Hoạt động đầu tư tài chính và xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu Thực trạng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam. Định hướng chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược giai đoạn 2008- 2015 (Trang 51 - 53)

II. THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VINAFOR Trong giai đoạn đầu thực hiện chiến lược kinh doanh 2001 2007,

3.5.Hoạt động đầu tư tài chính và xây dựng cơ bản

3. Phân tích nội bộ Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam

3.5.Hoạt động đầu tư tài chính và xây dựng cơ bản

Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản được Tổng công ty rất quan tâm và đựơc thực hiện hàng năm.

Công tác xây dựng cơ bản chủ mạnh tập trung vào công tác trồng rừng, các dự án đầu tư đã phát huy hiệu quả tích cực tạo tiền đề cho phát triển rừng nguyên liệu phục vụ cho các cơ sản xuất của Tổng công ty cũng như các liên doanh với Tổng công ty.

Từ khi thành lập đến nay . Tổng công ty đã đầu tư đáng kể vào các cơ sở sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu, các dự án đầu tư đã phát huy hiệu quả góp phần đáng kể cho tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty. Vì vậy trong năm 2003 trở đi việc đầu tư chỉ tập trung vào đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng sản phẩm, hợp lý hoá dây chuyền công nghệ.

Với các dự án liên doanh năm 2003, Tổng công ty tiếp tục góp vốn gần 5 tỷ đồng để đầu tư mở rộng liên doanh Nuôi và phát triển Khỉ và dự án mở rộng naỳ đã được đưa vào hoạt động từ tháng 9/2003 góp phần tăng lợi nhuận thu về của Tổng công ty.

Bảng 3 : Kết quả thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2003- 2007: Đơn vị: tỷ đồng Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng vốn đầu tư thực hiện 67,747 58,031 52,730 40,823 32,724 Vốn ngân sách cho hạ tầng trồng rừng 6,53 4,657 4,152 3,875 0 Vốn tín dụng ưu đãi 35,05 29,994 28,420 25,985 20,858 Hỗ trợ lãi suất đầu

0,24 0,12 0,122 0,223 0,120

Đầu tư bằng các nguồn vốn khác

25,94 23,380 20,158 12,725 11,747

Tổng công ty đã tập trung công tác đầu tư xây dựng cơ bản vào các dự án theo hướng đặt nền móng cho sự phát triển trong tương lai một cách bền vững.

Tại các đơn vị thành viên, Tổng công ty chú trọng các dự án nhằm đem lại hiệu quả cao, tăng doanh thu, tăng kim ngạch xuất khẩu và tạo vùng nguyên liệu phục vụ cho các dự án của Tổng công ty.

Về bảo toàn, phát triển vốn và khả năng hoàn trả vốn vay: Trong những năm qua, tổng công ty đã đạt đựơc những thành tích, thể hiện được hiệu quả kinh doanh của hầu hết các đơn vị. Nguồn vốn chủ sở hữu của các đơn vị không những được bảo toàn mà còn được phát triển bằng những lợi nhuận thu được trong sản xuất kinh doanh, bằng khấu hao tài sản được tính trong giá thành sản phẩm. Việc thu hồi rừng để trả nợ các khoản vay được các đơn vị trồng rừng thực hiện nghiêm túc đã

khẳng định tinh hiệu qủa trong công tác trồng rừng tại các đơn vị sản xuất kinh doanh nghề rừng. Tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị thực hiện cơ chế quản lý không phù hợp, nôn nóng trong kinh doanh và khai thác không hợp lý các nguồn lực sẵn có nên không những không trả được vốn vay mà vốn được giao cũng không được bảo tồn và có nguy cơ bị mất. Việc thu hồi vốn sau chu kỳ khai thác để trả nợ đã được thực hiện nghiêm túc, đúng hạn, công khai đấu thầu , do đó đã thúc đẩy các đơn vị lâm nghiệp tích cực trong việc tìm kiếm mở rộng diện tích trồng rừng, tạo giống mới phù hợp, tăng cường công tác chăm sóc , thâm canh, bảo vệ, khai thác rừng và tiêu thụ gỗ.

Một phần của tài liệu Thực trạng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam. Định hướng chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược giai đoạn 2008- 2015 (Trang 51 - 53)