Nguồn: phòng Tổ chức – Lao động Tiền lương

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty đầu tư gạch xây dựng hà nội (Trang 40 - 45)

ĐẠI HỌC VÀ TRÊN ĐẠI HỌC 1 Thạc sĩ, PTS 4 1 0 3 2 Kỹ sư xây dựng 113 56 37 18 3 Kỹ sư điện 23 6 10 7 4 Kiến trúc sư 27 16 9 2 5 Kỹ sư máy 6 2 1 3 6 Kỹ sư cơ khí 8 5 2 1

7 Kỹ sư thuỷ lợi 7 5 1 1

8 Kỹ sư mỏ 10 10 0 0

9 Kỹ sư lâm nghiệp 4 4 0 0

10 Kỹ sư XD cầu đường 13 8 3 2

11 Kỹ sư tin học 2 2 0 0

12 Kỹ sư lâm nghiệp 2 1 0 1

14 Cử nhân kinh tế 88 57 24 7 TỐT NGHIỆP TRUNG CẤP 1 Trung cấp xây dựng 12 7 1 4 2 Trung cấp điện 9 3 1 5 3 Trung cấp ô tô 2 0 1 1 4 Trung cấp TC - KT 9 3 2 4 5 Trung cấp thống kê 7 1 1 5 6 Trung cấp LĐTL 4 1 1 2 7 Trung cấp chính trị 2 0 0 2

CÔNG NHÂN BẬC CAO

1 Bậc 4/7 122 31 63 28

2 Bậc 5/7 120 39 69 12

3 Bậc 6/7 28 8 12 8

4. Đặc điểm về cơ chế quản lý Đặc điểm về cơ chế quản lý ngành

Công ty chịu sự quản lý của cấp chủ quản là Tổng công ty Đầu Tư và Phát triển nhà Hà Nội. Đồng thời chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND thành phố Hà Nội.

Khái quát về đơn vị chủ quản của Công ty Đầu Tư - Xây Dựng Hà Nội – Tổng công ty Đầu Tư và Phát triển nhà Hà Nội

Tên gọi : TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI Tên giao dịch quốc tế : HA NOI HOUSING INVESTMENT AND DEVELOPMENT

CORPORATION Tên viết tắt : HANDICO

Trụ sở chính : 34 Hai Bà Trưng – Hoàn Kiếm – Hà Nội – Việt Nam

Tổng công ty Đầu Tư và Phát triển nhà Hà Nội thành lập ngày 21/09/1999 theo quyết định thành lập DN Nhà nước số 78/1999/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, là một tất yếu khách quan theo quy luật kinh tế thị trường. Do phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước, đồng thời là Tổng Công ty hoạt động theo mô hình Tổng Công ty 90 đầu tiên của Thành phố Hà Nội, hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con

1. Chức năng của Tổng công ty Đầu Tư và Phát triển nhà Hà Nội

- Đại diện vốn chủ sở hữu vốn Nhà nước của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước UBND thành phố Hà Nội về việc bảo toàn vốn được giao

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI

CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HÀ NỘI

Các phòng ban, trung tâm, xí nghiệp, các chi nhánh, văn phòng đại diện

- Giữ vai trò điều hành tập trung, lập và tổ chức thực hiện lế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, chi phối liên kết họt động của các công ty con, công ty liên kết nhằm đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty và các công ty thành viên.

- Kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng vốn, tài sản, chế độ chính sách…điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty thành viên theo quy định của pháp luật, Điều lệ tổ chức hoạt động của các công ty con và đơn vị phụ thuộc.

2. Nhiệm vụ của Tổng công ty Đầu Tư và Phát triển nhà Hà Nội

- Tham gia phối hợp với các cơ quan Nhà nước để xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà ở, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị.

- Lập,quản lý và tổ chức triển khai các dự án đầu tư và xây dựng các công trình phát triển nhà, khu đô thị, khu dân cư, công nghiệp, dân dụng, thuỷ lợi, bưu điện, giao thông VH và xã hội…

3. Tổ chức bộ máy của Tổng công ty Đầu Tư và Phát triển nhà Hà Nội 3.1. Bộ máy quản lý điều hành

- Hội đồng quản trị gồm 3 – 5 thành viên - Ban kiểm soát

- Tổng giám đốc và 04 phố tổng giám đốc - Kế toán trưởng

3.2. Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ: gồm 11 phòng ban

- Văn phòng, Phòng kế hoạch tổng hợp, phòng tài chính kế toán, phòng tổ chức lao động, phòng kinh doanh nhà và đô thị, phòng kinh doanh xây lắp, phòng đầu tư phát triển, phòng kỹ thuật chất lượng, phòng khoa học công nghệ, phòng nghiên cứu thị trường, phòng thông tin VH xã hội

3.3. Các đơn vị thành viên

53 đơn vị thành viên trong đó bao gồm các đơn vị hạch toán phụ thuộc, các đơn vị sự nghiệp.

4.2. Đặc điểm về cơ chế quản lý DN

Công ty Đầu Tư - Xây Dựng Hà Nội là một DN nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Mô hình DN Nhà nước có 5 đặc điểm sau:

- Phục vụ cho mục tiêu xã hội và chính trị nhiều hơn

- Làm theo kế hoạch từ trên giao xuống.

- Những người quản lý được bổ nhiệm theo sự tin

tưởng nhiều hơn là tài năng.

- Cơ cấu tổ chức phát triển theo sự thuận tiện.

- Mô phỏng cách thức của cơ quan hành chính với quyền hành không được uỷ quyền cho ai mà tập trung vào tay giám đốc.

Mô hình quản lý theo cơ chế nhà nước có rất nhiều bất cập trong quá trình điều hành hoạt động của những người lãnh đạo DN.Ý trí của các DN không do các DN quy định mà do cấp chủ quản quyết định hoặc chi phối. Hơn nữa lãnh đạo không toàn tâm toàn ý đối với DN bởi lẽ:

Thứ nhất, chế độ bổ nhiệm lãnh đạo theo kinh nghiệm mà không theo năng lực cá nhân đã gây ra tình trạng các cán bộ lãnh đạo chưa chắc đã phù hợp với công việc, được bổ nhiệm do sống lâu nên trở nên “lão làng”, cán bộ quản lý có độ tuổi khá cao so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới do đó làm hạn chế khả năng thích nghi với môi trường kinh doanh. Mặt khác ở độ tuổi càng cao thì khả năng làm nên những cuộc cải cách trong DN là rất ít.

Thứ hai, lãnh đạo các DN không được toàn quyền quyết định mọi vấn đề nội bộ của DN, bộ máy giúp việc bao gồm các phó giám đốc dưới quyền giám đốc lại không có quyền bổ nhiệm mà do cơ chế sắp xếp luân chuyển cán bộ của đơn vị chủ quản. Do đó không có sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng trong quá trình giải quyết công việc.

Thứ ba, cơ chế quản lý tài chính đối với các DN nhà nước lại khá đặc biệt: lãi do các DN làm ra là của nhà nước và nhà nước thu về, không có cơ chế khen thưỏng nếu làm lãi. Ngược lại nếu lỗ thì đánh giá trách nhiệm cá nhân, uy tín của giám đốc với một số trường hợp thậm chí còn bị truy tố trước pháp luật. Do đó mới sinh ra cơ chế xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên để tránh bị truy cứu trách nhiệm. Khi cấp trên có quyết định trả lời thì đã qua mất thời cơ kinh doanh, nên làm ăn thua lỗ là điều không tránh khỏi đối với bất kỳ DN nào áp dụng cơ chế quan lý này. Chính bởi thế mà hầu hết các nhà quản lý đều không giám mạo hiểm kinh doanh bởi mạo hiểm sẽ đứng trước nguy cơ bị cách chức, giảm uy tín cá nhân…

5. Đặc điểm văn hoá Việt Nam Vài nét về văn hoá dân tộc Việt Nam

Văn hóa dân tộc Việt Nam là một nền VH mang những đặc trưng của VH Á đông và nền văn minh lúa nước. Nền VH đó đã tạo nên những tính cách truyền thống trong dân tộc Việt Nam như sự gắn bó với thiên nhiên, tinh thần tập thể, tương thân tương ái, sự cởi mở, bao dung và hiếu khách.

Bảng 8: Tổng hợp đặc trưng văn hóa Việt Nam12

Đặc trưng Tính tốt Tính xấu

Âm tính

Ưa ổn định

Hiếu hòa, bao dung Trọng tình

Trọng nữ

Chậm chạp Dĩ hòa vi quý

Nhẹ lý thiếu trách nhiệm

Ưa hài hòa

Tính mực thước Vui vẻ

Ung dung

Đại khái xuề xòa Tránh bộc lộ thái độ Thiếu quyết đoán Thiếu trí làm giàu Tính tổng hợp Trọng quan hệ óc phân tích kém Tính cộng đồng Tình đoàn kết Tính tập thể Tính dân chủ Hay quan tâm Trong thể diện

Coi nhẹ cá nhân Dựa dẫm

Cào bằng Bè phái

Sỹ diện, hay thanh minh Tính linh hoạt

Dễ thích nghi Sáng tạo Giỏi biến báo

Tùy tiện

Thiếu truyền thống pháp luật

Cùng với sự giao lưu với các nền VH trên thế giới, VH Việt Nam đã tiếp thu những tinh hoa của văn minh nhân loại, học hỏi những nét đặc sắc trong nền VH của Trung Hoa, các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, các nước Đông Á, và một số nước phương Tây như Pháp và Mỹ. Ngày nay, VH Việt Nam được bạn bè thế giới đánh giá cao bởi sự đa dạng, phong phú nhưng vẫn giữ được những nét đặc sắc của riêng mình. Ảnh hưởng của văn hoá dân tộc tới VHDN

Qua những đặc trưng của VH Việt Nam được tổng hợp ở trên, có thể chỉ ra rất nhiều ảnh hưởng của VH dân tộc tới VHDN, cả những ảnh hưởng tích cực đến những

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty đầu tư gạch xây dựng hà nội (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w