Xác định giá phí sản phẩm sản xuất

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam (Trang 26 - 28)

Giá phí sản phẩm sản xuất (hay giá thành sản phẩm sản xuất) có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá và báo cáo hàng tồn kho cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Giá phí sản phẩm sản xuất cũng đóng vai trò to lớn đối với việc ra các quyết định chiến lược cũng như các quyết định kinh doanh hàng ngày của các nhà quản lý. Để xác định giá phí cho sản phẩm sản xuất, kế toán cần đo lường chi phí, sau đó phân chia chi phí cho từng đơn vị sản phẩm sản xuất. Có nhiều phương pháp để đo lường chi phí cũng như phân chia chi phí cho từng đơn vị sản phẩm sản xuất. Kế toán quản trị chi phí truyền thống có ba phương pháp để đo lường chi phí cho sản phẩm sản xuất là phương pháp chi phí thực tế, phương pháp chi phí thông thường và phương pháp chi phí tiêu chuẩn với các cách tính chi phí trực tiếp và chi phí toàn bộ. Để phân chia chi phí cho từng đơn vị sản phẩm sản xuất, kế toán có hai phương pháp là phương pháp xác định chi phí theo công việc và phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, môi trường sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng thay đổi. Để phù hợp với môi trường sản

xuất kinh doanh mới, kế toán quản trị chi phí hiện đại phát triển thêm các phương pháp đo lường chi phí cho sản phẩm sản xuất là phương pháp xác định chi phí theo hoạt động và các phương pháp xác định chi phí theo chu kỳ sống của sản phẩm. Việc lựa chọn áp dụng phương pháp nào là tuỳ thuộc vào đặc điểm quá trình sản xuất kinh doanh, năng lực của doanh nghiệp cũng như mục tiêu của hệ thống kế toán quản trị chi phí, vì vậy giá phí sản phẩm sản xuất vừa là cơ sở cho các quyết định quản lý, vừa là sản phẩm của các quyết định quản lý [32,135].

1.3.3.1. Xác định giá phí sản phẩm sản xuất theo mô hình kế toán quản trị chi phí truyền thống

Xác định giá phí sản phẩm sản xuất theo phương pháp chi phí thực tế, phương pháp chi phí thông thường và phương pháp chi phí tiêu chuẩn

Theo phương pháp chi phí thực tế, chi phí của sản phẩm sản xuất được tính toán trên cơ sở các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.

Với phương pháp này, tất cả chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung khi phát sinh đều được phản ánh vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Đo lường chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp không phải là một vấn đề khó khăn, nhưng đo lường chi phí sản xuất chung thì tương đối phức tạp. Doanh nghiệp thường không biết mức chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh cho đến khi sản phẩm được sản xuất xong hoặc thậm chí đã tiêu thụ. Tổng chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong một kỳ chỉ biết được khi doanh nghiệp nhận được các chứng từ chi phí (hoá đơn điện, nước...) của kỳ đó. Do thông tin về giá phí sản phẩm sản xuất là rất quan trọng đối với việc ra quyết định quản lý và đòi hỏi có tính kịp thời mà phương pháp xác định chi phí thực tế không đáp ứng được nên các doanh nghiệp có thể tiến hành ước tính chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm sản xuất bằng việc áp dụng phương pháp chi phí thông thường.

Theo phương pháp chi phí thông thường, chi phí của sản phẩm sản xuất được tính toán bằng cách cộng các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân

công trực tiếp thực tế và chi phí sản xuất chung ước tính phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm (sơ đồ 1.3).

Sơ đồ 1.3 Phương pháp chi phí thông thường

Như vậy, phương pháp chi phí thông thường và phương pháp chi phí thực tế chỉ khác nhau ở phần chi phí sản xuất chung. Trong phương pháp chi phí thông thường, chi phí sản xuất chung được ước tính cho các sản phẩm sản xuất bằng việc áp dụng một tỷ lệ xác định trước.

Tỷ lệ chi phí sản xuất chung xác định trước được thiết lập trên cơ sở các hoạt

động sản xuất hoặc chi phí của hoạt động sản xuất, thí dụ như số giờ lao động trực tiếp, số giờ máy hoạt động, chi phí nhân công trực tiếp… Tiêu thức được lựa chọn để tính toán tỷ lệ chi phí sản xuất chung xác định trước cần có mối liên hệ rõ ràng với chi phí sản xuất chung. Quá trình tính toán tỷ lệ chi phí sản xuất chung xác định trước như sau:

Đầu năm tài chính, doanh nghiệp tiến hành ước tính tổng chi phí sản xuất chung sẽ phát sinh trong năm và ước tính mức độ phát sinh của tiêu thức sẽ sử dụng để tính toán tỷ lệ chi phí sản xuất chung xác định trước (gọi là tiêu thức phân bổ). Tỷ lệ chi phí sản xuất chung xác định trước được tính theo công thức 1.6.

Tỷ lệ % chi phí sản xuất chung xác định trước =

Tổng chi phí sản xuất chung ước tính

x 100 (1.6) Tổng tiêu thức phân bổ ước tính

Trong kỳ, khi tiến hành sản xuất sản phẩm, kế toán sẽ tiến hành xác định mức độ thực tế của tiêu thức phân bổ và tính chi phí sản xuất chung phân bổ cho các sản phẩm sản xuất trong kỳ theo công thức 1.7.

CP NGUYÊN V T LI U TR C Ậ Ệ ỰTI P Ế TH C TỰ

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam (Trang 26 - 28)