5. Hình phạt đối với người phạm tội không tố giác tội phạm
2.2. Nguyên nhân và điều kiện của tội không tố giác tội phạm
Tội phạm nói chung và tội không tố giác tội phạm nói riêng, bao giờ cũng được thực hiện bởi con người cụ thể. Vấn đề đặt ra là do nguyên nhân gì và trong điều kiện nào, con người cụ thể lại thực hiện tội không tố giác tội phạm. Làm rõ nguyên nhân và điều kiện phạm tội là cơ sở quan trọng để đưa ra các biện pháp phòng ngừa thích hợp với tội không tố giác tội phạm, góp phần làm giảm tình trạng phạm tội trong xã hội.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã xác định quan hệ nhân quả là một dạng của mối liên hệ hữu cơ giữa các hiện tượng, trong đó một hiện tượng được gọi là nguyên nhân với những điều kiện nhất định đã làm phát sinh một hiện tượng khác được gọi là hậu quả. Cũng như những tội phạm khác, tội không tố giác tội phạm tồn tại là hậu quả của những nguyên nhân nhất định. Những nguyên nhân đó gắn liền với những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhất định.
Theo triết học Mác - Lênin, nguyên nhân và điều kiện là hai khái niệm có quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Một hiện tượng trong hoàn cảnh này là nguyên nhân phát sinh tội phạm, nhưng trong hoàn cảnh khác là điều kiện thúc đẩy hành vi phạm tội. Vì vậy, việc phân chia các hiện tượng làm phát sinh và thúc đẩy tội không tố giác tội phạm thành nguyên nhân và điều kiện chỉ mang tính chất tương đối.
Tội phạm nói chung và tội không tố giác tội phạm nói riêng, dù ở mức độ nào cũng phải được coi là một hiện tượng xã hội tiêu cực. Vì vậy, muốn xác định, làm rõ nguyên nhân và điều kiện phạm tội không tố giác tội phạm, phải tìm hiểu nó từ trong
các quá trình, hoạt động xã hội và không chỉ trong quá trình hoạt động tiêu cực, mà cả trong mặt trái của quá trình tích cực.
Xét trong điều kiện cụ thể ở nước ta hiện nay, có thể rút ra những nguyên nhân và điều kiện chủ yếu sau gây nên tình hình tội không tố giác tội phạm hiện nay.