Khôi phục nghề truyền thống, xây dựng các làng nghề

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số Thanh Hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá docx (Trang 51 - 52)

Trong phân công lại lao động khu vực nông thôn miền núi cần hướng vào việc phân công lại lao động tại chỗ là chủ yếu: Thông qua đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi, phát triển và mở rông các hoạt động ngành nghề, sản xuất tiểu thủ công nghiệp truyền thống và các hoạt động dịch vụ nông thôn cho phù hợp với yêu cầu ngày câng còa của sản xuất và đời sống. Miền núi Thanh Hóa không chỉ sản xuất nông lâm truyền thống mà do yêu của thị trường, đòi hỏi phải có những sản phẩm mới có giá trị không chỉ cho tiêu dùng trong vùng, trong nước mà cho xuất khẩu. Với phương châm "ly nông bất li hương", từng bước giảm tương đối và thuyệt đối số lao động chuyên làm nông lâm nghiệp sang làm các ngành nghề mới.

Để có sự chuyển dịch cơ cấu, phân công lao động trên đây, tác giả cho rằng

Đối với các dân tộc thiểu số Thanh Hóa, giai đoạn hiện nay rât cần phát triển các ngành nghề: thêu ren,dệt thổ cẩm sản xuất mây tre đan, sản xuất nứa cuốn.

Cơ sở cho việc đề xuất giải pháp này:

Một là, đối với miền núi Thanh Hóa, hệ số sử dụng thời gian lao động còn rất thấp (dưới 70%)lao động thủ công phân tán, nông nghiệp là chủ yếu, đời sống còn khó khăn đang đòi hỏi những giải pháp cấp bách về tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu phân công kinh doanh xã hội và cải thiện đời sống.

Những ngành nghề nêu trên rất phù hợp với lao động nông thôn bở vì người lao động có thể tham gia sản xuất bằng cách tận dụng mùa vụ nông nhân, thời gian rỗi trong ngày để tham gia lao động.

Hai là, với tiềm năng dồi dào về nguyên liệu cùng với sự khéo léo và cần cù của đồng bào dân tộc thiểu số Thanh Hóa, những ngành nghề: thêu ren, dệt thổ cẩm, sản xuất mây tre đan sẽ trở thành ngành nghề sử dụng lao động thiếu việc làm tại nông thôn hiệu

quả nhất. Do vậy các ngành nghề trên chính là những ngành làm cơ sở cho việc phát huy lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế của vùng.

Tuy nhiên để phát triển được các ngành nghề này, một yêu cầu rất quan trọng đặt ra là cần tìm kiếm thị trường tiêu thụ để sản phẩm làm ra được tham gia thị trường, đem lại lợi ích kinh tế thiết thực cho người lao động. Do đó, đội ngũ nguồn nhâ lực then chốt trong ngành phải được đào tạo kỹ năng giao dịch với đối tác, tiếp cận với nhiều loại hình thị trường khác nhau để không ngừng mổ rộng biên độ của ngành nghề.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số Thanh Hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá docx (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)