II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG:
2 Xin xem trong cuốn Các vấn đề sách giáo khoa, tập một, bài viết của Nguyễn Quốc Siêu về Trao đổi kinh nghiệm về nghiệp vụ biên tập, NXB Giáo dục, HN, 199, Tr
3.1.2. Vài nét về công cuộc CCGD và cải cách SGK ở VN:
Có nhiều yếu tố chi phối đến công việc biên soạn chương trình SGK. Trước hết phải kể tới chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc định hướng mục tiêu của nền giáo dục, sau đó mới nói đến các quan điểm văn nghệ, các trường phái lí luận tiến bộ trên thế giới và những tác động
của chúng đối với nguyên tắc và cách thức làm việc của tập thể tác giả biên soạn. Chính vì vậy khi lí giải việc biên soạn các bài học Đường thi trong hai bộ SGK Văn 10 ở miền Bắc và miền Nam năm học 1989-90 chúng ta nhất thiết phải đặt chúng trong mối quan hệ với bối cảnh xã hội cũng như tình hình giáo dục của nước ta khi đó.
Trước hết chúng ta hãy điểm qua một đôi điều về bối cảnh giáo dục VN trong khoảng những năm trước và sau 1990 để nắm rõ hơn về sự khác biệt của hai bộ SGK này dưới góc độ biên soạn. Năm 1989, trong bài thuyết trình về đề tài Tìm hiểu nhược điểm của sách giáo khoa và kết quả giáo dục tại các trường trung học, bà Tôn Thuyết Dung, giáo sư trung học đã kết luận rằng: “SGK đang sử dụng là quá lỗi thời, vì nó được soạn ra chỉ nhằm vào lớp trẻ nông thôn miền Bắc, với nội dung nặng về chính trị qua những chủ đề mà lớp trẻ không dễ gì cảm nhận được. Chẳng hạn như: cá thể với tập thể, đả đảo với ủng hộ, nhất quán với xuyên suốt, đạo đức với cách mạng...”. Bà nhấn mạnh: “chính sách giáo dục, không quan tâm đến xây dựng con người trước khi xây dựng tinh thần cách mạng. Những câu hỏi thì gò bó học sinh trả lời theo ý muốn của cơ quan soạn và duyệt SGK mà không nhằm gợi óc sáng tạo để học sinh trả lời theo trình độ hiểu biết của chúng”. Cũng trong hội thảo này, ông Xuân Diệu có nhận xét như sau: Một trong những thiếu sót lớn là không giúp HS tạo dựng cá tính cho bản thân, cho nên chính sách giáo dục xã hội chủ nghĩa của chúng ta - tức chế độ cộng sản - rốt cuộc chỉ có những thần dân để vâng lời chỉ bảo, chớ không có những công dân góp ý xây dựng đất nước. Trong khi đó, nhận xét của ông Dương Văn Diêu thẳng thắn hơn, ông nói: Giáo dục phải nhằm mục đích tạo nên con người dân chủ từ bé, phải chống lại điều tệ hại lớn nhất hiện nay là sự quanh co, lọc lừa, dối trá, thiếu trung thực, của mỗi con người1.
1 Các ý kiến trên được trích từ bài tường thuật của Vũ Hạnh, trong báo Công An ngày 31/5/1989 (thông tin từ nguồn internet: http://www.greenspun.com). 31/5/1989 (thông tin từ nguồn internet: http://www.greenspun.com).
Để có thể hiểu được bản chất các cuộc CCGD đã từng diễn ra, tiến trình và hiệu quả của nó, từ đó, có sự nhìn nhận, thẩm định và xác định được khâu đột phá, tạo nên sự bứt phá, “giải phóng năng lực sáng tạo” của GD trong tương lai, góp phần tạo nguồn lực lao động cho xã hội tương xứng yêu cầu phát triển thời hiện đại, người ta cần xem xét những cuộc CCGD dưới cái nhìn hệ thống. Từ năm 1980 đến cuối năm 2000, tuy có 3 lần cải cách giáo dục, nhưng kết quả chẳng bao nhiêu, vì phần lớn cải cách của lần sau chỉ là cải cách của lần trước chứ không có tính cách toàn diện và sâu rộng. Lần 1 là vào năm 1950, lần 2 sau đó 10 năm, lần 3 bắt đầu vào năm 1979, năm 1990 đã sơ bộ đánh giá nhưng cho đến nay chưa có tổng kết chính thức. Đó là theo lịch sử ghi nhận, còn nói như PGS.TS Trần Kiều, nguyên Viện trưởng Viện Chương trình và chiến lược giáo dục, người đã chứng kiến CCGD, thì thực ra chưa có một cuộc CCGD thực sự đúng nghĩa. Mặc dù mỗi lần CCGD đều có ý nghĩa lịch sử, lần 1: xây dựng nền giáo dục dân chủ nhân dân với 3 phương châm dân tộc, dân chủ và đại chúng, thực chất là cố gắng để giáo dục VN không mang khuôn mẫu của giáo dục thực dân; lần 2: phát triển mạnh mẽ quy mô, xây dựng nền giáo dục phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng miền Bắc, thống nhất nước nhà, chủ yếu là hoàn chỉnh hệ thống giáo dục quốc dân, cải tổ hệ giáo dục phổ thông thành hệ 10 năm; lần 3: từng bước thực hiện sự thống nhất hệ thống giáo dục và sau năm 1986, CCGD bắt đầu điều chỉnh, đổi mới... Nói rằng chưa có một cuộc CCGD thực sự bởi CCGD phải là sự thay đổi cơ bản và sâu sắc sự nghiệp giáo dục của một quốc gia nhằm chuẩn bị cho quốc gia đó bước sang thời kì phát triển mới. CCGD làm thay đổi mục tiêu, tổ chức, nội dung và phương pháp giáo dục. Theo UNESCO thì có 4 tiêu chí để một cuộc CCGD được xem là toàn diện: có hệ tư tưởng chỉ đạo phát triển giáo dục; phải tiến hành trên một chỉnh thể; cải cách hệ thống theo nghĩa rộng, cả về nội dung và phương pháp; cải cách thể chế. Nếu theo “thước đo” này, giáo dục nước ta chưa có CCGD toàn diện bởi ngay như ở lần gần đây nhất, dù đã có những thay đổi đáng kể nhất về phương diện hệ thống, đã bắt
đầu đi theo quy trình chung của một cuộc cải cách thì cũng mới chú ý vào bậc phổ thông, mà ở phổ thông cũng chỉ là chương trình và SGK. Về SGK, không có thay đổi nào đáng được gọi là cải cách. SGK vẫn trong tình trạng lạc hậu khi mang nặng tính chất xã hội chủ nghĩa, không thích hợp với sự phát triển trong thế giới ngày nay, chưa nói đến những mâu thuẫn trong nội dung, dẫn đến phản khoa học1. Báo Lao Động số 102 ngày 08/05/2008 đã có bài viết nhận định rằng: “Quy trình viết SGK của chúng ta là quy trình ngược”. Vì sao lại nói như vậy? Bởi, việc viết SGK thực hiện khi chưa có chương trình chuẩn. SGK lại được hoàn chỉnh theo từng năm học, lớp học chứ chưa có tầm nhìn chung và dài hơi hơn của từng cấp học... Chưa có chương trình SGK chuẩn bởi có nguyên nhân là các hội đồng biên soạn chưa có một hệ thống sách tham khảo thống nhất và chuẩn mực. Vì không có chương trình và sách tham khảo gốc nên khi biên soạn SGK khó có thể so sánh, học tập.
Chính những chủ trương cải cách giáo dục của Đảng và Nhà nước ta trong một thời gian dài đã làm thay đổi chương trình SGK nói chung và SGK môn Văn nói riêng. Vì thế khi tìm hiểu những thay đổi trong việc biên soạn SGK chúng ta không thể tách rời với việc tìm hiểu chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể.