Nhận xét chung về hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu 253661 (Trang 55 - 58)

ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện nay

Trên thực tế, việc triển khai các yêu cầu trong các quy chế kiểm soát nội bộ và KTNB đã được tiến hành tại các NHTM, tuy nhiên hiệu quả của hệ

thống KTKSNB của các NHTM chưa cao và còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục thực hiện và hoàn thiện.

Theo kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) trong năm 2008 đối với một số NHTM (trong đó có các NHTM Nhà Nước là Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông cửu long) cho thấy:

Mặc dù tại các NHTM đã có thành lập bộ phận kiểm tra, KTNB (có thể tên gọi bộ phận KTNB của các NHTM không giống nhau), song kết quả hoạt động không cao, không tham mưu được nhiều cho Ban lãnh đạo trong việc ngăn ngừa những sai sót trong hoạt động hoặc đề xuất sửa đổi cơ chế hoạt động theo chế độ hiện hành [12].

Tuy nhiên, qua kết quả kiểm toán, KTNN đánh giá còn khá nhiều bất cập, như: chưa đánh giá đúng vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; Chưa quan tâm nhiều đến vị trí vai trò của công tác này cũng như nguồn nhân lực (về bố trí nhân sự, về chính sách đãi ngộ, về cơ chế hoạt động...). Do vậy, có thể đánh giá đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, KTNB của NHTM hiện nay nhìn chung vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chuyên môn nghiệp vụ và chưa thực sự tâm huyết với nghề nghiệp, nên kết quả hoạt động chưa cao, đôi khi hoạt động còn mang tính hình thức, né tránh, ngại va chạm, không phát hiện, ngăn chặn kịp thời các sai sót khi tác nghiệp của các bộ phận nghiệp vụ trong lĩnh vực hoạt động của ngân hàng... Một nguyên nhân khác làm cho hiệu quả hoạt động của bộ phận này tại các NHTM còn nhiều hạn chế bởi chưa được các cơ quan quản lý nhà nước (NHNN hoặc cơ quan khác) giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ KTNB một cách bài bản theo các chuẩn mực nghề nghiệp đã được ban hành, thực tế các NHTM rất lúng túng về xây dựng bộ máy và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm tra, KTNB tại đơn vị mình.

Kết quả khảo sát của Công ty PWC (Công ty kiểm toán Pricewater houseCoopers) năm 2009, tín dụng và kế toán là hai lĩnh vực hoạt động của NHTM mà KTNB dành nhiều thời gian nhất (tổng cộng là 52%). Trong khi kiểm toán độc lập đã có mặt ở Việt Nam được hơn 10 năm thì cho đến nay, khái niệm KTNB vẫn còn mới mẻ với nhiều nhà quản lý [10].

Trước những yêu cầu hội nhập, sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán cũng như các vấn đề trong quản trị, NHNN Việt Nam đã ban hành Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN vào ngày 01/08/2006, yêu cầu các ngân hàng phải thành lập bộ phận KTNB. Trong năm 2007 và 2008 đã có nhiều ngân hàng thành lập bộ phận KTNB theo quyết định này. Tuy vậy, kết quả khảo sát về KTNB trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam cho thấy nhiều khó khăn mà các ngân hàng đang phải đối mặt. PWC đã tiến hành khảo sát gần 30 ngân hàng hoạt động tại Việt Nam bao gồm các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại quốc doanh (trong đó 90% ngân hàng đã hoạt động ở Việt Nam trên 10 năm). Kết quả khảo sát cho thấy khó khăn lớn nhất mà KTNB trong các ngân hàng đang gặp phải là thiếu chiến lược rõ ràng và dài hạn cho KTNB. 41% các ngân hàng tham gia cuộc khảo sát nói rằng họ chưa có quy trình KTNB. Điều này phản ánh một thực tế là KTNB là một lĩnh vực mới ở Việt Nam và chưa có chuẩn mực và hướng dẫn thực hành nào chính thức được ban hành. Kể cả đối với những ngân hàng đã có qui trình KTNB, tính hợp lý và đầy đủ của qui trình này vẫn là một câu hỏi lớn.

Mặc dù NHNN đã ban hành hướng dẫn về chức năng của kiểm tra, kiểm soát nội bộ của các TCTD (tại Quyết định số 36/2006/QĐ/NHNN ngày 01/08/2008 của Thống đốc NHNN), tuy nhiên 78% các ngân hàng tham gia cuộc khảo sát cho rằng có sự chồng chéo về vai trò và trách nhiệm của chức năng kiểm tra, kiểm soát nội bộ và KTNB.

Khó khăn khác có thể chỉ ra là chất lượng và số lượng đội ngũ kiểm toán viên nội bộ chưa ở mức mong muốn. Mặc dù các ngân hàng được khảo sát có mạng lưới chi nhánh rộng, nhưng gần 70% các ngân hàng nói rằng họ chỉ có ít hơn 20 kiểm toán viên nội bộ; KTNB còn thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức về công nghệ thông tin, chưa có hệ thống phù hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động của KTNB; hệ thống quản lý rủi ro của bản thân ngân hàng chưa hợp lý, chưa có các mẫu báo cáo được chuẩn hóa, KTNB hầu như chưa được hỗ trợ bởi các công cụ cần thiết; khó khăn không nhỏ nữa trong việc tuyển dụng kiểm toán viên nội bộ là do mức lương trả cho kiểm toán viên nội bộ thiếu tính cạnh tranh hoặc do tương lai phát triển nghề nghiệp của các kiểm toán viên nội bộ không rõ ràng [10].

Một phần của tài liệu 253661 (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w