Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật

Một phần của tài liệu td531 (Trang 28 - 36)

Cơ sở vật chất- kỹ thuật là yếu tố quan trọng để hình thành nên một doanh nghiệp. Vì vậy cơ sở vật chất là nền tảng để doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh.

Khả năng tài chính.

+ Về vốn điều lệ.

Vốn điều lệ của công ty là số vốn do 1 pháp nhân và 2 cá nhân cùng đóng góp vào và được ghi vào điều lệ của công ty. Tổng số vốn điều lệ của công ty là 25.000.000.000 VND ( Hai mươi lăm tỷ đồng ). Vốn điều lệ của công ty được sử dụng để mua tài sản cố định, máy móc thiết bị, thiết bị quản lý, thiết bị vận chuyển...để mở rộng cho hoạt động của công ty. Lúc mới thành lập công ty chỉ có 1 pháp nhân và 2 cá nhân góp vốn và đến bây giờ thì vẫn không thay đổi.

+ Về vốn kinh doanh:

Là nguồn vốn chủ yếu để tham gia hoạt động kinh doanh. Vốn kinh doanh của công ty bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Tổng số vốn kinh doanh là 75 000 000 000 VNĐ ( Bảy lăm tỷ đồng ).

Vốn cố định được chia theo tình hình sử dụng là: nhà cửa kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị quản lý. Tính đến cuối năm 2007, vốn cố định của công ty là 20 000 000 000 VNĐ ( Hai mươi tỷ đồng ).

Vốn lưu động của công ty là 55000000000 VNĐ (Năm mươi năm tỷ đồng ). Số vốn lưu động của công ty chiếm tỷ lệ khá cao, nó là nguồn vốn vay chiếm tới 40% trong khi đó vốn lưu động tự bổ sung không được cao lắm, chỉ có 13 750000000 VNĐ chiếm 25%. Điều đó chứng tỏ nguồn vốn lưu động của công ty không ổn định.

Bảng 2.1: Cơ sở vật chất của công ty tính đến năm 2007.

Loại TSCĐ Nguyên giá Tỷ trọng

% GTCL Tỷ lệ GTCL(%) Nhà cửa kiến trúc 9678384700 48.65 8258275600 85 Máy móc thiết bị 5877487635 29.55 4005314535 68 Phương tiện vận tải 3150205500 15.84 1756025000 56 Thiết bị quản lý 1185158367 5.96 725699798 61 Tổng cộng 19891236202 100.00 14745314933 74

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007 phòng tài chính.

Qua bảng trên ta thấy tổng giá trị của tài sản cố định ban đầu là 19 891 236 202VNĐ, giá trị còn lại của cơ sở vật chất cho đến ngày 31/12/2007 là 14 745 314 933VNĐ, so với tổng giá trị còn lại là 74%. Điều này nói lên rằng tài sản cố định của công ty vẫn rất tốt, nó vẫn đủ những điều kiện về mặt kỹ thuật để thoả mãn những nhu cầu của nhân viên. Tuy nhiên để nhân viên của công ty có thể làm việc hiệu quả hơn thì công ty chỉ cần bỏ một ít ngân sách để sửa chữa và mua những cơ sở vật chất mới để phục vụ cho quá trình làm việc của công ty.

Trong các loại tài sản cố định nêu ở bảng trên thì nhà cửa kiến trúc chiếm 48.65%, các phương tiện vận tải chiếm 15.84%. Điều đó chứng tỏ sự không phù hợp về cơ sở vật chất của công ty. Số lượng phương tiện vận tải ít so với nhu cầu, trong khi đó lượng hàng hóa cần vận chuyển tới các nơi trong cả nước là khá lớn, như việc bán hàng trên thị trường và lấy hàng ở các nước.

Nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty vẫn đảm bảo tốt, đầy đủ được nhu cầu kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, muốn công ty hoạt động kinh doanh tốt hơn thì phải điều chỉnh cơ cấu tài sản cố định cho hợp lý với tình hình hiện nay.

Các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực.

Là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại từ lúc thành lập đến nay. Do đòi hỏi của nhu cầu thị trường trong nước và thực trạng thiếu những mặt hàng thiết bị y tế với công nghệ cao ở nước ta hiện nay đang là vấn đề đáng quan tâm và đòi hỏi phải nhanh chóng giải quyết. Nắm bắt được vấn đề trên nên công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực quyết tâm góp một phần công sức giải quyết vấn đề cấp bách, đó là tham gia kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế, dược phẩm. Mặt khác, các doanh nghiệp sản xuất trong nước lại chưa có khả năng để sản xuất các mặt hàng y tế hiện đại. Do đó, đa phần là phải nhập từ nước ngoài về nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước.

+ Những mặt hàng kinh doanh của công ty.

Công ty có rất nhiều mặt hàng để kinh doanh với nhiều chủng loại và nhãn hiệu khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của các đơn vị sử dụng và phù hợp với sự đổi mới công nghệ hiện nay.

Số mặt hàng kinh doanh được chia thành 3 nhóm chính:

 Thiết bị y tế: các thiết bị chuẩn đoán hình ảnh, thăm do chức năng, phòng mổ, phòng thí nghiệm; các thiết bị hút dịch dùng trong buồng mổ, trên xe cứu thương và trong các phòng khám; thiết bị vật lý trị liệu; xe đẩy bệnh nhân.

 Dụng cụ y tế: các dụng cụ phẫu thuật, chuyên khoa và sản phẩm tiêu huỷ như phim y tế, các dụng cụ dùng một lần bằng cao su và nhựa ( bơm tiêm, kim tiêm, găng tay...)

 Hoá chất: sinh phẩm, xét nghiệm, chống dịch...

Bảng 2.2: Kim nghạch nhập khẩu một số mặt hàng của công ty năm 2006 – 2007. Năm 2006 2007 Giá trị(USD) Tỷ trọng(%) Giá trị(USD) Tỷ trọng(%) Tổng kim nghạch nhập khẩu 2500000 100 3000000 100

Thiết bị y tế 1178500 47.14 1450000 48.33

Dụng cụ y tế 998750 39.95 1050500 35.02

Hoá chất 322750 12.91 499500 16.65

Nguồn: Báo cáo phòng tài chính của công ty.

Qua bảng số liệu ta thấy công ty hầu như là nhập khẩu thiết bị y tế và dụng cụ y tế. Tổng kim nghạch nhập khẩu năm 2007 cao hơn năm 2006. Năm 2007 đạt 3 000 000 USD vì trong năm nay công ty có nhiều đơn đặt hàng và đã ký được nhiều hợp đồng nhập khẩu mặt hàng trang thiết bị. Trong đó phải kể đến mặt hàng trang thiết bị y tế đã nhập: năm 2006 là 1178500 USD, chiếm tỷ trọng là 47,14%; năm 2007 là 1450000 USD, chiếm tỷ trọng48,33%, tăng so với năm 2006 là 1,19%. Bên cạnh đó, số dụng cụ y tế nhập về cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ: năm 2006 chiếm 39,95%, năm 2007 chiếm 35,02% có giảm so với năm 2006 là 4,93%. Còn nhập khẩu hoá chất là để bổ sung thêm cho hoạt động kinh doanh nên chiếm tỷ trọng nhỏ, năm 2006 là 12,91%, năm 2007 là 16,65% tăng so với năm 2006. Có thể thấy rằng kim nghạch nhập khẩu của công ty tăng lên là do nhu cầu về thiết bị và dụng cụ y tế ngày càng cao, sản phẩm trong nước không đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước.

Bảng 2.3: Những mặt hàng kinh doanh chính của công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực.

STT Tên hàng Nước sản xuất Đơn vị

1 Máy vật lý trị liệu Bỉ Cái

2 Máy rửa phim Hoa Kỳ Cái

3 Nồi hấp tiệt trùng Áo Cái

4 Máy huyết học Mỹ Cái

5 Máy xét nghiệm Elisa Áo Cái

6 Máy hút dịch Hoa Kỳ Cái

7 Dụng cụ phẫu thuật Đức Cái

9 Máy X- Quang Hungari Cái

10 Máy đo phế dung Anh Cái

11 Máy thở Đức Cái

12 Máy gây mê xách tay Đức Cái

13 Bàn mổ Đài Loan Cái

14 Kính hiển vi Hoa Kỳ Cái

15 Máy xét nghiệm sinh hoá

tự động Hà Lan Cái

16 Gel siêu âm Nhật Bản Kg

17 Phim X- Quang các cỡ Bỉ Hộp

Nguồn : Phòng kinh doanh của công ty Đồng Lực.

+ Đặc điểm về khách hàng của công ty.

Khách hàng của công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực rất đa dạng, được phân loại dựa theo đặc điểm của hàng hoá mà công ty kinh doanh. Là một công ty thương mại và kinh doanh các mặt hàng thiết bị y tế do vậy khách hàng thường là: các bệnh viện của nhà nước, các cơ sở khám chữa bệnh, các trung tâm bảo vệ sức khoẻ, các trung tâm y tế dự phòng của các tỉnh từ Bắc vào Nam, các cơ sở y tế của các nghành, các bệnh nhân...Ngày nay, do nhu cầu xã hội Bộ Y Tế đã cho phép một số bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh tư nhân được thành lập. Đây là các khách hàng lớn của công ty. Mạng lưới các công ty thiết bị y tế các tỉnh cũng là khách hàng rất thân thiện với công ty. Bên cạnh đó, công ty còn có những khách hàng cá nhân như : bác sĩ, bệnh nhân, sinh viên các trường chuyên nghành có nhu cầu thiết bị y tế.

Khi khách hàng đến với công ty sẽ có nhiều điểm lợi khác nhau, sản phẩm của công ty cung cấp có chất lượng cao và có uy tín trên toàn cầu; giá cả hợp lý; bảo hành đầy đủ; đảm bảo hiệu quả và uy tín đầu tư.

+ Đặc điểm về nhà cung cấp của công ty.

Với nền sản xuất thiết bị y tế ở nước ta còn chưa phát triển mà chỉ mới sản xuất được những dụng cụ y tế đơn giản. Do vậy, nguồn hàng chủ yếu được nhập từ nước

ngoài nên bạn hàng của công ty là các hãng nước ngoài. Theo nhiều nguồn tin cho hay, các quốc gia trên thế giới đang đánh giá Việt Nam là một nước có môi trường đầu tư thuận lợi và một thị trường kinh doanh có tiềm năng lớn nhưng chưa biết khai thác. Vì vậy, nhiều hãng cung cấp hàng hoá nước ngoài đã đặt quan hệ với Đồng Lực. Với phương châm " cùng hướng tới tương lai tươi sáng..." và nguyên tắc " thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng " Đồng Lực đã trở thành đại lý độc quyền hoặc đại lý phân phối của nhiều công ty có tên tuổi trên thế giới. Cụ thể là:

 Thị trường cung cấp hàng hoá của Hoa Kỳ như hãng: INVACARE, CONMED CORP, BECKMAN COULTER...là các hãng thường xuyên cung cấp mặt hàng cho công ty. Đây cũng là các bạn hàng lâu năm và đáng tin cậy của công ty từ khi công ty mới thành lập cho đến nay.

 Các thị trường cung cấp khác như: Đức, Hà Lan, Bỉ, Nhật, Pháp, Anh, Đài Loan...cũng luôn tìm cách tiếp cận vào thị trường Vịêt Nam. Vì vậy mà công ty có rất nhiều phương án để lựa chọn bạn hàng cung cấp giúp công ty giảm được một số chi phí mà lại làm tăng chất lượng của mặt hàng kinh doanh.

Bảng 2.4: Những thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty.

Năm Nước xk 2006 2007 Mỹ 878000 900125 Đức 685500 699500 Anh 540050 600580 Pháp 285900 315900 Áo 125000 105850 Hà Lan 48500 94950

Nguồn: Báo cáo hàng năm của phòng marketing & PTSP.

Phần lớn giá trị hợp đồng là 3 nước: Mỹ, Đức, Anh. Vì đây chính là ba nước phát triển và có công nghệ sản xuất tốt nhất các mặt hàng thiết bị y tế.

Trong tình hình kinh doanh tiêu thụ sản phẩm hiện nay, công ty phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều thành phần kinh tế trong đó có những đối thủ rất lớn: công ty thiết bị y tế TW1, TW2, TW3, công ty TNHH SELACO... Những doanh nghiệp này tham gia hoạt động kinh doanh rất mạnh mẽ, linh hoạt, luôn sẵn sàng phục vụ mọi khách hàng cá nhân hay tổ chức bất kể lúc nào với giá cả phải chăng. Nhận thức được vấn đề đó nhân viên trong công ty đã có nhiều hoạt động tích cực hơn để giúp công ty trở thành một đối thủ đáng gườm trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị y tế.

+ Một số kết quả đạt được của công ty trong thời gian qua.

Nhìn vào bảng dưới ta thấy các chỉ tiêu của năm sau thường cao hơn năm trước. Vốn kinh doanh của công ty tăng qua các năm nhưng mức tăng không lớn. Năm 2006 so với năm 2005 tăng 8,82%, năm 2007 so với năm 2006 là 10,82%, số vồn tăng lên. Số vốn tăng lên này là số vốn do công ty bổ sung được từ lợi nhuận mà công ty đạt được. Tổng doanh thu cũng tăng lên qua các năm. Năm 2006 so với năm 2005 tăng 19.81% tương ứng với số tiền là 7086000000 đồng. Tổng doanh thu tăng làm cho lợi nhuận thu được tăng, năm 2006 lợi nhuận tăng 62.84% so với năm 2005, đến năm 2007 lợi nhuận tăng lên 37.45%. Chính vì kinh doanh đạt kết quả cao nên công ty không ở trong tình trạng nợ nần mà công ty luôn nộp thuế và trả hết các khoản vay đầy đủ.

Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh qua các năm của Đồng Lực.

Đơn vị tính : 1000 VNĐ Năm 2005 2006 2007 So sánh (%) 2006/2005 2007/2006 1. Vốn kinh doanh 8500000 9250000 10250500 108.82 110.82 2. Tổng doanh thu 35764000 42850000 50459000 119.81 117.76 3. Tổng chi 28975000 31795000 35264000 109.73 110.91

4. Lợi nhuận 6789000 11055000 15195000 162.84 137.45 5. Lương

bình quân 2200 2500 3000 113.64 120.00

Nguồn: Báo Cáo của phòng tài chính của công ty.

Hiệu quả kinh doanh của công ty trong những năm qua còn được thể hiện rất rõ trên khía cạnh sử dụng lao động. Hiệu quả sử dụng lao động lại được thể hiện thông qua năng suất lao động. Có hai cách để tính năng suất lao động đó là theo doanh thu kinh doanh và lợi nhuận mà công ty đạt được. Tuy nhiên, dưới đây chỉ tính năng suất lao động theo doanh thu.

Doanh thu đạt được của công ty Năng suất lao động =

Số lao động

Bảng 2.6 : Năng suất lao động tính theo doanh thu của công ty

Đơn vị tính : 1000000 VNĐ Năm 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Doanh thu 35764 42850 50459 5086 14.22 4609 10.76 Lao động 35 40 43 5 14.29 4 10 Năng suất lao động 1021.83 1071.25 1173.47 49.42 4.84 102.22 9.54

Nguồn: Báo cáo của phòng tài chính qua các năm

Như vậy, năng suất lao động của các năm tăng dần: năm 2005 năng suất lao động là 1021.83 triệu đồng/người, năm 2006 là 1071.25 triệu đồng/người, năm 2007 là

1173.47 triệu đồng/người. Bảng số liệu cho thấy năm 2006 tăng tuyệt đối so với năm 2005 là 49.42 triệu đồng/người, tăng tương đối là 4.84%, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 102.22 triệu đồng/người, tương ứng tăng 9.54%. Sự đóng góp sức lao động của các nhân viên trong công ty đã mang lại kết quả hoạt động kinh doanh lớn. Vì lợi ích của những thành viên đó luôn gắn liền với hiệu quả của công ty.

Ban lãnh đạo công ty đã có những thành công trong việc tạo động lực cho cán bộ công nhân viên, đã kích thích người lao động hăng say, tích cực làm việc để nhằm nâng cao hiệu quả, tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, các công cụ tạo động lực chưa được sử dụng có hiệu quả, chưa phát huy hết được khả năng của nó. Vì vậy, công ty cần quan tâm nhiều hơn việc hoàn thiện các công cụ tạo động lực.

Một phần của tài liệu td531 (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w