, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn có hành vi trả thù người tố giác tội phạm, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
Thứ hai, về vấn đề trách nhiệm hình sự của người đã đưa hối lộ tố giác người nhận hối lộ.
Trong thời gian gần đây, có nhiều trường hợp người đưa hối lộ đã tố giác người nhận hối lộ, nhờ vậy, một số "quan tham" đã bị lôi ra ánh sáng, nhưng số người tố giác này vẫn bị xét xử về tội đưa hối lộ. Ví dụ: vụ thẩm phán Nguyễn Thị Hường ở Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh được đưa ra ánh sáng là nhờ công tố cáo của ông Nguyễn Văn Chung, nhưng ông này vẫn bị phạt 30 tháng tù cho hưởng án treo. ông
Chung tâm sự với luật sư của ông là "ông đưa sự việc ra ánh sáng là muốn phơi bày chuyện làm khó của cán bộ Tòa để từ đó lãnh đạo xem xét lại việc giải quyết vụ án của ông chứ ông không nghĩ là mình phạm tội. Nếu ông biết đi tố giác rồi bị xử tù thì ông không dại gì đi tố cáo" [4, tr. 9]. Về vấn đề trách nhiệm hình sự của người đưa hối lộ rồi chủ động tố giác, hiện có một số quan điểm khác nhau:
Quan điểm thứ nhất của ThS. Nguyễn Thị Hoài Phương, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng:
Người nhận hối lộ là người có chức quyền. Người ta đưa hối lộ cho anh vì với vị trí của anh, anh mới giúp người ta làm việc gì đó. Nếu anh liêm khiết, trung thực thì cho dù người ta van nài, năn nỉ… anh cũng không nhận. Ngược lại, anh là cán bộ, Nhà nước trả lương cho anh để anh "phục vụ nhân dân", anh làm đúng chức trách của mình thì cũng không có cớ gì anh vòi vĩnh, mồi chài, ép buộc người ta đưa tiền, vàng… Mà anh kiên quyết không nhận tiền, vàng khi người ta chủ động, không đòi hỏi, ép buộc, bắt bí người ta phải đưa cho mình, thì làm gì người ta đưa hối lộ được. Nếu anh làm tốt, khi người ta đặt vấn đề đưa tiền, anh phải báo cho cơ quan chức năng.
Do vậy, đối với loại tội phạm này, phải xử người nhận hối lộ. Anh này là "đầu têu của mọi vi phạm". Bên cạnh đó, miễn hẳn trách nhiệm hình sự cho người đưa hối lộ. Thậm chí người đã đưa hối lộ mà tố cáo là có công [4, tr. 9].
Quan điểm thứ hai của ông Nguyễn Thanh Sơn, Kiểm sát viên cao cấp Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng:
"Trong tội đưa và nhận hối lộ, đường lối xử lý hiện nay rất nghiêm nhằm làm trong sạch bộ máy công quyền, cũng là cách răn đe người nào muốn "bẻ cong" pháp luật bằng hiện kim, hiện vật. Luật hiện hành cũng quy định tùy vào thời điểm khai báo việc đưa hối lộ mà có cách xử lý riêng: khai báo trước khi đưa, người tố cáo sẽ được xem là không phạm tội; nếu sau khi đưa mới tố cáo thì sẽ bị xử lý hình sự.
Đặc trưng của loại tội này là có mối liên hệ chặt chẽ giữa người đưa và người nhận. Khi hai bên "bắt tay" nhau thực hiện hành vi đưa, nhận hối lộ tức là họ đã đặt quyền lợi cá nhân lên trên lợi ích chung, xâm phạm đến hoạt động bình thường của xã hội. Hai bên đã thỏa thuận với nhau là cùng thực hiện hành vi phạm tội. Vì thế không thể xử lý người nhận mà không xử lý người đưa hối lộ [3, tr. 7].
Quan điểm thứ ba của ông Võ Văn Thêm, Kiểm sát viên cao cấp Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng: "Với những trường hợp người đưa hối lộ tìm mọi thủ đoạn đưa hối lộ nhằm làm sai lệch sự việc, trái pháp luật để có lợi cho mình, đưa nhiều lần… phải xử lý nghiêm. Còn những trường hợp khác, nên miễn hình phạt tù cho họ" [3, tr. 7].
Những quan điểm trên đều có khía cạnh hợp lý, nhưng chúng tôi đồng tình với quan điểm thứ nhất, bởi lẽ cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, "công bộc" của nhân dân nhận hối lộ là việc không có gì để biện minh được. Đấu tranh chống các tội phạm về tham nhũng nói chung, tội nhận hối lộ nói riêng, là công việc rất khó khăn, bởi các cơ quan chức năng thường thiếu chứng cứ để chứng minh. Do vậy, Nhà nước cần có chính sách đặc biệt đối với những người đưa hối lộ, rồi tố giác tội phạm, nhằm động viên, khuyến khích họ vì công lôi ra ánh sáng những "quan tham", góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước. Theo tinh thần đó, chúng tôi xin đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 289 Bộ luật hình sự năm 1999 như sau:
Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Thứ ba, về những quy định của pháp luật liên quan đến các biện pháp bảo vệ người tố giác tội phạm.
tra phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm". Bảo vệ người đã tố giác tội phạm là vấn đề bức xúc hiện nay, vì trên thực tế đã có nhiều vụ án không triệu tập được người làm chứng, người làm chứng không dám tố giác tội phạm, không dám cộng tác với các cơ quan chức năng, vì vậy đã gây khó khăn rất lớn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Nguyên nhân của tình hình này có nhiều, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do không ít trường hợp người đã tố giác tội phạm và người thân của họ bị đe dọa, chửi bới, thậm chí bị hành hung, đe dọa đến tính mạng. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 chưa có quy định về những biện pháp cụ thể mà Cơ quan điều tra phải áp dụng để bảo vệ người đã tố giác tội phạm. Hiện nay, một số nước trên thế giới như Cộng hòa Italia, Liên bang Nga, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Cộng hòa Liên bang Đức, Vương quốc Anh… đã có những quy định cụ thể về những biện pháp bảo vệ người làm chứng, thậm chí Cộng hòa Italia còn có luật bảo vệ người làm chứng. Theo những quy định này, việc bảo vệ người làm chứng được áp dụng được áp dụng bằng những biện pháp khác nhau như tạo điều kiện thuận lợi cho cho họ thay đổi họ, tên, chuyển đến nơi ở mới; bảo vệ họ khi có sự đe dọa từ phía bị can, bị cáo và những người thân của bị can, bị cáo; cấp cho họ những giấy tờ tùy thân giả nhằm tránh sự theo dõi, phát hiện của bọn phạm tội.
Theo quan điểm chung của các nhà hình sự học, các nhà tội phạm học, thì bảo vệ người làm chứng là hoạt động chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, nhất là đối với các vụ án về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Thực tiễn bảo vệ người làm chứng cho thấy ở quốc gia nào có chính sách và các biện pháp bảo vệ người làm chứng tốt, thì ở đó nhân dân tố giác tội phạm, giúp đỡ các cơ quan bảo vệ pháp luật nhiều hơn. Vì vậy, trong những năm gần đây, các nước trên thế giới đã quan tâm nhiều đến công tác bảo vệ người làm chứng, bảo vệ người tố giác tội phạm, thậm chí theo thông tin trên mạng, có quan điểm cho rằng, cần có cơ quan chuyên trách bảo vệ người làm chứng, chứ không phải giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
Từ sự phân tích ở trên, chúng tôi xin đề xuất cơ quan có thẩm quyền cần khẩn trương nghiên cứu ban hành Pháp lệnh bảo vệ người làm chứng, trong đó quy định về
những biện pháp sau đây:
Thứ nhất, cần có quy định giữ bí mật tên tuổi, địa chỉ của người đã tố giác tội phạm, nhất là tội phạm về ma túy, tội phạm do băng nhóm tội phạm thực hiện, bởi lẽ các băng nhóm tội phạm cũng như bọn phạm tội về ma túy sẽ sẵn sàng sử dụng "luật rừng"để hành xử người đã tố giác tội phạm do chúng thực hiện.
Thứ hai, sau khi cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự, người đã tố giác tội phạm có thể tham gia tố tụng hình sự với tư cách là người làm chứng. Trong trường hợp bị can đe dọa hành hung người làm chứng vì đã tố giác tội phạm do chúng thực hiện và sự đe dọa đó có khả năng trở thành hiện thực, thì Cơ quan điều tra phải áp dụng biện pháp ngăn chặn cần thiết nhằm ngăn chặn tội phạm, bảo đảm cho việc tiến hành hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, đồng thời bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và các quyền, lợi ích hợp pháp của người làm chứng được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (pháp luật tố tụng hình sự của Cộng hòa Pháp, Nhật Bản... đều có quy định như vậy. Ví dụ: Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa Pháp quy định:
Đối với trọng tội và khinh tội, nếu hình phạt quy định từ một năm tù trở lên trong trường hợp phạm tội quả tang, hoặc từ hai năm tù trở lên trong những trường hợp khác và nếu đương sự không tôn trọng đầy đủ nghĩa vụ giám sát tư pháp theo quy định tại Điều 37, thì có thể ra lệnh tạm giam hoặc