Thị trường của Vinafor

Một phần của tài liệu Thực trạng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam. Định hướng chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược giai đoạn 2008- 2015 (Trang 27 - 28)

. Ngoài thị trường rất lớn ở Việt Nam, Vinafor còn có thị trường đáng kể ở các nước trong khu vực và trên thế giới. Thị trường thì bao gồm cả thị trường đầu ra và thị trường đầu vào. Thị trường đầu vào lien quan đến việc thu hút vốn đầu tư vào trồng rừng và chế biến lâm sản, kèm theo đó là tri thức, là khoa học và công nghệ, kinh nghiệp quản lý, giống mới…

Còn thị trường đầu ra là thị trường t iêu thụ lâm sản, các mặt hàng từ lâm sản trong đó đặc biệt là thị trường gỗ.

Thị trường truyền thống của Vinafor là cả thị trường trong nước và nước ngoài, thị trường trong nước được mở rộng trong cả nước từ miền bắc vào miền nam. Thị trường nước ngoài bao gồm các nước trong khu vực Đông Nam Á như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản…khu v ực Đông Âu như Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Đức, Mỹ…

Đặc biệt Mỹ là thị trường tiễu thu gỗ chủ yếu của Việt Nam hiện nay. Mỹ là thị trường tiêu thụ mạnh đồ gỗ. Hàng năm, người tiêu dùng Mỹ tiêu thụ khoảng 75 tỷ USD cho đồ gỗ. Nếu như năm 2002, Việt Nam xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ chỉ đạt 44,7 triệu USD thì đến năm 2007, con số này đã lên đến 1,1 tỷ USD, tức là tăng gấp 27 lần sau 6 năm

Một trong những điểm khó cho ngành chế biến và sản xuất gỗ tại Việt Nam hiện nay là không đủ nguyên liệu. Gỗ nội địa chỉ thỏa mãn được 20% nhu cầu, phần còn lại phải nhập khẩu, và vì thế các doanh nghiệp trong ngành này tại Việt Nam phải lệ thuộc vào thị trường gỗ thế giới cũng như tình trạng giao động của thị trường này.

Một phần của tài liệu Thực trạng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam. Định hướng chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược giai đoạn 2008- 2015 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w