Xem xét tổng thời gian làm thêm giờ bằng tổng thời gian đi làm sớm cộng tổng thời gian về trễ và tổng thời gian cắt bớt giờ bằng tổng thời gian đi làm trễ cộng tổng thời gian về sớm ta thấy có sự chênh lệch rất lớn do thời gian đi làm về sớm là rất lớn luôn ở mức trên 40.000 phút/tháng. Vì vậy thực tế thời gian làm thiếu giờ là rất lớn: tháng 10 là 6.954 phút (115,9giờ), tháng 11 là 21.960 phút (366 giờ), tháng 12 là 11.779 phút (196,32 giờ). Như vậy thời gian làm thiếu liên tục tăng và duy trì ở mức cao trên 115 giờ/tháng.
Đánh giá về tác phong làm việc của CBCNV
Bảng 18: Đánh giá tác phong làm việc của CBCNV28
Tác phong làm việc Số lượt chọn
(lần)
Tỷ lệ (%)
Tác phong không theo một xu hướng chung 30 42,9
Tác phong làm việc chuyên nghiệp 24 34,3
Tác phong làm việc tự do tuỳ công việc 16 22,9
Tác phong làm việc trì trệ thiếu sáng tạo 0 0
Tổng 70 100
Đánh giá về tác phong làm việc của CBCNV trong Công ty ta thấy có 42,9% số ý kiến cho rằng tác phong làm việc của CBCNV không theo một xu hướng chung, và 34,3% số ý kiến cho rằng CBCNV có tác phong làm việc chuyên nghiệp, số ý kiến cho rằng tác phong làm việc tự do tuỳ tiện tuỳ công việc là 22,9%.
Đánh giá mức độ phối hợp giữa các bộ phận
Bảng 19: Đánh giá mức độ phối hợp giữa các bộ phận29
Mức độ giải quyết công việc Số lượt chọn (Lần) Tỷ lệ (%) Rất nhanh chóng 3 4,3 Nhanh chóng 16 22,9 Bình thường 24 34,3 Thường bị chậm trễ 11 15,7 Bỏ trống 16 22,9 Tổng 70 100
Đánh giá mức độ phối hợp giữa các bộ phận trong ty có 4,3% số người được hỏi cho rằng mức độ giải quyết công việc diễn ra rất nhanh chóng, mức độ nhanh chóng chỉ
28 Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học
đạt 22,9% và chiếm tỷ lệ cao nhất là ở mức độ bình thường là 34,3% ; chậm chễ là 15,7%.
Như vậy ta có thể khẳng định mức độ phối hợp giữa các bộ phận trong Công ty chưa được ăn ý khi mức độ giải quyết công việc mới chỉ ở mức bình thường, và thậm chí có tới 15,7% số ý kiến cho rằng mức độ giải quyết công việc thường bị chậm chễ còn mức độ giải quyết nhanh chóng mới chỉ đạt 22,9%.
Để có cái nhìn sâu hơn về mức độ phối hợp trong công việc ta sẽ phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng tới mức độ phối hợp công việc chưa cao giữa CBCNV trong Công ty.
Bảng 20: Một số nguyên nhân ảnh hưởng tới mức độ phối hợp trong công việc30
Nguyên nhân Số lượt chọn
(lần)
Tỷ lệ (%)
Có sự phối hợp giữa các bộ phận 24 34,3
Tác phong làm việc của CBCNV
không có sự phối hợp 22 31,4
Tác phong làm việc chuyên nghiệp
của CBCNV 5 7,1
Những người có liên quan thường
xuyên vắng mặt trong giờ làm việc 3 4,3
Bỏ trống 16 22,9
34,3% số ý kiến cho rằng có sự phối hợp giữa các bộ phận trong Công ty nhưng cũng có đến 31,4% số ý kiến cho rằng tác phong làm việc của CBCNV không có sự phối hợp, có 7,1% cho rằng CBCNV có tác phong làm việc khác chuyên nghiệp còn 4,3% lại cho rằng lý do công việc giải quyết không được nhanh chóng là do những người có liên quan thường xuyên vắng mặt trong giờ làm việc.
Như vậy giữa tác phong làm việc chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp không có sự tách biệt rõ ràng. Để giải thích cho những lý do trên ta có thể thấy do đặc điểm ngành nghề của Công ty là DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng mức độ di chuyển trong công việc khá cao. Đối với công nhân thì thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc, đối với cán bộ quản lý thì thường xuyên phải đi thị sát kiểm tra ở các công trình nên khả năng vắng mặt tại công ty là rất cao. Nhưng đối với các nhân viên thường
xuyên có mặt tại trụ sở Công ty thì không có lý do nào có giải thích cho nguyên nhân sử dụng thời gian không hiệu quả và chưa có sự phối hợp tốt trong công việc.
Đánh giá về mức độ chủ trong công việc
Bảng 21: Đánh giá về mức độ chủ động trong công việc31
Mức độ tự chủ Số lượt chọn (lần) Tỷ lệ (%) Không 8 11,4 Trong giới hạn 46 65,7 Tự do 16 22,9 Rất tự do 0 0 Tổng 70 100
Đánh giá về mức độ tự chủ trong công việc đa số ý kiến trả lời đều cho rằng họ được tự do trong giới hạn công việc cho phép chiếm 65,7%, số người có mức độ tự do trong công việc là 22,9%và số người không được tự do trong công việc là 11,4%.
Mức độ tự chủ trong công việc tuỳ thuộc vào vị trí công tác của từng CBCNV tuy nhiên vẫn nằm trong giới hạn cho phép nhưng giới hạn này lại không hoàn toàn giống nhau giống nhau.
Bảng 22: Đánh giá về mức độ cần thiết của các cuộc họp32
Mức độ cần thiết Số lượt
(lần)
Tỷ lệ (%)
Lắng nghe suy nghĩ quan điểm của cấp dưới 16 61.5
Cung cấp thông tin 16 61.5
Bày tỏ sự tin tưởng 6 23.1
Củng cố ảnh hưởng của mình với nhân viên 5 19.2
Theo kết quả điều tra được thì hầu hết CBCNV đều thấy được mức độ cần thiết của các cuộc họp là cung cấp thông tin cho cấp dưới (61,5%), lắng nghe suy nghĩ, quan điểm của cấp dưới (61,5%), bày tỏ sự tin tưởng với nhân viên là 23,1% và củng cố ảnh hưởng của mình với nhân viên là 19,2%.
Từ phân tích trên ta có thể thấy mức độ dân chủ trong các cuộc họp cũng chưa được cao khi lãnh đạo vẫn sử dụng nó để củng cố ảnh hưởng của mình đối với nhân
31 Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học
viên trong khi nhiệm vụ quan trọng của họp là để cung cấp thông tin, bàn bạc vấn đề và đưa ra hướng giải quyết.
Đánh giá về việc thực hiện đeo thẻ nhân sự và đồng phục của công ty
Bảng 23: Mức độ cần thiết của việc mặc đồng phục và đeo thẻ33
Lựa chọn Số lượt chọn (lần) Tỷ lệ (%) Rất cần thiết 24 34,3 Cần thiết 35 50,0 Không cần thiết 11 15,7 Tổng 70 100
Đánh giá về mức độ cần thiết của việc mặc đồng phục và đeo thẻ nhân sự của Công ty chỉ có 34,3% ý kiến cho rằng rất cần thiết, 50% số ý kiến cho rằng chỉ đạt mức độ cần thiết và có tới 15,7% số ý kiến cho rằngviệc mặc đồng phục và đeo thẻ của Công ty là không cần thiết.
Qua phân tích số liệu trên ta có thể thấy nhận thức về việc thực hiện đồng phục của CBCNV chưa được thông suốt, họ chỉ cho rằng đó là hình thức bề ngoài của VHDN mà không nhận thức được những mặt tích cực khác của đồng phục là góp phần tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp của Công ty, nâng cao niềm tự hào về công ty của CBCNV.
Đánh giá về mức độ hiểu biết về quy định mặc đồng phục của Công ty ta thấy mặc dù quy định về mặc đồng phục của Công ty bao gồm các ngày:
- Tất cả các ngày thứ hai đầu tuần
- Những ngày Công ty tổ chức hội họp, hội nghị
- Những ngày Công ty tổ chức họp giao ban
- Những ngày CBCNV hội họp, học tập tại Tổng Công
Ty
Tuy nhiên hiểu biết của CBCNV về quy định này không thực sự đầy đủ, chỉ có 65,7% cho rằng phải mặc đồng phục vào tất cả các ngày thứ 2 đầu tuần; 84,3% cho rằng phải mặc đồng phục vào những ngày Công ty tổ chức hội nghị, hội, họp; 45,7% cho rằng phải mặc đồng phục vào những ngày Công ty tổ chức họp giao ban; 57,1% cho rằng phải mặc đồng phục vào những ngày CBCNV đi hội họp, học tập tại TCT. Số
người chọn tất cả các phươg án trên tức nắm được toàn bộ quy định về những ngày phải mặc đồng phục chỉ đạt 31,4%.
Qua thực tế trên ta có thể thấy việc phổ biến quy định của Công ty không được tiến hành đầy đủ do đó CBCNV khôgn nắm rõ quy định để thực hiện. Mặt khác còn thấy việc thực hiện quy định cũng cũng chưa nghiêm túc, quy định đưa ra mới chỉ có tính hình thức, không có sự kiểm tra giám sát và đốc thúc CBCNV trong việc thực hiện quy địnhdo đó mới dẫn đến tình trạng tự do thực hiện và những phơng án được chọn với tỷ lệ cao như những ngày Công ty tổ chức hội nghị, hội họp…tương ứng là những ngày thực tế CBCNV có thực hiện việc mặc đồng phục đầy đủ còn những ngày còn lại theo quy định do ban hành mà không thực hiện nên CBCNV cũng không nhớ rõ có phải là quy định của Công ty hay không.
Bảng 24. Quy định về mặc đồng phục34
Quy định mặc đồng phục Số lượt chọn
(lần)
Tỷ lệ (%)
Tất cả các ngày thứ 2 đầu tuần 46 65,7
Những ngày công ty tổ chức hội nghị, hội, họp 59 84,3
Những ngày công ty tổ chức họp giao ban 32 45,7
Những ngày CBCNV hội họp, học tập tại TCT 40 57,1
Tất cả các phương án trên 22 31,4
Đánh giá về việc thực hiện đeo thẻ nhân sự của CBCNV ta thấy chỉ có 45,7% số người được hỏi có đeo thẻ hàng ngày; 31,.4% chỉ đeo những ngày bắt buộc( những ngày Công ty tổ chức hội họơ, hội nghị..),18,6% chỉ thỉnh thoảng mới đeo thẻ. Đặc biệt có 4,3% số người được hỏi thừa nhận chỉ mang thẻ để quẹt máy chấm công mà không đeo.
Thực tế trên cho thấy việc thực hiện đeo thẻ nhân sự của Công ty không được thực hiện một cách nghiêm túc, thiếu sự kiểm tra giám sát chặt chẽ do đó chưa tạo thành thói quen thường xuyên của CBCNV. Hình ành trong CBCNV một thói quen tự phát chỉ khi nào kiểm tra mới thực hiện do đó thực hiện theo kiểu đối phó.
Bảng 25. Thực hiện đeo thẻ nhân sự35
Các lựa chọn Số lượt chọn
(lần)
Tỷ lệ (%)
Đeo hàng ngày 32 45,7
34 Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học
Thỉnh thoảng 13 18,6
Chỉ những ngày bắt buộc 22 31,4
Chỉ dùng thẻ để quẹt máy chấm công 3 4,3
Tổng 70 100
Đánh giá mức độ hiểu biết về công ty Đánh giá mức độ hiểu biết lôgô của Công ty
Hình 1. Lôgô của Công ty Đầu Tư - Xây Dựng Hà Nội
Lôgô của Công ty được chọn lựu từ rất nhiều mẫu thiết kế trong cuộc thi thiết kế lôgô do Tổng Công Ty Đầu Tư và Phát Triển Nhà Hà Nội tổ chức vào năm 2003. Lôgô của Công ty không chỉ đơn thuần là biểu tượng của Công ty mà còn là biểu tượng của Công ty :
- Dòng chữ HANCIC trên lôgô chính là tên giao dịch Quốc tế viết tắt của Công ty – HA NOI CONTRUCTION INVESMENT COMPANY – HANCIC.
- Vòng tròn bao bên ngoài thể hiện xu thế toàn cầu tiến tới quốc tế hoá của Công ty trong xu thế hội nhập đi lên cùng đất nước chuẩn bị ra nhập các tổ chức trong khu vực và trên thế giới như AFTA, WTO…Đó là một đòi hỏi tất yếu mà Công ty đã xác định rõ cho mình trong giai đoạn tiếp theo.
- Tâm điểm vòng tròn là 1 hình vuông, đó chính là tâm điểm hướng tới. Xét một cách tổng thể lôgô của công ty mang hình ảnh của đồng tiền Vạn Lịch, đồng tiền cổ của Việt Nam thời xưa, thể hiện tôn chỉ mục đích của Công ty đó là một tổ chức kinh doanh luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu.
- Hai toà nhà hướng tâm dưới hình vuông thể hiện ngành nghề kinh doanh của Công ty là một DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Hai toà nhà là 2 bàn tay trân
trọng nâng niu, giữ gìn biểu tượng của Công ty. Thể hiện khát vọng hướng tới tương lai của Công ty. Hai toà nhà còn là hiện thân của Công ty khi nó mang hình ảnh của chữ H – Hacic, một lần nữa tên gọi của Công ty lạ được nhắc tới.
- Màu xanh trên nền lôgô thể hiện khát vọng về cuộc sống hoà bình của Công ty, nhắc nhở CBCNV trong hoạt động sản xuất kinh doanh bên cạnh mục tiêu lợi nhuận cần phải chú ý tới công tác an toàn lao động, giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh để đảm bảo cuộc sống an toàn cho chính mình và cho xã hội.
Màu xanh còn thể hiện khát vọng của giai cấp công nhân luôn nhắc nhở giữ gìn ý thức của CBCNV Công ty ý thức của giai cấp tiên phong nhất cách mạng nhất.
Bảng 26. Đánh giá mức độ hiểu biết về lôgô của công ty36
Các ý nghĩa Số lượt chọn
(Lần)
Tỷ lệ (%)
Thể hiện ngành nghề kinh doanh của công ty 67 95,7
Xu thế toàn cầu hoá 32 45,7
Mang hình ảnh của đồng tiền 30 42,9
Bản chất và khát vọng của giai cấp công nhân 19 27,1
Thể hiện khát vọng hoà bình, an toàn 16 22,9
Tất cả các phương án trên 11 15,4
Đánh giá về mức độ hiểu biết ý nghĩa lôgô của Công ty có 95,7% khẳng định lôgô thể hiện ngành nghề kinh doanh của Công ty; 45,7% cho rằng lôgô thể hiện xu thế toàn cầu hoá; 42,9% lựa chọn phương ánlôgô của Công ty mang hình ảnh của đồng tiền…những chỉ có 15,4% lựa chọn tất cả các ý nghĩa trên.
Từ phân tích trên ta có thể thấy mưc độ hiểu biết về lôgô của CBCNV chưa cao, lôgô thiết kế ra rất nhiều ý nghĩa nhưng không phải ai cũng hiểu hết được những ý nghĩa ấy. Qua đó ta có thể thấy công tác tuyên truyền VHDN trong Công ty chưa thực sự hiệu quả, chưa chú trọng tới công tác tuyên truyền mà để cho CBCNV tự tìm hiểu do đó đã dẫn tới sự hiểu biết không đầy đủ, không sâu sắc.
Đánh giá mức độ hiểu biết khẩu hiệu của Công ty
Bảng 27: Mức độ hiểu biết về khẩu hiệu của Công ty37
Các khẩu hiệu Số lượt chọn
( lần )
Tỷ lệ (%)
36 Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học
Hiệu quả là cuộc sống 57 81,4
Chất lượng là lương tâm 54 77,1
An toàn là trên hết 30 42,9
Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu 27 38,6
Đánh giá về mức độ hiểu biết về khẩu hiệu của Công ty chỉ có 81,4% lựa họn khẩu hiệu “Hiệu quả là cuộc sống”; 77,1% lựa chọn khẩu hiệu “Chất lượng là lương tâm”, có tới 42,9% và 38,6% lựa chọn phương án không phải là khẩu hiệu của công ty.
Qua đó ta có thể thấy việc nắm rõ về khẩu hiệu của Công ty không thực sự đồng đều, mặc dù tỷ lệ chọn đúng cũng khá cao tuy nhiên tỷ lệ chọn sai cũng không phải là nhỏ.
Đánh giá hiểu biết về các chính sách và mục tiêu phát triển
Bảng 28: Đánh giá mức độ hiểu biết chính sách và mục tiêu phát triển của Công ty38
Mức độ hiểu biết Số lượt chọn
(lần)
Tỷ lệ (%)
Không biết gì 0 0
Biết nhưng không rõ 43 61,4
Rất rõ ràng 27 38,6
Tổng 70 100
Đánh giá về mức độ hiểu biết chính sách và mục tiêu phát triển của Công ty có 61,4% số ý kiến cho rằng biết nhưng không rõ ràng; 38,6% cho rằng biết rõ ràng và không có ý kiến nào cho rằng không biết gì. Qua đó ta cũng thấy được phần nào mức độ hiểu biết của CBCNV về các chính sách của Công ty có thưc hiện phổ biến các chính sách tuy nhiên người lao động vẫn không nắm rõ.
Bảng 29: Đánh giá hiểu biết về thị trường mục tiêu của Công ty39
Thị trường mục tiêu Số lượt chọn
(lần) Tỷ lệ (%) Thị trường cả nước 51 72,9 CHDCND Lào 24 34,3 Thành phố Hà Nội 22 31,4 Các tỉnh phía Bắc 13 18,6
38 Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học