Nhân thân người phạm tội không tố giác tội phạm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tội không tố giác tội phạm - một số khía cạnh pháp lí hình sự và tội phạm học pptx (Trang 49 - 51)

5. Hình phạt đối với người phạm tội không tố giác tội phạm

2.1.2. Nhân thân người phạm tội không tố giác tội phạm

Nghiên cứu nhân thân người phạm tội không tố giác tội phạm nhằm mục đích xác định những đặc điểm của người phạm tội, những yếu tố, điều kiện, môi trường hình thành nhân cách của họ. Trong phạm vi luận văn này, chúng ta sẽ đề cập và nghiên cứu nhân thân người phạm tội qua hai khía cạnh cơ bản là lứa tuổi phạm tội và đặc điểm nghề nghiệp chức vụ của người phạm tội.

- Nghiên cứu nhân thân người phạm tội theo tiêu chí lứa tuổi, có thể lập bảng thống kê sau:

Bảng 2.6. Số người phạm tội không tố giác tội phạm theo lứa tuổi

Năm

Người phạm tội chưa thành niên (<18 tuổi) Người phạm tội từ đủ 18 tuổi đến 45 tuổi 1997 1 5 1998 3 14 1999 0 13 2000 1 8 2001 0 5

2002 3 4

2003 1 6

2004 0 15

2005 2 10

Tổng 9 80

(Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao)

Qua bảng số liệu trên thấy rằng số bị cáo phạm tội không tố giác tội phạm chủ yếu tập trung ở lứa tuổi từ 18 đến 45 trong tổng số các bị cáo phạm tội này, còn số bị cáo ở tuổi chưa thành niên chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Cụ thể, nếu tính toán số liệu được thống kê ở trên thì tỷ lệ trung bình hàng năm bị cáo chưa thành niên so với tổng số bị cáo phạm tội này là 9/120 bị cáo, chiếm khoảng 7,5%, còn số người phạm tội ở độ tuổi từ đủ 18 đến 45 là 80/120 bị cáo, tỷ lệ trung bình hàng năm khoảng 65%; số người phạm tội từ 46 tuổi trở lên là 31/120 bị cáo, chiếm tỷ lệ khoảng 24,5%.

Như vậy, có thể thấy số người phạm tội không tố giác tội phạm phần lớn tập trung ở lứa tuổi bắt đầu trưởng thành và đã trưởng thành, có độ hiểu biết và suy nghĩ chín chắn nhất định nhưng vẫn cố ý phạm tội, làm trái quy định pháp luật. Đối với lứa tuổi chưa thành niên, theo đánh giá chung của các cơ quan tiến hành tố tụng thì việc họ phạm tội chủ yếu là do trình độ nhận thức, khả năng nhận thức pháp luật còn nhiều hạn chế nên không ý thức được hành vi không tố giác tội phạm của mình là phạm pháp.

- Nghiên cứu về số người phạm tội không tố giác tội phạm là cán bộ, công chức, đảng viên trong số người phạm tội không tố giác tội phạm cho thấy:

Nhìn chung, số người phạm tội là cán bộ, công chức thường hoặc cán bộ, công chức là đảng viên phạm tội không tố giác tội phạm nhìn chung chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng số người phạm tội này. Cụ thể, theo số liệu của Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì trong tổng số người phạm tội không tố giác tội phạm từ năm 1997 đến năm 2005 thì người thuộc đối tượng là cán bộ công chức phạm tội là

01 người, tỷ lệ 1/120 chiếm khoảng 0,8% và người phạm tội là đảng viên thường là 01 người với tỷ lệ tương ứng là 0,8%, không có đối tượng nào là cán bộ lãnh đạo trung, cao cấp. Từ số liệu thống kê này có thể rút ra nhận xét cán bộ, công chức, đảng viên là những người có ý thức pháp luật cao, có thể nhìn nhận và phân biệt được hành vi phạm tội và không phạm tội nói chung và tội không tố giác tội phạm nói riêng để từ đó tuân thủ nghiêm túc quy định và chính sách pháp luật của Nhà nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tội không tố giác tội phạm - một số khía cạnh pháp lí hình sự và tội phạm học pptx (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)