Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và các luật có liên quan về hoạt động kiểm toán và không ngừng nâng cao chất

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kiểm toán nhà nước ở Việt Nam pot (Trang 90 - 94)

và các luật có liên quan về hoạt động kiểm toán và không ngừng nâng cao chất lượng kiểm toán

Pháp chế là sự đòi hỏi các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội, cán bộ công chức nhà nước và mọi công dân phải triệt để tuân theo và chấp hành thường xuyên, nghiêm chỉnh pháp luật. Đòi hỏi này của pháp chế là cơ sở để khẳng định rằng: xây dựng và hoàn chỉnh pháp luật là rất quan trọng, nhưng cũng chỉ là bước đầu, khó khăn lớn nhất là việc tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống, biến pháp luật thành hoạt động thực tiễn của nhân dân. Vì vậy, sau khi nhà nước ban hành pháp luật, việc tổ chức thực hiện pháp luật giữ vai trò quan trọng trong quá trình củng cố tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Luật Kiểm toán nhà nước đã quy định một cách toàn diện về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước, trong đó có nhiều quy định mới rất quan trọng cần phải được thực hiện nghiêm túc, cụ thể là:

- Theo quy định của Luật KTNN, ngoài các chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, KTNN còn được bổ sung chức năng kiểm toán hoạt động, đây là một lĩnh vực mới trong hoạt động kiểm toán; để triển khai công tác kiểm toán hoạt động, KTNN cần đổi mới tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kiểm toán theo hướng chuyên môn hoá cao. Đây là yêu cầu xuất phát từ đặc điểm của kiểm toán hoạt động đòi hỏi đội ngũ kiểm toán viên (KTV) cần có năng lực chuyên môn sâu về quản lý, phân tích kinh tế...; do vậy, cũng đòi hỏi bộ máy quản lý kiểm toán của các KTNN chuyên

ngành và KTNN khu vực phải được tổ chức theo hướng chuyên môn hoá cao nhằm đảm bảo phù hợp với hoạt động kiểm toán và hiệu lực của quản lý;

- Theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước, KTNN phải thực hiện các nhiệm vụ mới rất quan trọng là: Trình ý kiến của KTNN để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, quyết định phân bổ ngân sách trung ương, quyết định dự án, công trình quan trọng quốc gia, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; tham gia với Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội và các cơ quan khác của Quốc hội, Chính phủ trong việc xem xét, thẩm tra báo cáo về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, phương án bố trí ngân sách cho dự án, công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định và quyết toán ngân sách nhà nước; tham gia với Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội khi có yêu cầu trong hoạt động giám sát việc thực hiện Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về lĩnh vực tài chính - ngân sách, giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước và chính sách tài chính; tham gia với các cơ quan của Chính phủ, của Quốc hội khi có yêu cầu trong việc xây dựng và thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh; chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra và các cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xử lý những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán; tổ chức công bố công khai kết quả kiểm toán; chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán nội bộ [50].

- Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kiểm toán nhà nước, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước (tổng quyết toán), báo cáo quyết toán ngân sách địa phương phải được kiểm toán trước khi Quốc hội, Hội đồng nhân dân phê chuẩn; báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước cũng đều phải được kiểm toán. Đối với lĩnh vực đầu tư, vốn của NSNN dành cho đầu tư xây dựng hàng năm là rất lớn và lĩnh vực này có nhiều lãng phí, thất thoát đòi hỏi phải tăng cường quản lý và kiểm tra của Nhà nước. Thực tế, các đơn vị được kiểm toán hàng năm tuy đã tăng dần, nhưng mới chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong tổng số các đối tượng thuộc phạm vi kiểm toán của KTNN. Đây là khó khăn không thể khắc

phục ngay được mà cần có thời gian để KTNN xây dựng lực lượng cũng như cơ sở vật chất. Ngoài ra, trong hướng dẫn thực hiện quy chế đánh giá cán bộ của Ban Tổ chức Trung ương đã coi kiểm toán trách nhiệm kinh tế người đứng đầu các đơn vị tổ chức như là một trong các phương pháp đánh giá cán bộ. Đây sẽ là một nhiệm vụ quan trọng mà KTNN phải có trách nhiệm tham gia khi triển khai thực hiện.

- Theo quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cơ quan KTNN trong việc thực hiện chức năng kiểm toán nếu phát hiện hành vi gây lãng phí thì phải kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; kết quả kiểm toán có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được công khai [52].

- Theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm toán nhằm phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý [51].

Để thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và các luật có liên quan về hoạt động kiểm toán và không ngừng nâng cao chất lượng kiểm toán, KTNN cần thực hiện tốt các nội dung công việc sau đây:

Thứ nhất, đa dạng hóa các loại hình kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm

toán nhà nước. Hoàn thiện công tác kiểm toán báo cáo tài chính, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính, cung cấp dữ liệu tin cậy cho Chính phủ trong công tác điều hành, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp trong xem xét phê chuẩn quyết toán ngân sách và công tác giám sát; phải có trách nhiệm hơn đối với công tác kiểm toán tuân thủ, phát hiện kịp thời, chỉ rõ các sai phạm, địa chỉ sai phạm, xác định rõ trách nhiệm tổ chức và cá nhân, cương quyết kiến nghị xử lý mọi hành vi vi phạm pháp luật; triển khai từng bước công tác kiểm toán hoạt động tiến tới tập trung nhiều hơn cho loại hình kiểm toán này khi nền kinh tế ngày càng phát triển theo chiều sâu, chất lượng tăng trưởng ngày càng được chú trọng để kiểm tra, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.

Thứ hai, tiêu chuẩn hóa, chính quy hóa và chuyên nghiệp hóa để nâng cao chất

lượng công tác kiểm toán. Xây dựng, ban hành và áp dụng hệ thống chuẩn mực, quy trình kiểm toán, quy chế, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ, hồ sơ kiểm toán để chuyên nghiệp hóa các hoạt động; tạo dựng niềm tin của công chúng và xã hội đối với hoạt động kiểm toán và kết quả kiểm toán. Trong vòng 5 năm tới phải hoàn thành xây dựng, ban hành toàn bộ hệ thống chuẩn mực kiểm toán và các quy trình kiểm toán chủ yếu; cải tiến căn bản hồ sơ kiểm toán theo hướng đơn giản, dễ sử dụng, thiết thực và phù hợp với chuẩn mực quốc tế cũng như thực tiễn Việt Nam. Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn và tổ chức xét chọn, khen thưởng hàng năm cho các cuộc kiểm toán đạt chất lượng Vàng, tôn vinh các kiểm toán viên mẫu mực, xuất sắc, các công chức tận tụy, có nhiều công lao, sáng kiến. Đồng thời, có giải pháp để trong sạch hóa đội ngũ; không bố trí, đình chỉ công tác kiểm toán đối với các cán bộ, kiểm toán viên vi phạm quy chế và đạo đức nghề nghiệp; sàng lọc và đưa ra khỏi ngành những cán bộ, kiểm toán viên vi phạm pháp luật, kỷ luật công tác làm tổn hại uy tín của ngành theo đúng quy định của Đảng, Nhà nước, quy chế của ngành về công tác cán bộ.

Thứ ba, minh bạch hóa và công khai hóa hoạt động kiểm toán, từ khâu xây dựng

kế hoạch, ra quyết định kiểm toán hoặc thôi kiểm toán, tổ chức thực hiện kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán; kết luận và kiến nghị kiểm toán theo quy định của pháp luật. Thực hiện mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo tính độc lập cho kiểm toán viên và các cấp (Vụ, Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán) trong việc thực thi trách nhiệm, gồm cả việc bảo lưu kết quả kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra, Viện Kiểm sát và báo chí trong công tác kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và Luật Phòng, chống tham nhũng.

Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên. Chú trọng tự kiểm soát của các KTNN chuyên

ngành và khu vực theo chức trách, nhiệm vụ của Kiểm toán trưởng, Trưởng, Phó đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán. Tăng cường kiểm tra theo chức năng và kế hoạch hàng năm của các đơn vị kiểm soát chất lượng kiểm toán chuyên trách và tổ chức cán

bộ; khi cần thiết có thể thành lập các tổ công tác liên vụ để kiểm tra, xử lý các sai phạm của cán bộ, công chức và người lao động, nhất là đối với kiểm toán viên.

Thứ năm, hiện đại hóa tổ chức và hoạt động kiểm toán. Đẩy mạnh công tác

nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ và phương pháp kiểm toán tiên tiến vào hoạt động của KTNN. Chú trọng các phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ, kiểm toán tại hiện trường và giải trình của các nhà quản lý. Thực hiện kiểm toán tại trụ sở cơ quan KTNN chuyên ngành và khu vực đối với các cuộc kiểm toán có điều kiện và có khả năng thực thi. Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin trợ giúp hoạt động kiểm toán, tăng cường các phương tiện, thiết bị thiết yếu cho công tác kiểm toán để nâng cao chất lượng và hiệu quả kiểm toán.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kiểm toán nhà nước ở Việt Nam pot (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)