Phần chú thích:

Một phần của tài liệu Thơ Đường trong hai bộ sách giáo khoa Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm học 1989-90 (so sánh với SGK chỉnh lí hợp nhất năm 2000). (Trang 29 - 30)

II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG:

4. Thành tựu nghệ thuật

2.5.4. Phần chú thích:

Chú thích (hay còn gọi là chú giải) không phải là phần chính nhưng lại là một phần không thể thiếu trong bất kì cuốn sách nào đặc biệt là SGK. Người ta sử dụng phần chú thích khi cần giải thích làm rõ nghĩa cho một số từ ngữ khó hiểu hoặc có liên quan đến việc hiểu đúng, hiểu sâu về nguồ gốc, xuất xứ của văn bản. Vì vậy, phần chú thích sẽ giúp cho người đọc có một cái nhìn đúng đắn hơn về các vấn đề được nói đên trong tác phẩm. Chú thích tác phẩm trong SGK cũng không phải ngoại lệ. Có nhiều cách đẻ chú thích một tác phẩm văn học: có thể chú thích theo tiêu chí địa văn hóa (giải thích các địa danh, nhân danh), cũng có thể chú thích dựa trên những đặc điểm về thi pháp của tác phẩm. Dù chú thích theo tiêu chí nào thì nội dung ở phần chú thích cần phải ngắn gọn, cô đọng và súc tích giúp người đọc tiếp nhận một cách dễ dàng nhất. Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu một ví dụ trong cả hai bộ SGK năm 1990 và so sánh với SGK năm 2000 xem những nhà biên soạn sách trình bày phần chú thích tác phẩm như thế nào? Chúng ta tìm hiểu chú thích ở bài thơ Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu)

* SGK miền Bắc năm 1990:

“Tác giả: Thôi Hiệu (794 – 754) người Biên Châu, tỉnh Hà Nam, đậu tiến sĩ năm 725. Thơ ông còn truyền lại hơn 40 bài, trong đó nổi tiếng nhất

là Hoàng Hạc lâu. Tương truyền Lý Bạch đi chơi Vũ Xương, lên xem lầu Hoàng Hạc, thấy bài thơ này của Thôi Hiệu bèn cầm bút đề vào vách: “Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc, Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu” (Trước mắt có cảnh đẹp nhưng nói không được vì đã có thơ của Thôi Hiệu đề ở trên đầu!).

(1) Lầu Hoàng Hạc: Xem chú thích ở bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh

Hạo Nhiên chi Quảng Lăng của Lý Bạch (Lầu Hoàng Hạc: một di tích văn

hóa nổi tiếng ở phía tây nam huyện Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc. Tương truyền Phí Văn Vi thành tiên, thường cưỡi hạc vàng bay về đây). (2) Hán Dương: một địa điểm bên sông Trường Giang thuộc tỉnh Hồ Bắc. (3) Anh Vũ: một bãi bên sông Trường Giang ở phía tây nam huyện Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc.”

* SGK miền Nam năm 1990:

Ở bộ SGK này đây là bài đọc thêm nên phần chú thích được trình bày có phần ngắn gọn hơn, không giới thiệu về xuất xứ và chủ đề của tác phẩm.

“(1) Lầu Hoàng Hạc: nằm ở góc tây nam thành Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc. (2) Hán Dương: một địa điểm bên sông Trường Giang ở tỉnh Hồ Bắc. (3) Anh Vũ: một bãi nổi trên khúc sông Trường Giang phía tây nam huyện Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc”

Như vậy, cùng một tác phẩm nhưng mỗi bộ SGK lại chú thích theo một cách khác nhau dù sự phân biệt này là không lớn lắm. Ở mỗi bộ SGK, chúng ta thấy khi cùng giải thích một từ ngữ nào đó đã có sự thêm bớt, hoặc bổ sung tùy vào tầm hiểu biết, tri thức cũng như ý đồ của người biên soạn. Tuy nhiên những sự thay đổi, thêm bớt ấy là không đáng kể và không có sự khác nhau nhiều lắm. Nhìn chung, tác giả biên soạn đã lựa chọn cách chú thích theo tiêu chí địa văn hóa tức là giải thích các địa danh và nhân danh được nhắc đến trong tác phẩm.

Một phần của tài liệu Thơ Đường trong hai bộ sách giáo khoa Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm học 1989-90 (so sánh với SGK chỉnh lí hợp nhất năm 2000). (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w