Quy định của Ủy ban Basel và mức độ áp dụng tại Việt Nam, những trở ngại khi áp dụng các quy định này

Một phần của tài liệu 253661 (Trang 58 - 60)

những trở ngại khi áp dụng các quy định này

Ủy ban Basel được thành lập vào năm 1974 bởi thống đốc ngân hàng trung ương của nhóm 10 nước (G10). Hiện nay, các thành viên của Ủy ban này gồm các nước: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Luxemembourg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Ý. Các quốc gia được đại diện bởi ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng. Ủy ban này được nhóm họp 4 lần trong một năm. Ủy ban khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận các tiêu chuẩn chung mà không cố gắng can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của các nước thành viên. Để đạt được mục tiêu đề ra, từ năm 1975 đến nay, Ủy ban Basel đã ban hành rất nhiều văn bản, tài liệu liên quan đến vấn đề này. Basel II được ban hành vào ngày 26/06/2004, tài liệu này có thể làm cơ sở cho các quá trình phê duyệt và xây dựng luật lệ quốc gia về giám sát hoạt động ngân hàng, tài liệu quy định các chuẩn mực chung, tiên tiến về các thông lệ quốc tế về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, các nguyên tắc cơ bản để giám sát ngân hàng hiệu quả; thỏa ước về giám sát hoạt động ngân

hàng xuyên biên giới. Nếu áp dụng đúng các nguyên tắc này thì việc đánh giá sức khỏe của các ngân hàng nói riêng, các tổ chức tài chính nói chung sẽ trở nên dễ dàng và minh bạch hơn. Tuy nhiên, đây là một quy trình hết sức chi tiết và phức tạp nên việc áp dụng Basel II sẽ gây khó khăn hơn và làm tăng chi phí của các tổ chức tài chính khi áp dụng nó, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Cho nên, hiện nay, bên cạnh việc áp dụng Basel, một số nước vẫn áp dụng những tiêu chuẩn riêng của mình, nhưng nhìn chung, Basel là tiêu chuẩn được áp dụng và thừa nhận phổ biến nhất hiện nay.

Ủy ban Basel đã đưa ra 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát hệ thống ngân hàng hiệu quả [1, tr. 11-18], trong đó:

“Nguyên tắc 17 về kiểm tra và kiểm toán nội bộ: Cơ quan quản lý nhà nước phải đảm bảo rằng ngân hàng phải có hệ thống kiểm tra, kiểm soát và KTNB phù hợp với quy mô và mức độ phù hợp với loại hình kinh doanh của tổ chức”.

Ở Việt Nam, nguyên tắc này mới chỉ thực hiện được một phần. Thực hiện nguyên tắc này, NHNN Việt Nam đã ban hành Quyết định 36/2006/QĐ- NHNN ngày 01/08/2006 về Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của TCTD và Quyết định 37/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 về Quy chế KTNB của TCTD, và gần đây nhất Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật các TCTD số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 (tại Điều 40. Hệ thống KTKSNB và Điều 41. Kiểm toán nội bộ; các quy định tại hai điều luật này đã luật hóa các quy định tại Quyết định 36, 37/2006/NHNN).

So với Luật các TCTD 1997, Luật các TCTD 2010 đã bổ sung nhiều quy định đặc thù liên quan đến quản trị, điều hành của TCTD (60 điều so với 6 điều trong Luật các TCTD 1997). Các quy định này chủ yếu là các quy định được luật hóa từ các quy định của Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/07/2009 về tổ chức và hoạt động của NHTM, Quyết định số 24/2007/QĐ-

NHNN và các văn bản quy phạm pháp luật khác do NHNN ban hành, có tham khảo “25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hiệu quả của Ủy ban Basel” nhằm bảo đảm hoạt động của TCTD được an toàn, hiệu quả.

Nhìn chung, nội dung của Quyết định 36/2006/NHNN, Quyết định 37/2006/NHNN và Luật các TCTD năm 2010 đã tiến gần đến chuẩn mực quốc tế. Các NHTM đều có hệ thống kiểm soát, KTNB nhưng quy mô và mức độ phù hợp với loại hình kinh doanh chưa được đánh giá. Kết quả kiểm soát, kiểm toán nội bộ ít nhiều đã hỗ trợ cho công tác quản trị rủi ro, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định. Nguyên nhân, do quy mô của nhiều NHTM ở Việt Nam còn rất nhỏ so với các NHTM ở các nước phát triển, cho nên trình độ quản lý, trình độ quản trị rủi ro còn non kém. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm tra kiểm toán ở Việt Nam còn khá mới mẻ, mô hình tổ chức của Bộ phận kiểm tra, KTNB ở nhiều NHTM phải thay đổi thường xuyên để thích ứng với điều kiện mới; lãnh đạo ở nhiều NHTM chưa quan tâm đúng mức đến hệ thống KTKSNB; trình độ cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm toán còn hạn chế, chưa tương thích với công nghệ ngân hàng đang thay đổi mạnh mẽ để hòa nhập với môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng khắc nghiệt.

Một phần của tài liệu 253661 (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w