Các giải pháp áp dụng hệ thống khuyến khích, phúc lợi xã hộ

Một phần của tài liệu 84 Đề án nghiêng cứu Marketing một số nghiêng cứu về UPSA ở Thị trường TP. Hồ Chí Minh (Trang 77 - 80)

- không cám ơn khách vì đã chỉ ra vấn đề còn tồn tại trong

2.4.Các giải pháp áp dụng hệ thống khuyến khích, phúc lợi xã hộ

2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ TẠI KHÁCH SẠN BẢO SƠN:

2.4.Các giải pháp áp dụng hệ thống khuyến khích, phúc lợi xã hộ

Giải pháp thứ nhất: Kết hợp chặt chẽ giữa các hình thức khuyến khích tài chính và khuyến khích phi tài chính.

Yêu cầu: Kết hợp chặt chẽ giữa các hình thức khuyến khích tài chính và

khuyến khích phi tài chính, tạo ra sự hấp dẫn cho các chương trình khuyến khích đó. Cụ thể, các chương trình khuyến khích như, khen thưởng, thi đua, bên cạnh việc thưởng bằng tài chính, khách sạn cần phải khuyến khích nhân viên thông qua việc tuyên dương họ, phải có biện pháp khiến họ cảm thấy tự hào khi được khuyến khích. Tức khi nhân viên được khuyến khích, phải được thông báo, các nhân viên khác trong công ty cũng phải biết những nhân viên nào được khuyến khích, được khen thưởng.

Nguồn lực thực hiện: Ban Giám đốc mà trực tiếp là Tổng quản lý, Phòng

Nhân sự, giám đốc các bộ phận.

Cách thức thực hiện cụ thể:

- với các chương trình thi đua như “Nhân viên của tháng„ có thể tăng phần thưởng cho những nhân viên đạt danh hiệu đó. Bên cạnh đó, có các hình thức tuyên truyền, thông báo hiệu quả như, có những ấn phẩm đẹp, nổi bật như bằng khen được treo ở những vị trí gây chú ý trong khách sạn. Ví dụ như trong nhà ăn nhân viên, tuy nhiên, phải được làm nổi bật và trang trọng hơn.

Giải pháp thứ hai, xây dựng lại các chương trình khuyến khích hấp dẫn

Nguồn lực thực hiện: Ban Giám đốc, Phòng Nhân sự, các trường bộ phận Cách thức thực hiện:

- Một số giải pháp cụ thể cho các chương trình khuyến khích “Nhân viên của tháng„ và Sinh nhật của nhân viên: xây dựng chương trình với những hoạt động hấp dẫn và có ý nghĩa như: team building; các chương trình văn nghệ có thể do nhân viên thực hiện hoặc có thể mời những ca sĩ chuyên nghiệp hoặc không chuyên (có thể), tạo nên không khí mới cho những buổi tiệc ấy.

- Tạo ra sức hấp dẫn cho các chương trình thi đua bằng giải thưởng tài chính cũng như phi tài chính, như: Tạo sự hấp dẫn hơn cho các chương trình này bằng các quyền lợi cho nhân viên khi đạt các danh hiệu này. Như có những quy định về số lần cụ thể 1 nhân viên đạt được danh hiệu có cơ hội được thăng chức, thưởng hoặc tăng lương. Những nhân viên đạt danh hiệu này nhiều nhất có thể đạt danh hiệu “Nhân viên của năm„ và có thể có được những quyền lợi như trên hoặc có cơ hội được đi du lịch trong nước hoặc ra nước ngoài (tùy thuộc vào điều kiện và tình trạng kinh doanh của khách sạn). Tạo được sức hấp dãn mới có thể thu hút được mọi nhân viên tham gia chương trình.

KẾT LUẬN

Chất lượng dịch vụ là vấn đề cấp thiết mà các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là các doanh nghiệp khách sạn cần phải đặt lên hàng đầu. Marketing nội bộ giúp doanh nghiệp khách sạn không chỉ có thể nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh, khẳng định vị trí của mình trên thị trường mà còn có thể xây dựng được nền văn hóa doanh nghiệp tích cực, xây dựng nên hình ảnh lý tưởng của doanh nghiệp trong tâm trí nhân viên, giúp doanh nghiệp khách sạn thu hút và giữ chân “người tài”.

Trong quá trình thực tập tại khách sạn Bảo Sơn, tôi nhân thấy rằng, chất lượng phục vụ chính là một trong những vấn đề ban giám đốc cũng như toàn thể nhân viên cố gắng xây dựng. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ tại đây vẫn chưa thực sự trở thành yếu tố cốt lõi trong quá trình kinh doanh, chưa xứng tầm với danh hiệu khách sạn bốn sao như Khách sạn Bảo Sơn. Do đó, tôi đã đưa vấn đề này vào đề tài của mình nhằm góp phần nhỏ nhoi, dần nâng cao chất lượng phục vụ tại Khách sạn Bảo Sơn, một trong những khách sạn lâu đời và danh tiếng của Hà Nội.

Trên đây là Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp của tôi. Báo cáo này được tổng hợp và phân tích từ những tài liệu, những quan sát tôi thu được từ quá trình thực tập tại Khách sạn Bảo Sơn cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn – Tiến sĩ Phạm Trương Hoàng.

Do hạn chế về kiến thức cũng như tài liệu, bài báo cáo của tôi chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tôi mong nhận được sự thông cảm và góp ý của tiến sỹ.

Một phần của tài liệu 84 Đề án nghiêng cứu Marketing một số nghiêng cứu về UPSA ở Thị trường TP. Hồ Chí Minh (Trang 77 - 80)