Xin xem bản gốc trong cuốn: Thi pháp văn học trung đại Việt Nam phần Thi pháp học truyền thống và hiện đại trong cách tiếp cận với thi pháp văn học Trung đại, Trần

Một phần của tài liệu Thơ Đường trong hai bộ sách giáo khoa Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm học 1989-90 (so sánh với SGK chỉnh lí hợp nhất năm 2000). (Trang 69 - 72)

II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG:

1 Xin xem bản gốc trong cuốn: Thi pháp văn học trung đại Việt Nam phần Thi pháp học truyền thống và hiện đại trong cách tiếp cận với thi pháp văn học Trung đại, Trần

học truyền thống và hiện đại trong cách tiếp cận với thi pháp văn học Trung đại, Trần Đình Sử, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.

biểu. Thơ ca TQ đến đời Đường đã có một bước tiến quan trọng trong lịch sử văn học. Kết quả này có được là do một quá trình tích luỹ lâu dài những kinh nghiệm nghệ thuật của hơn 10 thế kỷ thơ ca đã đến độ chín muồi thể hiện kiểu tư duy nghệ thuật mới mẻ, độc đáo, tạo nên một dấu ấn quan trọng trên con đường phát triển thơ ca của TQ. Việc tuyển chọn tác phẩm giảng dạy về thơ Đường trong SGK cũng được xây dựng theo hướng kế thừa những thành tựu của thi pháp học hiện đại, vì vậy chúng ta không thể đánh giá nội dung cũng như hình thức của hai bộ SGK này nếu tách rời với việc nghiên cứu những thành tựu trên.

Nếu như trước năm 1975, những công trình nghiên cứu về thơ Đường ở nước ta căn bản nhất trí với quan điểm và hướng tiếp cận của các công trình nghiên cứu ở TQ: chú trọng đến nội dung tư tưởng theo hướng nghiên cứu xã hội học rõ rệt, tiêu biểu là: Thơ Đỗ Phủ (Trần Xuân Đề), Đỗ Phủ - nhà thơ dân đen (Phan Ngọc), Đại cương văn học sử TQ (Nguyễn Hiến Lê)… thì sau năm 1975, cùng với việc khai thác nội dung tư tưởng, các công trình nghiên cứu về thơ Đường đã quan tâm hơn đến việc khai thác các bình diện hình thức, nghệ thuật của tác phẩm theo hướng thi pháp học. Chúng ta có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu là:

Giáo trình Thi pháp thơ Đường (Nguyễn Thị Bích Hải), Về thi pháp thơ Đường (Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử) trong đó có bài: Về không gian, thời gian trong Truyện Kiều, Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường (Nguyễn Sĩ Đại), Tứ tuyệt Đường thi (Trần Ngọc Hưởng) hay

luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Bích Hải: Thi pháp thơ Đường - một số

phương diện chủ yếu …Các tác giả nghiên cứu theo hướng thi pháp học đã

chú trọng vào khai thác nội dung, quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Đường, vấn đề không gian, thời gian trong thơ Đường, các thể thơ và ngôn ngữ thơ. Những công trình nghiên cứu trên đây đã ít nhiều ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến quá trình tuyển chọn tác phẩm giảng dạy trong nhà trường PT.

Trước hết là ảnh hưởng của quan niệm nghệ thuật về con người đến việc tuyển chọn tác phẩm Đường thi trong SGK. Văn học là nhân học, là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người. Con người là đối tượng chủ yếu của văn học, được khắc hoạ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua ngòi bút sáng tạo của người nghệ sĩ. “Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hoá thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật đó” [51, 41]. Con người trong quan niệm của VHTQ cổ đại là trung tâm của vũ trụ như Trần Tử Ngang xưa đã viết: “Tiền bất kiến cổ nhân - Hậu bất kiến lai dã - Niệm thiên

địa chi du du - Độc thương nhiên nhi thế hạ”. Các tác giả đã phân tích mối

quan hệ giữa con người với các yếu tố không gian và thời gian, qua đó nêu lên một kiểu quan niệm về mối quan hệ giữa con người vũ trụ và con người xã hội. Con người trong thơ Đường “khêu gợi ở người đọc những tình cảm tốt đẹp, lành mạnh, hướng về cái thiện, cái mĩ. Đó là chủ nghĩa nhân văn đích thực mà các nhà thơ Đường cống hiến cho nhân dân TQ và nhân loại” (Nguyễn Thị Bích Hải)1.

Ở đây chúng ta thấy có sự ảnh hưởng của thi pháp học đến quá trình tuyển chọn thơ Đường trong chương trình SGK, cụ thể đó là mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức trong tác phẩm văn học. Các tác phẩm thơ Đường được tuyển chọn không mang tính độc lập chủ quan mà có sự chọn lọc trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Nội dung và hình thức là hai mặt mâu thuẫn mà thống nhất của bất kì sự vật, hiện tượng nào trong tự nhiên và xã hội. Nội dung là những yếu tố, quá trình làm nên sự vật, hiện tượng. Hình thức là sự biểu hiện, sự tổ chức, trật tự phương thức tồn tại của nội dung. Nội dung và hình thức không tách rời và chuyển hoá cho nhau: nội dung đổi thay kéo theo sự đổi thay hình thức, ngược lại cũng vậy. Theo Hêghen: “Nội dung chẳng phải gì khác mà là sự chuyển hoá của hình thức 1 Dẫn theo Thơ Đường trong sách giáo khoa phổ thông, Mạnh Thị Minh, KLTN khoa

vào nội dung, còn hình thức cũng không phải gì khác, mà là sự chuyển hoá của nội dung vào hình thức”1. Hêghen đã khẳng định sự chuyển hoá qua lại giữa hình thức và nội dung, vai trò chủ đạo của nội dung, hình thức bên ngoài và hình thức bên trong cũng như sự phù hợp gắn bó của nội dung và hình thức. Nhưng mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong nghệ thuật có tính chất đặc thù. Chính tính chất đặc thù của mối quan hệ nội dung và hình thức trong nghệ thuật đã quy định cách tiếp cận của thi pháp học – khám phá hình thức nghệ thuật để nắm bắt nội dung mà hình thức đó biểu hiện.

Những thành tựu về nội dung và hình thức trên đây cũng phần nào ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài trong SGK. Qua khảo sát, chúng ta thấy số lượng câu hỏi khai thác về nội dung luôn chiếm tỉ lệ cao nhất trong tất cả các bộ SGK, điều đó chứng tỏ nội dung tác phẩm vẫn là khía cạnh cần được tập trung khai thác nhiều nhất bởi nó thể hiện rõ nhất cho tư tưởng, quan điểm của nhà thơ cũng như đại diện cho tư tưởng của thời đại. Những câu hỏi này thường hướng HS tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tâm trạng của nhân vật trữ tình; bức tranh thiên nhiên, cảnh vật; mối quan hệ giữa con người và tự nhiên; mối quan hệ giữa không gian và thời gian; ý nghĩa tư tưởng của toàn bài thơ… Các tác giả đã cố gắng khai thác triệt để các phương diện nội dung trong tác phẩm để giúp HS tri nhận kiến thức một cách sâu sắc nhất. Bên cạnh những câu hỏi nội dung thì những câu hỏi khai thác về mặt hình thức nghệ thuật cũng ngày càng được chú ý nhiều hơn, đặc biệt là trong bộ SGK miền Bắc do Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên. Số lượng câu hỏi về hình thức đã tăng lên đáng kể và đến năm 2000, trong SGK chỉnh lí hợp nhất thì tỉ lệ chênh lệch giữa hai loại câu hỏi này đã có sự rút ngắn lại. Những phương diện hình thức đặc sắc của thơ Đường đã được các tác giả tập trung làm rõ như: thể thơ Đường luật, phép đối, nghệ thuật miêu tả trong thơ Đường … Một điều đặc biệt nữa là các tác giả luôn hướng HS khai thác mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong TPVH

Một phần của tài liệu Thơ Đường trong hai bộ sách giáo khoa Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm học 1989-90 (so sánh với SGK chỉnh lí hợp nhất năm 2000). (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w