Yêu cầu về chuẩn mực kiểm toán, tiêu chuẩn kiểm toán viên nội bộ trong các ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu 253661 (Trang 72 - 74)

trong các ngân hàng thương mại

Như đã phân tích, NHNN chưa đề cập đến yêu cầu về áp dụng chuẩn mực kiểm toán, chứng chỉ KTNB, đào tạo và phát triển đội ngũ KTNB trong các NHTM.

Về tiêu chuẩn đối với người làm công tác KTNB: Tại Điều 8/Quyết định 37/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 đã đưa ra tiêu chuẩn đối với người làm công tác KTNB, tuy nhiên không quy định về số năm kinh nghiệm đối với cán bộ làm KTNB nói chung, chỉ quy định riêng đối với Trưởng, Phó KTNB tối thiểu phải là 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng là chưa có tính khả thi, do nghiệp vụ kinh doanh của NHTM rất đa dạng phong phú (như: huy động vốn; cho vay, đầu tư; thanh toán quốc tế; kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ; kế toán; nghiệp vụ thẻ; phân loại nợ, quản lý nợ...), liên quan đến mọi lĩnh vực ngành nghề của nền kinh tế. Do đó, để có thể tiếp cận và am hiểu các nghiệp vụ của NHTM (như các quy định của pháp luật) cần phải có thời gian dài, không chỉ là 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng. Thực tế, đối với bộ máy KTKSNB của NHCT, trong quá trình dự thảo để ban hành Quyết định số 107/QĐ-HĐQT-NHCTI ngày 11/05/2005 ban hành quy chế tổ chức hoạt động của bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ NHCT, Ban dự thảo cũng đã nghiên cứu nhiều về mặt thực tiễn để đi đến thống nhất trình ban hành tiêu chuẩn đối với kiểm tra viên, trong đó quy định số năm công tác trong lĩnh vực ngân hàng tối thiểu 05 năm (Điều 17/Quyết định 107).

Bên cạnh đó, có thể tham chiếu một số quy định của pháp luật đối với tiêu chuẩn kiểm toán viên: tại điểm b/Khoản 1/Điều 13 Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 quy định tiêu chuẩn kiểm toán viên độc lập phải có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 5 năm trở lên hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ 4

năm trở lên. Tại Nghị định số 16/2011/NĐ-CP ngày 22/02/2011 về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 có quy định đối với tiêu chuẩn kiểm toán viên độc lập là phải có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 5 năm trở lên hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ 04 năm trở lên tính từ năm ghi trên bằng tốt nghiệp đại học đến năm đăng ký dự thi. Bên cạnh đó, theo Quyết định số 832/TC/QĐ/CĐKT ngày 28/10/1997 của Bộ Tài chính về quy chế kiểm toán nội bộ, tại khoản 3/Điều 12 quy định tiêu chuẩn chung đối với kiểm toán viên nội bộ trong tất cả các DNNN là đã công tác thực tế trong lĩnh vực tài chính, kế toán từ 5 năm trở lên, trong đó có ít nhất 3 năm làm việc tại doanh nghiệp nơi được giao nhiệm vụ.

Như vậy, quy định tại Quyết định 37/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 của NHNN đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng mang tính đặc thù cao, lĩnh vực hoạt động rộng lớn và phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ứng dụng công nghệ hiện đại, nếu Trưởng KTNB chỉ 3 năm kinh nghiệm trong ngành khó có thể am hiểu sâu được mọi lĩnh vực hoạt động của ngân hàng; khó có thể chỉ đạo điều hành công việc một cách có hiệu quả.

Để nâng cao tính chuyên nghiệp của hoạt động KTNB, NHNN cần: (i)Nghiên cứu ban hành các chuẩn mực về KTNB; kết hợp với Bộ Tài chính tổ chức các khoá đào tạo để cấp chứng chỉ kiểm toán viên nội bộ; tổ chức hướng dẫn áp dụng các chuẩn mực, qui trình KTNB; tập huấn kiến thức cho bộ phận KTNB của các NHTM để tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác KTNB hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình; (ii) Bổ sung quy định về số năm công tác trong lĩnh vực quản lý tài chính - kế toán và số năm kinh nghiệm trong ngành ngân hàng đối với cán bộ làm KTNB nói chung, đặc biệt với các chức danh Trưởng, phó KTNB (nên tăng số năm kinh nghiệm - tối thiểu phải 05 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng).

NHNN cần quy định số giờ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tối thiểu trong năm đối với kiểm toán viên nội bộ, nhằm liên tục trang bị các kiến thức và kỹ năng mới cho mỗi cán bộ KTNB, đáp ứng tốt yêu cầu hiện đại hóa các NHTM.

Một phần của tài liệu 253661 (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w