Dẫn theo Một số vấn đề lí luận tiếp nhận văn học, Tài liệu do GV Phạm Ánh Sao biên soạn cho chuyên đề Tiếp nhận thơ Đường tại VN (bản đánh máy).

Một phần của tài liệu Thơ Đường trong hai bộ sách giáo khoa Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm học 1989-90 (so sánh với SGK chỉnh lí hợp nhất năm 2000). (Trang 74 - 78)

II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG:

1 Dẫn theo Một số vấn đề lí luận tiếp nhận văn học, Tài liệu do GV Phạm Ánh Sao biên soạn cho chuyên đề Tiếp nhận thơ Đường tại VN (bản đánh máy).

Ngay từ đầu thế kỷ XX, lý luận văn học hiện đại đã nhận ra sự khác biệt giữa văn bản, văn bản văn học và TPVH. Đỗ Hữu Châu định nghĩa: “Văn bản là một chỉnh thể hoàn chỉnh về hình thức, trọn vẹn về nội dung, thống nhất về cấu trúc và độc lập về giao tiếp, là một biến thể dạng viết liên tục của ngôn bản, thể hiện một hoặc một số đích nhất định nhằm vào những người tiếp nhận nhất định, thường là không có mặt khi văn bản được sản sinh” [34, 7]. Để phân biệt với khái niệm văn bản, Phơbách đã nêu lên khái niệm về văn bản văn học như sau: “Văn bản văn học là sản phẩm tinh thần của nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch. Văn bản thường tồn tại dưới dạng kí hiệu ngôn ngữ. Câu chữ trong văn bản là ký hiệu thể hiện thế giới nghệ thuật được sáng tạo bằng tinh thần mà nhà văn, nhà thơ muốn truyền đạt những khái quát, những cảm nhận của họ về con người, cuộc đời, về thế giới khách quan. Người nghệ sĩ khi sáng tác bao giờ cũng tổ chức tư duy của họ theo một kết cấu nhất định nhằm phản ánh một hiện thực cụ thể” [34, 10]. Trong khi đó, TPVH lại được coi là “một thông điệp thẩm mỹ đối với người tiếp nhận và làm thay đổi tư tưởng, tình cảm, nhận thức của họ ở một chừng mực nhất định. Thông điệp đó phải có cái mới, phải có vấn đề, có cái độc đáo, tức là có khả năng thêm vào cho biểu tượng của người tiếp nhận”1. Qua những định nghĩa trên chúng ta thấy văn bản là sản phẩm của tác giả. Tác phẩm là sản phẩm của người đọc khi tiếp nhận văn bản đó. Mối quan hệ giữa văn bản và tác phẩm là mối quan hệ cụ thể hóa tức là người đọc mang những khái niệm nói chung của văn bản biến thành khái niệm cụ thể, tức là văn bản chỉ sau khi kinh qua tiếp nhận cụ thể mới có thể biến thành tác phẩm mà tác phẩm chính là sự cụ thể. Khoa học hiện đại không chỉ nghiên cứu văn học như là các tác phẩm làm nên lịch sử văn học mà còn nghiên cứu cái bản chất quyết định văn bản trở thành TPVH. Ở đây độc giả đóng vai trò là người “đồng sáng tạo”, quá trình tiếp nhận tác phẩm chính là sự đối thoại liên tục với tác giả trên mọi lĩnh vực.

1 Trích theo H.R.Fauz – Năng lực tiếp nhận, xem bản gốc trong cuốn Tác phẩm văn học như là quá trình của Trương Đăng Dung, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004. học như là quá trình của Trương Đăng Dung, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004.

Qua việc đọc, trong nhiều trường hợp có hai hoặc nhiều người đọc có nhận xét giống nhau về hệ thống nghĩa – giá trị của tác phẩm. Điều đó chứng tỏ sự đồng nhất nhất định của những kinh nghiệm thẩm mĩ và kinh nghiệm thực tiễn ở một số người đọc đã dẫn tới sự đồng nhất tương đối của nghĩa và giá trị tác phẩm. Điều đó cũng giải thích vì sao ở hai bộ SGK miền Bắc và miền Nam do hai nhóm biên soạn khác nhau lại có sự thống nhất trong việc lựa chọn tác giả, tác phẩm, bản dịch cũng như một số câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài. Tuy nhiên bên cạnh những điểm tương đồng ấy chúng ta vẫn thấy có nhiều điểm khác biệt, đó là kết quả của quá trình “đồng sáng tạo” khi tiếp nhận TPVH. TPVH là một hệ thống kí hiệu thẩm mĩ, là một cấu trúc mang nghĩa đang chờ được bạn đọc giải mã, được nhìn nhận như một quá trình. Và mỗi đối tượng độc giả tùy vào trình độ, khả năng của mình sẽ có một cách giải mã riêng. Các văn bản văn học luôn tạo ra khả năng để có thể lí giải hàng ngàn cách khác nhau mà tính độc đáo, không lặp lại của nó vẫn không thay đổi. Theo quan điểm của mỹ học tiếp nhận, “không phải sự giải mã thông điệp có trong văn bản làm xuất hiện nghĩa mà chính các hoạt động liên kết được thực hiện trong quá trình đọc tạo nên cấu trúc nghĩa có phương thức tồn tại là sự đối thoại” [57, 18]. Quá trình tiếp nhận văn học là quá trình tác động tương hỗ với hai yếu tố: ảnh hưởng thông qua văn bản và sự tiếp nhận thông qua người đọc. Người tiếp nhận tái tạo tác phẩm và tác phẩm tái tạo lại người đọc. Khi mỹ học tiếp nhận xuất hiện thì lịch sử văn học không chỉ đơn giản là con số cộng của các tác giả và tác phẩm, mà còn được hiểu là các tác phẩm và người tiếp nhận trong những biến chuyển lịch sử của nó.

Quá trình tiếp nhận văn học cũng gắn liền với động cơ tiếp nhận. Có rất nhiều đối tượng độc giả khác nhau và vì thế cũng đồng thời xuất hiện nhiều động cơ tiếp nhận khác nhau. Trong rất nhiều động cơ của việc tiếp nhận thì đọc để phân tích, nhận xét, đánh giá là một động cơ thuộc một nhóm độc giả đặc biệt. Đó là mục đích của các nhà nghiên cứu phê bình, mặc dù không có gì cản trở những động cơ của người đọc bình thường ở họ. Những người biên

soạn SGK thực chất đều là những nhà nghiên cứu, phê bình văn học, họ tuyển chọn các tác phẩm giảng dạy trong nhà trường trên cơ sở phân tích, mổ xẻ nội dung cũng như hình thức của tác phẩm. Đồng thời họ còn có sự liên hệ giữa hiện thực với tư tưởng được biểu hiện trong tác phẩm, sau đó nhận xét, khái quát thành những quan niệm sống, triết lí nhân sinh của tác giả để giáo dục nhân cách cho người học. Người đọc, đặc biệt là những người đọc chuyên nghiệp không bao giờ giống như một tờ giấy trắng mà họ có đầy đủ những tiền đề để làm nên tính năng động chủ quan của mình. Hiệu quả đọc, do đó là muôn màu muôn vẻ, càng không thể trùng khớp với ý đồ của tác giả. Cùng với Hiện tượng học, Giải thích học, Mỹ học tiếp nhận đã nhấn mạnh tính sáng tạo trong sự thưởng thức của người đọc, đã nhằm trúng một vấn đề mà lâu nay chưa được coi trọng, ngày nay phải đi sâu nghiên cứu.

Quá trình tiếp nhận Đường thi không chỉ được thể hiện thông qua vị trí, vai trò của người đọc mà nó còn được thể hiện qua truyền thống diễn dịch thơ Đường tại VN. Thế kỷ XV khi chữ Nôm thịnh hành, chúng ta không thể bỏ qua được ảnh hưởng của thơ Đường trong các tác phẩm chữ Nôm. Đây là lúc diễn ra truyền thống diễn ca thơ Đường. Các tuyển tập thơ Đường cũng được tuyển chọn và dịch đi dịch lại nhiều lần. Trong giai đoạn này và ngay cả các giai đoạn về sau, chúng ta hiểu thơ Đường chủ yếu thông qua nguyên tác và các bản dịch thơ. Tiếp nhận thơ Đường qua các bản dịch là đặc điểm sự sáng tạo của thơ ca VN. Có những tác phẩm thơ Đường đã dành được nhiều sự quan tâm của các dịch giả, ví dụ: Tỳ bà hành – Bạch Cư Dị, Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu... Các bản dịch thơ Đường xuất hiện đầu tiên trên các báo, tạp chí và thông qua những dịch giả tâm huyết, tài năng đã đến được với rất nhiều đối tượng độc giả yêu thơ Đường. Nhiệm vụ chủ yếu của các tạp chí này là phổ biến thơ Đường bằng chữ Quốc ngữ. Có thể thấy chưa bao giờ thơ Đường được sưu tập và dịch thuật nhiều như thế, chính bằng con đường đó mà thơ Đường đã đến với những thanh niên tân học, những nhà Thơ Mới sau này đem lại những bước đột phá của nền văn học VN. Về vấn đề dịch thơ Đường

tại VN thì công trình nghiên cứu luận án tiến sĩ Vấn đề dịch thơ Đường ở VN của Nguyễn Tuyết Hạnh đã đề cập đến cho chúng ta những phương diện cơ bản nhất của quá trình này. Điều đó cho thấy xu hướng nghiên cứu văn học cổ điển TQ nói chung và thơ Đường nói riêng ở VN đã và đang trở thành mối quan tâm sâu sắc. “Từ các bản dịch Đường thi có trong tay, các nhà nghiên cứu đã mở hướng tiếp cận thơ Đường từ mọi khía cạnh, tìm hiểu về tác giả, những quan niệm của nhà thơ, những tư tưởng thẩm mĩ cho đến việc đặt thơ Đường trong quá trình tiếp diễn của nó, mở rộng ra là nghiên cứu trực tiếp trên bề mặt văn bản tác phẩm”1.

Thơ Đường được tuyển chọn khá nhiều trong các tuyển tập với sự ra đời của các dịch phẩm: Đường thi (Ngô Tất Tố - 1940), Thơ Đỗ Phủ (Nhượng Tống – 1944), Đường thi (Trần Trọng Kim – 1945)... Quá trình phát triển của dịch thuật, nghiên cứu thơ Đường đã góp phần mở rộng mối quan hệ giao lưu văn hóa giữa nước ta với TQ. Mặc dù trải qua những giai đoạn biến đổi thăng trầm của hoàn cảnh lịch sử xã hội, có thời kỳ Đường thi đã không xuất hiện trong đời sống văn học nước ta, tuy nhiên sau đó nó lại đã khẳng định sức sống mãnh liệt của mình trong lịch sử tiếp nhận của chúng ta. Có những tác phẩm dù trải qua những giai đoạn khủng hoảng nhất vẫn luôn dành được sự lựa chọn tuyệt đối của những nhà biên soạn sách khi quyết định đưa nó vào chương trình SGK PT. Đầu tiên phải kể đến tác phẩm Hoàng Hạc lâu tống

Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng của Lý Bạch, Thu hứng, Đăng cao của Đỗ

Phủ và đặc biệt là hai tác phẩm được coi là đặc sắc nhất của thơ Đường đó là

Tỳ bà hành – Bạch Cư Dị, Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu. Trong quá trình biên

soạn và tuyển chọn tác phẩm đưa vào giảng dạy trong SGK PT, các tác giả đồng thời là những nhà nghiên cứu đã khai thác triệt để mọi khía cạnh từ thi pháp đến nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Các tác phẩm được tuyển chọn trong SGK đều hướng HS tìm hiểu văn bản thông qua

Một phần của tài liệu Thơ Đường trong hai bộ sách giáo khoa Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm học 1989-90 (so sánh với SGK chỉnh lí hợp nhất năm 2000). (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w