Lập kế hoạch kiểm toán doanh thu

Một phần của tài liệu hoàn thiện kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kế toán kiểm toán việt nam tư vấn thực hiện (Trang 53 - 62)

Kiểm toán doanh thu được áp dụng cho toàn bộ các khách hàng của AACC. Để kiểm toán khoản mục một cách đầy đủ cần thực hiện đối với nhiều loại khách hàng khác nhau của Công ty. Trong Luận văn này em đề cập tới hai khách hàng của AACC là Công ty A chuyên về sản xuất kinh doanh và Công ty B chuyên về cung cấp dịch vụ cho thị trường. Đặc điểm hai khách hàng như sau:

Công ty A là Công ty liên doanh được thành lập tại Việt Nam theo Giấy phép đầu tư do Uỷ ban nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp. Hoạt động chính của Công ty là gia công và cung cấp tôn cuộn, thép tấm và các sản phẩm bằng thép. Là doanh nghiệp liên doanh giữa Việt Nam và Nhật Bản trong đó Bên Việt Nam góp 40% vốn pháp định; Bên Nhật Bản góp 55% và 5% còn lại là do một cá nhân người Singapore góp. Công ty A là khách hàng thường xuyên của AACC trong một số năm thực hiện kiểm toán BCTC.

Công ty B là Công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo cho thị trường trong nước theo Quyết định của Uỷ Ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Doanh thu từ dịch vụ quảng cáo được thực hiện thông qua tivi, báo, đài phát thanh và doanh thu từ hoạt động sản xuất không đáng kể. Là khách hàng mới của AACC nên việc thực hiện kiểm toán có nhiều bước chi tiết hơn đối với Công ty A.

Tại Công ty, lập kế hoạch kiểm toán doanh thu bao gồm hai bước cơ bản: chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán và lập kế hoạch kiểm toán tổng quát.

Chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán, bao gồm các bước công việc được thực hiện như gửi thư chào hàng cho khách hàng; yêu cầu khách hàng cung cấp BCTC và báo cáo của BGĐ về cam kết và cơ sở mà BGĐ áp dụng trong việc lập BCTC. Sau khi hai khách hàng chấp nhận và ký vào thư chào hàng, AACC gửi

thông báo đến khách hàng yêu cầu chuẩn bị tài liệu kế toán cần thiết cho việc thực hiện kiểm toán. Trước khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV cần thực hiện một số công việc sau: Đánh giá rủi ro có thể gặp phải đối với hai khách hàng; thảo luận và ký kết hợp đồng kiểm toán; lựa chọn đội ngũ KTV thực hiện.

Một là, Đánh giá rủi ro trong việc chấp nhận kiểm toán: mục đích của việc đánh giá này là nhằm quyết định có nên thực hiện kiểm toán đối với khách hàng hay không, từ đó đưa ra mức rủi ro phù hợp khi chấp nhận kiểm toán. Mức rủi ro có thể được phân loại khác nhau như thấp, trung bình, cao hoặc rất cao. Đánh giá rủi ro này được thực hiện thông qua việc thu thập các tài liệu liên quan đến quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Nội dung đánh giá tập trung vào tính độc lập khả năng hoạt động liên tục và tranh chấp lợi ích với các bên liên quan. Sau khi tiến hành đánh giá, KTV lập biên bản đánh giá về khách hàng và đưa ra quyết định có thể chấp nhận ký kết hợp đồng kiểm toán hay không. Đối với khách hàng là Công ty A, KTV xem xét hồ sơ kiểm toán của những năm trước và giả định hoạt động liên tục hay những tranh chấp Công ty đang liên quan. Đối với khách hàng là Công ty B, KTV cần có đầy đủ thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh trong thời kỳ gần đây, cơ cấu tổ chức của Công ty và toàn bộ tài liệu liên quan đến hoạt động mà kế toán áp dụng.

Hai là, Thảo luận và ký kết hợp đồng kiểm toán: sau khi đánh giá rủi ro trong việc chấp nhận kiểm toán, nếu AACC thấy rủi ro thực hiện kiểm toán là hợp lý sẽ tiến hành thảo luận và ký kết hợp đồng kiểm toán. Hợp đồng kiểm toán được ký kết giữa đại diện của AACC là Ông Hà Quốc Khánh - Tổng giám đốc và Giám đốc điều hành của hai khách hàng trên. Việc ký kết hợp đồng kiểm toán được thực hiện nhằm bảo vệ quyền lợi cho cả khách hàng và AACC.

Ba là, Lựa chọn đội ngũ KTV, đội ngũ KTV đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện kiểm toán đối với từng khách hàng. Trước khi tiến hành kiểm toán, KTV phải có bản cam kết về tính độc lập của mình khi thực hiện kiểm toán đối với từng khách hàng. Đối với Công ty A, là khách hàng thường xuyên của

AACC nên việc kiểm toán được thực hiện bởi nhóm KTV năm trước. Đối với Công ty B, là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên nên cần lựa chọn nhóm kiểm toán mới để thực hiện. Cần chú ý trong việc lựa chọn KTV bởi mỗi khách hàng có đặc điểm hoạt động kinh doanh khác nhau nên KTV có hiểu biết rõ về lĩnh vực hoạt động của khách hàng là rất thuận lợi cho thực hiện công việc.

Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát, lập kế hoạch kiểm toán tổng quát được thực hiện theo Chuẩn Mực Kiểm toán Việt Nam số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán. Mục tiêu của lập kế hoạch kiểm toán nhằm bảo đảm bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán nhằm phát hiện ra những vấn đề tiềm ẩn và cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng hạn. Công việc trong bước này bao gồm thu thập những thông tin liên quan đến tình hình hoạt động của khách hàng các thông tin này giúp KTV có được những nét khái quát nhất về khách hàng kiểm toán.

Một là, Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng: tìm hiểu ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng giúp cho KTV có thể nắm được những khái quát về khách hàng đó. Đồng thời, KTV có thể nhận biết được phương hướng cần chú trọng trong việc lập kế hoạch kiểm toán nhằm đưa cuộc kiểm toán đi đúng hướng và đạt hiệu quả.

Công ty A

Với đặc điểm là một doanh nghiệp liên doanh giữa Việt Nam và Nhật Bản cung cấp sản phẩm chính là các sản phẩm về thép cho thị trường trong và ngoài nước. Doanh thu của Công ty chủ yếu là doanh thu xuất khẩu chiếm 60%, doanh thu nội địa chiếm 36%, doanh thu dịch vụ chiếm 2% còn lại là doanh thu khác như doanh thu phế liệu, phế phẩm. Hoạt động sản xuất kinh doanh là ngành nghề chủ yếu của Công ty A nên khi tiến hành kiểm toán doanh thu tập trung phần lớn vào doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh của Công ty A được thể hiện như sơ đồ sau:

Sơ đồ 5: Quy trình thực hiện sản xuất tại Công ty A

Công ty B

Là doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ quảng cáo cho khách hàng. Thị trường cung cấp dịch vụ của Công ty B tập trung ở khu vực miền Nam chủ yếu là các khách hàng có nhu cầu quảng cáo. Doanh thu của Công ty gồm quảng cáo trên ti vi chiếm 68%, trên báo chí 31% còn lại 1% là trên đài. Quy trình cung cấp dịch vụ của Công ty B được thể hiện trên sơ đồ sau:

Sơ đồ 6: Quy trình cung cấp dịch vụ của Công ty B

Theo dõi hàng nhập kho, làm thủ tục lưu kho Nhận hợp đồng của khách

hàng

Mua nguyên vật liệu, vật tư, phụ tùng

Xuất nguyên liệu vật tư, phụ tùng

Ký hợp đồng bán hàng

Lập kế hoạch sản xuất

Lập lệnh sản xuất

Triển khai sản xuất

Giao cho khách hàng

Nhận đơn đặt hàng của khách giao Thực hiện dịch vụ

quảng cáo cho khách Kiểm soát chất lượng dịch vụ cung cấp Hoàn thành dịch vụ và

Hai là, Thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát: thủ tục phân tích KTV áp dụng trong bước này là thu thập BCTC của khách hàng trong một vài năm gần đây để tiến hành phân tích. Việc phân tích tổng quát này giúp KTV có thể nhận biết được những thay đổi đáng kể trong hoạt động kinh doanh của khách hàng. Phương pháp phân tích chủ yếu là phân tích dọc (phân tích các tỷ suất) trên khoản mục doanh thu theo lợi nhuận và giá vốn của một vài năm gần đây. Cuối cùng là so sánh sự biến đổi đó xem có sự khác thường nào có thể xảy ra trong kỳ hạch toán.

Công ty A (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân tích tổng hợp doanh thu của Công ty A qua một số năm gần đây, KTV có được số liệu tổng hợp như sau:

Bảng số 2.1: Phân tích doanh thu của Công ty A

Đơn vị: Nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2004 Chênh lệch Nhận

xét

+/- %

Doanh thu 287,606,861 235,757,956 51,848,905 22%

Giá vốn 261,082,725 207,617,761 56,464,964 25%

Lãi gộp 26,395,164 28,084,776 (1,689,612) - 6%

Lợi nhuận trước thuế 14,550,543 17,987,260 (3,436,717) - 2%

(Nguồn: Báo cáo doanh thu hàng năm của Công ty A)

Qua việc phân tích tổng hợp doanh thu của hai năm, doanh thu của năm 2005 tăng cao hơn so với năm 2004 là 22%. KTV đưa ra nhận xét tốc độ tăng doanh thu chậm hơn giá vốn (22% < 25%) và lợi nhuận trước thuế năm 2005 thấp hơn năm 2004 là 2%. Nguyên nhân của việc tăng chậm hơn của doanh thu so với giá vốn theo KTV đánh giá có thể do các khoản giảm trừ doanh thu năm 2005 lớn hơn so với năm 2004 hoặc chi phí sản xuất sản phẩm tăng do điều kiện giá cả của thị trường đầu vào. Từ đó định hướng cho KTV trong việc kiểm tra các

nghiệp vụ liên quan đến khoản giảm trừ doanh thu hoặc xem xét giá của thị trường đầu vào của Công ty trong kỳ.

Công ty B

Là khách hàng năm đầu tiên của AACC nên việc phân tích tổng hợp được thực hiện chi tiết hơn đối với các khách hàng cũ. Ngoài việc tổng hợp doanh thu như đối với Công ty A, KTV còn thực hiện đối chiếu với một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quảng cáo trong ngành. Số liệu của B so với một số doanh nghiệp được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng số 2.2: So sánh Công ty B với một số doanh nghiệp dịch vụ trong ngành năm 2003

Đơn vị: Nghìn đồng

Doanh thu Giá vốn Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận trước

thuế/Doanh thu

1. Timesco 1,594,172 1,264,005 156,998 9,85%

2. B 1,010,537 961,284 123,564 12,22%

3. A&C 2,428,350 2,225,694 146,318 6,03%

4. VTV 958,036 673,268 159,741 16,67%

(Nguồn: Báo cáo doanh thu ngành dịch vụ năm 2003)

Sau khi thu thập được bảng số liệu về tình hình kinh doanh của khách hàng B trong năm 2003, KTV kết luận rằng Công ty B là một trong những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực quảng cáo. Doanh thu cũng như tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu khá cao so với các doanh nghiệp trong cùng ngành (đạt 12,22% năm 2003, đứng thứ 2 sau Công ty VTV). Sau tính toán được tỷ lệ lợi nhuận trước thuế so với doanh thu, KTV lập biểu đồ so sánh các chỉ tiêu trên. Thông qua biểu đồ này càng thể hiện rõ được mối quan hệ giữa chỉ tiêu về doanh thu so với các nhân tố khác trong Công ty B với một số doanh nghiệp trong cùng ngành. Trong đó, chỉ tiêu về doanh thu so với lợi nhuận được các doanh nghiệp rất quan tâm bởi đây là một chỉ tiêu quan trọng thể hiện khả năng

tạo lơi nhuận của doanh nghiệp. Đây chỉ là một phần trích yếu của báo cáo doanh thu ngành dịch vụ năm 2003, tuy nhiện cũng thể hiện được chỗ đứng của Công ty B trong ngành.

Biểu đồ 4 : Tỷ lệ các chỉ tiêu của Công ty B với các doanh nghiệp trong cùng ngành năm 2003.

Biểu đồ này cùng với thông tin về Công ty sẽ được lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán chung về Công ty B. Qua việc phân tích trên, KTV đưa ra nhận xét Công ty B là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thị trường với doanh thu hàng năm tương đối cao. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả trong một số năm gần đây do nhu cầu thị trường về quảng cáo đang có xu hướng tăng mạnh.

Ba là, Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng: đánh giá được hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ là một trong những công việc quan trọng trong lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. Đối với khoản mục doanh thu, KTV có thể đưa ra hệ thống câu hỏi nhằm đánh giá cách thức tổ chức quản lý doanh thu trong doanh nghiệp.

Công ty A (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục doanh thu được thể hiện trong các giấy tờ làm việc của KTV. Do là khách hàng cũ của doanh nghiệp nên giấy tờ này được lưu trong hồ sơ kiểm toán của khách hàng từ những năm trước. Tuy

nhiên khi xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, KTV vẫn phải lưu lại trong hồ sơ kiểm toán năm. KTV ghi nhận được những thông tin sau:

Bảng số 2.3: Trích hồ sơ kiểm toán tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ

VIETNAM ACCOUNTING AUDITING CONSULTING COMPANY

Khách hàng: Công ty A Người lập:

Kỳ kết thúc: 31/12/2005 Ngày:

Nội dung: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ Mục tiêu: Tìm hiểu hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ

Thực hiện: Tìm hiểu hệ thống kế toán áp dụng đối với khoản mục doanh thu 1.Phương pháp ghi nhận doanh thu

- Quy trình của nghiệp vụ bán hàng:

Khách hàng ⇒ Đơn đặt hàng ⇒ Sản xuất ⇒ Thành phẩm ⇒ Khách hàng

Dựa trên đơn đặt hàng với khách hàng, Công ty giao hàng cho khách hàng theo đúng ngày trên đơn đặt hàng. Kế toán ghi nhận doanh thu và giá vốn theo phương pháp bình quân gia quyền. Khi xuất hàng cho khách: nếu là hàng gia công cho khách thì ghi nhập, xuất hàng đều có biên bản giao nhận hàng (không có phiếu xuất kho); nếu là hàng sản xuất để bán thì dùng hoá đơn và đơn đặt hàng thay thế cho phiếu xuất kho; nếu là hàng xuất khẩu thì có hoá đơn, đơn đặt hàng, tờ khai hải quan, biên bản giao nhận hàng.

- Hạch toán doanh thu: Công ty ghi sổ kế toán theo phương pháp Nhật ký chung, niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng là đồng Việt Nam. Doanh thu được theo dõi trên các tài khoản sau: Doanh thu xuất khẩu: TK 51121; Doanh thu nội địa: 51122; Doanh thu gia công: TK 5113; Doanh thu bán thứ phẩm: TK 5115; Doanh thu bán phế liệu: TK 5116; Doanh thu nội bộ: TK 5122.

2. Hình thức thanh toán

Hình thức thanh toán ngay khi giao nhận COD (Cash on delivery) nên hình thức thanh toán thường qua ngân hàng hoặc thanh toán trực tiếp. Thời gian thanh toán nhanh nên Công ty không trích lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi.

3. Chính sách tín dụng

Công ty không có chính sách tín dụng chung cho toàn bộ khách hàng, với từng khách hàng việc áp dụng chính sách tín dụng được BGĐ quyết định riêng. Công ty không có chính sách chiết khấu cho khách hàng.

4. Ghi nhận tỷ giá áp dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp trong khu chế xuất.

Đối với Công ty A, việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm xem xét trong niên độ kế toán hiện hành Công ty có những thay đổi gì trong cơ cấu tổ chức, cách thực hoạt động ảnh hưởng đến công tác kế toán.

5320: (1/1)

Công ty B

Là khách hàng mới nên việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ là rất quan trọng. Việc tìm hiểu này được thực hiện thông qua một bảng hỏi đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ trong Công ty. Bảng hỏi được thiết kế như sau:

Bảng số 2.4: Trích hồ sơ kiểm toán tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty B

VIETNAM ACCOUNTING AUDITING CONSULTING COMPANY

Khách hàng: Công ty B Người lập:

Kỳ kết thúc: 31/12/2005 Ngày:

Nội dung: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ Mục tiêu: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ

Thực hiện: Đánh giá việc ghi nhận và hạch toán doanh thu của khách hàng 1. Mô tả chung

Dịch vụ cung cấp: Cung cấp các chương trình quảng cáo Kênh tiêu thụ sản phẩm/ dịch vụ: Trực tiếp

Thị trường tiêu thụ: Miền Nam

Thị phần của Công ty: Chủ yếu là các khách hàng Nhật 2. Theo dõi và ghi nhận doanh thu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu hoàn thiện kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kế toán kiểm toán việt nam tư vấn thực hiện (Trang 53 - 62)