V. Tăng cường các biện pháp quản lý thương hiệu
5.1. Đăng ký bảo hộ thương hiệu
Việc đăng ký, bảo vệ và sử dụng thương hiệu trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam được quy định trong nhiều bộ luật: Nghị Định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 của Chính phủ bổ xung một số điều của nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996, Nghị định số 54/2003/NĐ-CP ngày 07/06/2003 của Chính phủ, Thông tư 3055-TT/SHCN của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thi hành nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996. Ngoài ra, Việt Nam còn là thành viên của Công ước Paris, Hiệp định Madrid, do vậy các doanh nghiệp Việt Nam cung có thể đăng ký và sử dung thương hiệu ở những nước thanh viên của công ước và thoả ước này. Công ty có thể đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hoá trên phạm vi toàn quốc hoặc quốc tế tuỳ thuộc vào phạm vi kinh doanh. Theo đó, quy trình đăng ký được phân ra theo
Hình 5.1: Quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hoá theo thể thức quốc gia
Công ty cần biêt rằng để được bảo hộ thương hiệu trên thị trương nội địa thì chỉ cần đăng ký bảo hộ theo thể thức quôc gia. Nhưng để một thương hiệu đươc chấp nhận ở nước ngoài, theo quy định của hầu hết các nước, thương hiệu phải đươc đăng ký bảo hộ tại Việt Nam và tiến hành các thủ tục đăng ký thương hiệu theo quy định về đăng ký thương hiệu của các nước này hoặc theo quy định của các hiệp ước hoăc thoả ước quốc tế mà Việt Nam và nước mà chủ sở hữu muốn đăng ký bảo hộ thương hiệu là thành viên tham gia hoặc theo quy định trong hiệp định song phương liên quan đén bảo hộ sơ hữu trí tuệ. Nếu công ty đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hoá theo thể chế quốc gia sẽ không được bảo hộ ở nước ngoài nhưng có nhiều thoả thuận ở khu vực và quốc tế
Đơn nhãn hiệu
Xét nghiệm hình thức
Công bố Xét nghiệm nội dung
Lệ phí Cấp giấy chứng nhận
đăng ký
Thông báo từ chối cấp bằng
Thông báo từ chối chấp nhận đơn
Dấu hiệu Tiêu chuẩn đáp ứng bảo hộ Đơn hợp lệ Đơn không hợp lệ Dấu hiệu không hợp lệ
khác nhau có thể cho phép thương hiệu hàng hoá của công ty được bảo hộ ở nước ngoài, thông qua viêc nộp đơn độc lập ở mỗi nước nơi công ty dự định sử dụng thương hiệu đó trên thị trường.
Hình 5.1: Quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hoá theo thể thức quốc tế của thoả ước Madrid