Khuyến nghị đối với cơ quan dân tộc miềnnúi của Chính phủ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số Thanh Hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá docx (Trang 54 - 55)

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV đã nêu rõ: "Chính sách dân tộc của Đảng là thực hiện quyền bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để xóa bỏ tận gốc sự chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa dân tộc it người và dân tộc đông người, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, vùng cao tiến kịp vùng thấp, làm cho tất cả các dân tộc có cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc... Để thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, vấn đề mấu chốt là đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và văn hóa ở các vùng dân tộc, nâng cao đời sống dông bào các dân tộc. Tích cực đào tạo và bồi dưỡng cán bộ dân tộc ít người.

Đây là chiến lược nhất quán và lâu dài Đảng và Nhà nước ta đã và đang tiếp tục thực hiện. Để phát triển nhân lực các dân tộc thiểu số, tác giả mạnh dạn đề xuất khuyến nghị.

Cơ quan Dân tộc - Miền núi cần khảo sát, tham mưu cho Chính phủ mở rộng hơn chính sách đào tạo cử tuyển đối với học sinh dân tộc. Tùy theo điều kiện và đặc thù kinh tế - xã hội của từng địa phương mà xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch đào tạo. Cần ưu tiên đào tạo các ngành nông lâm nghiệp, bảo quản chế biến nông lâm sản để phục vụ cho các địa phương bởi vì đặc trưng của sản xuất kinh tế miền núi nước ta là nông lâm nghiệp.

Cần lựa chọn đối tượng cử tuyển đáp ứng được yêu cầu: kết quả học tập khá giỏi, đạo đức tố và có nguyện vọng được đào tạo để phục vụ địa phương. Hiện nay ở nhiều địa phương coi cử tuyển là chế độ ưu tiên đối với con em dân tộc nên ít khi đặt ra các yêu cầu lựa chọn dẫn đến nhiều đối tượng được cử tuyển là người dự thi quốc gia không đạt hoặc không đúng vùng được tuyển... dẫn đến chất lượng đào tạo yếu kém, không thể tham gia trực tiếp vào các ngành kinh tế đã có chuyên ngành đào tạo.

Về số lượng, tác giả cho rằng chỉ tiêu cử tuyển so với nhu cầu là quá ít. Chẳng hạn, miền núi Thanh Hóa trong kế hoạch đào tạo mỗi năm là 11.00 người trong khi đó

chỉ tiêu đào tạo cử tuyển là 140 người. Đây cũng là một khó khăn đối với những học sinh có nguyện vọng và có đủ điều kiện nhưng không có chỉ tiêu.

Để nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số được đào tạo nhiều hơn, đáp ứng được nhu cầu về lao động tại các cơ sở kinh tế, các ngành kinh tế tại miền núi, rất cần Chính phủ quan tâm đến chính sách này.

Cơ quan Dân tộc - Miền núi cũng cần lập kế hoạch chỉ tiêu và đề xuất bổ sung cho các địa phương miền núi ngân sách dành cho đào tạo phát triển nhân lực, hỗ trợ việc làm để các địa phương có đủ điều kiện đào tạo nhân lực, tạo mở việc làm, phát huy được tiềm năng mà miền núi sẵn có.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số Thanh Hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá docx (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)