kiểm toán nhà nước cho cán bộ, công chức của Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan, đơn vị, tổ chức
Lý luận và thực tiễn đã cho thấy tình trạng của pháp chế tuỳ thuộc vào tình trạng hiện hành của pháp luật, nghĩa là pháp luật phải được tuân theo và chấp hành thường xuyên, nghiêm chỉnh trong cuộc sống. Hiệu quả của việc chấp hành pháp luật tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định về mặt chủ quan, đó là ý thức pháp luật. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, biện pháp có ý nghĩa quyết định trong tổ chức thực hiện là giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật, năng lực thực hiện pháp luật cho cán bộ, công chức nhà nước, đồng thời tích cực tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật trong nhân dân. Không có ý thức pháp luật và am hiểu pháp luật thì không thể tự giác tuân theo và chấp hành nghiêm chỉnh, cũng như không thể áp dụng đúng pháp luật trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật là việc làm cần thiết vừa để nâng cao ý thức pháp luật, phòng ngừa vi phạm pháp luật; đồng thời cũng là biện pháp tích cực đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm pháp luật.
Do vậy, để tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động kiểm toán nhà nước cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục sâu rộng Luật Kiểm toán nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành đến toàn thể cán bộ, công chức Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước làm cho cán bộ, công chức Kiểm toán Nhà nước, các tổ chức, cơ quan có liên quan và mọi tầng lớp nhân dân hiểu được các quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước, nhất là các quy định về quyền và nghĩa vụ của mình trên cơ sở đó thực hiện đúng luật, giám sát và phối hợp tạo điều kiện giúp Kiểm toán Nhà nước hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
Để đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kiểm toán nhà nước cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ
cán bộ, công của Kiểm toán Nhà nước, nhất là đội ngũ Kiểm toán viên nhà nước phải được xác định là một nhiệm vụ thường xuyên, liên tục từ đó góp phần quan trọng vào việc nâng cao ý thức pháp luật, thực hiện đúng pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức, Kiểm toán viên nhà nước. Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật phải gắn với việc tuyên truyền,
giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức. Bởi vì, pháp luật là cơ sở hình thành nên đạo đức xã hội, đạo đức cán bộ, công chức, đồng thời, đạo đức làm nền tảng cho việc tuân thủ và thực hiện pháp luật. Đạo đức xã hội nói chung, đạo đức của cán bộ, công chức KTNN nói riêng phải được giáo dục, rèn luyện tạo thành kỷ luật tự giác, ý thức trách nhiệm trong mỗi hành động của từng cán bộ, công chức. Tuy nhiên, để đạt được điều này thì phải xuất phát từ sự tuân thủ, chấp hành pháp luật nghiêm minh, để từ đó tạo thành thói quen, tập quán pháp luật trong mỗi cán bộ, công chức, Kiểm toán viên nhà nước.
Hai là, tiếp tục tổ chức tập huấn sâu rộng Luật KTNN và các văn bản hướng dẫn
thi hành cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân có liên quan hiểu rõ các quy định của luật, trên cơ sở đó thực hiện đúng luật, phối hợp cùng KTNN thực hiện nghiêm chỉnh Luật Kiểm toán nhà nước. Luật Kiểm toán nhà nước là một đạo luật quan trọng, có liên quan đến các cấp ngân sách, đến tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị có quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, do vậy, Kiểm toán Nhà nước cần phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành tiếp tục tổ chức tập huấn Luật Kiểm toán nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân có liên quan, nhất là các cấp lãnh đạo và những người trực tiếp thực hiện, giúp họ tuân thủ pháp luật và phối hợp tạo điều kiện giúp Kiểm toán Nhà nước thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước.
Ba là, đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật, đặc biệt là việc giảng dạy pháp luật nói
chung và pháp luật kiểm toán nhà nước nói riêng trong các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp với những hình thức phong phú, biện pháp sinh động; kết hợp chặt chẽ với việc học tập chính trị, chuyên môn, rèn luyện đạo đức xã hội chủ nghĩa nhằm giáo dục có hệ thống ý thức công dân và văn hoá pháp luật, tạo dựng thói quyên sống và làm việc theo pháp luật.
Bốn là, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật KTNN và các văn bản hướng dẫn
thi hành cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân có liên quan thông qua hoạt động kiểm toán. Trong hoạt động kiểm toán của KTNN, Đoàn Kiểm toán nhà nước là chủ thể trực tiếp thực hiện việc kiểm toán, thường xuyên và trực
tiếp tiếp xúc và làm việc với đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liến quan. Do vậy, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật KTNN và các văn bản hướng dẫn thi hành cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân có liên quan thông qua hoạt động kiểm toán là hình thức tuyên truyền, phổ biến mang tính đặc thù của hoạt động kiểm toán nhà nước. Thông qua hoạt động kiểm toán các thành viên của Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, Trưởng Đoàn kiểm toán trực tiếp trao đổi, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm chỉnh các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước; đồng thời, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kiểm toán nhà nước.
Năm là, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích pháp luật kiểm toán nhà
nước trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua họp báo công bố công khai kết quả kiểm toán và các hình thức phù hợp khác nhằm giúp các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và toàn xã hội hiểu rõ các quy định của Luật KTNN, thấy rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước, của các đơn vị được kiểm toán và của các tổ chưc, cá nhân có liên quan để thực hiện đúng quy định của pháp luật, đồng thời, giám sát việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động kiểm toán nhà nước.
Sáu là, kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực hoạt động của Vụ Pháp chế thuộc
cơ quan KTNN bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật kiểm toán nhà nước. Để bảo đảm việc tổ chức thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật kiểm toán nhà nước nói riêng cần tiếp tục kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực hoạt động của Vụ Pháp chế bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước trong công tác tổ chức việc xây dựng ban hành những văn bản quy phạm pháp luật theo chức năng, thẩm quyền; tổ chức thực hiện pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật kiểm toán nhà nước cho đội ngũ cán bộ, công chức của KTNN, các đơn vị được kiểm toán, các tổ chức, cá nhân có liên quan và cho toàn xã hội.
Để hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên, cần tiếp tục kiện toàn tổ chức của Vụ Pháp chế theo cơ cấu cấp phòng; kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo các phòng bảo đảm đủ năng lực công tác, có phẩm chất đạo đức và kinh nghiệm quản lý, điều hành phù hợp; tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ Vụ Pháp chế bảo đảm đủ về số lượng và không ngừng nâng cao chất lượng. Yêu cầu đối với cán bộ làm công tác pháp chế của KTNN là phải có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành pháp luật kinh tế và chuyên ngành kiểm toán; đồng thời, có kinh nghiệm thực tiễn công tác pháp chế và kiểm toán bảo đảm đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.