II. THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VINAFOR Trong giai đoạn đầu thực hiện chiến lược kinh doanh 2001 2007,
1. Môi trường vĩ mô
1.1. Các yếu tố về kinh tế
Trong giai đoạn thực hiện chiến lược kinh doanh vừa qua 2001- 2007, môi trường kinh tế đã có những tác động sâu sắc đến kết quả hoạt động sản xuất của Tổng công ty. Trong những năm tới đây, môi trừơng kinh tế sẽ có những diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
Trước hết phải nói đến cơ hội mà môi trường kinh tế mang lại cho Tổng công trong những năm tới. Điều này được thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng đều qua các năm, tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái tương đối ổn định. Cụ thể:
Việt Nam hoàn thành kế hoạch 5 năm 2001- 2005 với mức tăng trưởng bất ngờ năm 2005 là 8,43% đã giúp đạt được chỉ tiêu tăng trưởng đề ra giai đoạn này là 7,5%. Năm 2006 và 2007 tuy có giảm nhưng mức tăng trưởng của Việt Nam vẫn ở mức khá cao, trung bình vào khoảng 8,2- 8,48%. Các con số cụ thể như sau:
Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn 2001- 2007
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Mức tăng
trưởng(%)
6,9 7,1 7,24 7,8 8,43 8,2 8,48
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng qua các năm cùng với tỷ lệ đầu tư toàn xã hội cao đã làm cho nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng cũng tăng nhanh. Điều đó tạo ra những cơ hội mới cho Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam.
Môi trường kinh tế ngày càng phát triển cũng tạo ra những mối đe doạ đến Tổng công ty. Tỷ lệ thất nghiệp cao tạo ra sức ép về công ăn việc làm, buộc Tổng công ty phải linh hoạt, năng động hơn nữa nhằm
tạo công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập ổn định cho công nhân viên của Tổng công ty. Tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc người lao động cần có ý thức kỷ luật , trách nhiệm nghề nghiệp, không ngừng nâng cao học hỏi, nâng cao trình độ tay nghề để giữ vững và ổn định việc làm.
Tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái của đồng tiền Việt Nam được đánh giá là khá ổn định và phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Điều này cũng là một đặc điểm thuận lợi cho các hoạt động của Tổng công ty do môi trường kinh tế mang lại.
Hiện nay lãi suất cho vay của các Ngân hang rất cao, từ 16% đến 18% một năm. Cá biệt có ngân hang cho vay ngắn hạn đến 23,4% / năm, dài hạn đến 24,6%/năm. Nhiều Ngân hang cho biết lãi suất quá cao khiến các doanh nghiệp ngại đi vay để sản xuất kinh doanh.
Từ 12-4- 2008, Ngân hàng Á Châu (ACB) sẽ tăng lãi suất cho vay đối với sản phẩm "Đầu tư vàng tại ACB". Theo đó, cho vay bằng VND tăng 2,4%/năm, từ 12,6%/năm lên 15%/năm; cho vay bằng vàng tăng 2%/năm, từ 3%/năm lên 5%/năm. Lãi suất tiền gửi VND và tiền gửi bằng vàng của khách hàng tham gia sản phẩm "Đầu tư vàng tại ACB" không thay đổi.
Các doanh nghiệp đều lo khi lãi suất cho vay của ngân hàng đã bắt đầu nhích lên. Lãi suất tăng kéo theo chi phí đầu vào tăng, buộc mọi cá nhân, doanh nghiệp một lần nữa phải xem xét các phương án kinh doanh của mình...
1.2.Môi trường khoa học công nghệ
Đóng góp vào sự phát triển chung của toàn ngành lâm nghiệp. Trong những thập niên gần đây, sự phát triển và những đột phá trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật trên thế giới đã cho ra đời nhiều công nghệ
mới một cách nhanh chóng và liên tục. Theo đánh giá của các chuyên gia thì trong những năm sắp tới, tốc độ phát triển khoa học công nghệ ngày càng cao, có ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp nói chung và Tổng công ty Lâm nghiệp nói riêng.
Cụ thể khi khoa học công nghệ phát triển, các lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn đó là lĩnh vực chế biến đồ gỗ: theo nhu cầu ngày càng tăng thì việc chế tạo đồ gỗ, đặc biệt là đồ nội thất phải ngày càng hiện đại hơn. Mặt khác, một yêu cầu cấp bách hiện nay là phải có công nghệ cao để chế tạo các sản phẩm gỗ thông thường nhưng cũng phải phù hợp với thị hiếu hiện đại, và đặc biệt sử dụng công nghệ để tiết kiệm nguyên liệu gỗ.
1.3.Môi trường tự nhiên
Lâm nghiệp là ngành chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường tự nhiên. Có thể thấy rằng dưới tác động của con người, môi trường tự nhiên ngày càng có những diễn biến đa dạng, phức tạp. Các đặc điểm về thời tiết, khí hậu phức tạp của Việt Nam là trở ngại không nhỏ đối với ngành lâm nghiệp. Chính vì vậy trong những năm tới, Tổng công ty cần thấy rõ những tác động của môi trường tự nhiên để đưa ra những biện pháp phù hợp khắc phục những hạn chế, tận dụng những cơ hội mà tự nhiên mang lại. Đồng thời cần phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm lâm nghiệp, đồng thời cải tiến phương pháp hoạt động cho phù hợp với xu hướng và thị hiếu của khách hàng.