Quá trình hình thành, phát triển của kiểm toán nhà nước ở Việt nam 1 Khái quát về sự ra đời của Kiểm toán Nhà nước ở Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kiểm toán nhà nước ở Việt Nam pot (Trang 46 - 47)

2.1.1. Khái quát về sự ra đời của Kiểm toán Nhà nước ở Việt Nam

ở Việt Nam, Kiểm toán Nhà nước được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 70/CP ngày 11 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về việc thành lập cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Quyết định số 61/TTg ngày 24 tháng 1 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước. Đây là cơ quan mới ra đời trong công cuộc đổi mới của đất nước và tiến trình cải cách nền hành chính quốc gia. Sự ra đời và phát triển Kiểm toán Nhà nước là một tất yếu khách quan, đánh dấu một bước phát triển mới của hệ thống các công cụ kiểm tra, kiểm soát ở Việt Nam trong điều kiện mới. Sự ra đời của Kiểm toán Nhà nước khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta lập lại trật tự, kỷ cương trong quản lý nguồn lực tài chính quốc gia; tăng cường tính minh bạch và công khai nền tài chính đất nước; góp phần thực thi dân chủ xã hội và chống tiêu cực, tham nhũng. Ngày 14/6/2005 Luật Kiểm toán nhà nước được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006 đã nâng cao địa vị pháp lý của kiểm toán Nhà nước cho phù hợp vị trí, vai trò của cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước cao nhất của quốc gia, theo đó: “Kiểm toán

Nhà nước là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” [50].

Sau gần 15 năm hoạt động, từ một cơ quan mà trước đó chưa có tiền lệ, KTNN vừa xây dựng tổ chức bộ máy, tuyển dụng và đào tạo cán bộ vừa tổ chức triển khai hoạt động kiểm toán; KTNN đã từng bước khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong cơ cấu bộ máy nhà nước; khẳng định được sự cần thiết, tính tất yếu khách quan đối với hoạt động của cơ quan KTNN với tư cách là một trong những công cụ hữu hiệu của Nhà

nước trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động quản lý ngân sách, tiền và tài sản nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kiểm toán nhà nước ở Việt Nam pot (Trang 46 - 47)